Vì sao hoc sinh ít thi vào khối c

Phóng to

Đại diện các trường ĐH, CĐ phía Nam nhận hồ sơ đăng ký dự thi từ các Sở GD-ĐT sáng 7-5 tại TP.HCM -Ảnh: NHƯ HÙNG

Đầu ra khó khăn

Nhiều người bảo thí sinh thực dụng khi theo các nhóm ngành khối A, B mà không theo các nhóm ngành xã hội khối C. Riêng tôi lại nghĩ rằng đây là quyết định khá chính xác, ai cũng nói về mức độ quan trọng của khối C, về những ước mơ, tôi cũng đồng ý. Nhưng lựa chọn giữa ước mơ và cuộc sống thì bạn sẽ chọn vế nào? Đầu ra khó khăn, mức lương và chế độ đãi ngộ không ổn định chính là vật cản lớn nhất ngăn cản các bạn thí sinh đăng ký vào nhóm ngành này. Và cách vực dậy nhóm ngành này cũng chính là việc khắc phục những trở ngại đó.

Ít nhu cầu

Khi cầu xã hội không có nhiều thì cung tất yếu phải giảm. Để tăng cung thì phải tăng việc làm, tăng thu nhập cho người học chuyên ngành khoa học xã hội. Bản thân tôi học xã hội học, tốt nghiệp từ năm 2006 đến giờ này vẫn còn lao đao tìm việc.

Khó tìm việc

Không thể không thừa nhận rằng nếu sinh viên tài giỏi thì việc theo học đúng sở thích sẽ có sức bật rất lớn và thành công hơn. Nhưng thực tế chuyện xin việc làm đối với những người học ngành khoa học xã hội là vô cùng khó khăn. Có thể nhiều người cho rằng cần phải có ước mơ, hoài bão nhưng cũng không ít người hằng ngày phải nghĩ làm sao kiếm được việc làm, kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình.

Không hấp dẫn

Khối C thưa vắng thí sinh, theo tôi, không hẳn là do việc đào tạo các ngành nghề khoa học xã hội yếu kém mà còn có thể do phải thi ba môn văn, sử, địa. Trong khi đó, khi có một ngành tuyển cả hai khối C và D, nhiều thí sinh sẽ ưu tiên chọn khối D vì khối thi này có các môn toán, văn và tiếng Anh được các trường THPT dạy kỹ và cũng không phải học bài nhiều như các môn khối C. Nếu thật sự “nóng” và có chỗ đứng, thí sinh sẽ tự đăng ký thi.

Xin đừng phê phán!

Bản thân tôi trước đây cũng học khối C. Tuy nhiên, bây giờ các ngành khoa học xã hội được đào tạo tại chức, từ xa tràn lan. Sinh viên chính quy ra trường không có việc làm, thử hỏi ai dám đầu tư cho con học khối C. Giới trẻ bây giờ quay lưng với khối khoa học xã hội để tìm một nghề nào đó kiếm nhiều tiền và nhanh chóng cũng là chuyện dễ hiểu. Xin đừng phê phán, hãy nhìn lại chất lượng đào tạo cũng như thực trạng các sinh viên ngành khoa học xã hội ra trường xin việc như thế nào.

Tôi chọn nhầm đường

Tôi đã từng thi khối C [do cấp III học ban C] vào một trường ĐH chính quy có tiếng tăm tại TP.HCM. Một số thầy cô của trường đã nói thật với chúng tôi rằng: các em học ngành này chỉ có thể đi dạy, viết văn, viết sách, báo... nhưng có mấy ai giàu có bằng những việc này đâu. Tôi tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại khá. Sau hai năm làm đủ việc, cuối cùng tôi được nhận vào làm trong một cơ quan nhà nước của tỉnh với mức lương khởi điểm 530.000 đồng/tháng.

Đến nay đã bảy năm công tác, mức lương của tôi chỉ vỏn vẹn 1.949.000 đồng/tháng. Đồng lương ấy chỉ nuôi nổi một mình tôi nếu tính toán thật kỹ và ít đi đám tiệc, nhưng lo cho con cái nữa thì tôi không đủ sức. Ba mẹ còn phải chu cấp thêm khi thấy vợ chồng tôi quá khó khăn. Tôi cảm thấy rất xấu hổ và mặc cảm với người thân, bạn bè, nhất là hàng xóm láng giềng. Mỗi lần ngẫm nghĩ tôi cứ cảm thấy ghét ban C, ghét chương trình phân ban thí điểm, học ban C thì phải thi vào khối C và ghét bản thân mình đã chọn nhầm đường.

* PGS Văn Như Cương [hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội]:

Sự sụt giảm này là tất nhiên bởi đầu ra của nhóm ngành xã hội thấp, cách dạy, sách giáo khoa, chương trình của chúng ta lặp đi lặp lại, ít đổi mới làm giảm đi sự hứng thú trong học tập của học sinh. Nếu không có gì thay đổi, sự sụt giảm này sẽ còn tiếp tục. Đó là điều hết sức đáng ngại.

Việc tập trung vào phát triển kinh tế, sáng tạo các công cụ kỹ thuật phục vụ đời sống, sản xuất là cần thiết nhưng nếu một xã hội mà không chú trọng khoa học xã hội nhân văn, con người sẽ phát triển thế nào?

* PGS.TS Phạm Văn Chín [phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội]:

Tỉ lệ hồ sơ đăng ký dự thi khối C giảm liên quan đến thực tế sử dụng, đãi ngộ lao động cũng như chính sách tuyển sinh hiện nay của các trường. Số trường, ngành tuyển sinh khối C đang có xu hướng giảm dần do thấy khó tuyển, nhiều trường mở rộng thêm khối thi hoặc thay bằng khối D.

Chúng ta không thể trách thí sinh là tại sao chỉ đổ xô vào các khối khác mà ghẻ lạnh với khối C khi chỉ tiêu khối C ít, các ngành học không mang lại lợi ích thiết thực với đời sống cá nhân họ như xin việc khó, lương thấp...

S.V. [phuonghoanglua220@...]

Tổ hợp xét tuyển khối C đang giảm sức hút đối với thí sinh ở các thành phố lớn trong những năm gần đây.

Không có thí sinh đăng ký

Theo ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM, năm nay trường có tất cả 273 học sinh [HS] chọn bài thi khoa học tự nhiên [KHTN], 200 HS chọn khoa học xã hội [KHXH] khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, đến khi xét tuyển ĐH thì các em chọn bài thi KHXH chỉ chọn khối D mà không có bất kỳ em nào theo khối C. Tình hình này diễn ra trong các năm gần đây. Theo ông Phú, xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài.

Môn văn nhiều năm nay rất nhiều thầy cô dạy theo văn mẫu. Chương trình học cũng theo một khuôn, không cho HS phát huy sức tưởng tượng, sự sáng tạo, quan điểm riêng... Môn sử, địa thì cũng đang học để thi là chính. HS dần mất hứng thú nên chỉ học để đối phó và không lựa chọn để xét tuyển ĐH

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM

Ông Nguyễn Vân Yên, Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM, cũng cho biết năm nay có đến 11/25 lớp 12 trong trường chọn bài thi KHXH dự thi tốt nghiệp. Khi xét tuyển các ngành ở trường ĐH, rất hiếm thí sinh chọn khối C.

Có tất cả 387 HS Trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM, chọn bài thi KHXH, 482 HS chọn bài thi KHTN. Tuy nhiên, theo bà Trương Thị Kim Anh, cán bộ phụ trách tuyển sinh nhà trường, rất hiếm HS chọn xét tuyển khối C vào các trường ĐH. Những năm gần đây, gần như không có HS nào lựa chọn khối C.

Tại các trường ĐH, thí sinh xét tuyển khối C đa số là ở các tỉnh. Thí sinh đến từ các thành phố lớn chủ yếu xét tuyển khối D.

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ thông tin, trường xét tuyển 2 khối chính là C và D. Nhưng số lượng sinh viên vào học sau khi xét tuyển bằng khối D gấp đôi khối C.

“Thống kê số lượng thí sinh xét tuyển khối C trong 2 năm gần đây không chênh lệch nhiều. Năm 2018, có 10.675; năm 2019 có 10.601 thí sinh xét tuyển bằng khối C vào trường. Tuy nhiên, so với thí sinh khối D thì số lượng thí sinh khối C chỉ bằng một nửa. Thí sinh xét tuyển khối C đa số đến từ các tỉnh. Các trường ĐH mở ra nhiều tổ hợp cũng khiến thí sinh từ tổ hợp truyền thống C00 chuyển sang. Chẳng hạn, môn văn hiện nay có trong rất nhiều tổ hợp. Môn sử có trong tổ hợp D14 [văn - sử - tiếng Anh], môn địa có trong tổ hợp D15 [văn - địa - tiếng Anh]”, tiến sĩ Hạ cho biết.

Các trường THPT tư thục ở TP.HCM có nhiều HS từ các tỉnh về học nội trú nhưng số lượng HS xét tuyển khối C cũng rất ít. Cụ thể, tại Trường THPT Nhân Việt, Q.Tân Phú, TP.HCM, HS chọn tất cả 1.113 nguyện vọng xét tuyển nhưng trong đó chỉ có 99 nguyện vọng xét bằng khối C, chiếm tỷ lệ 8,9%.

Khối giáo dục thường xuyên cũng rất hiếm thí sinh chọn xét tuyển khối C. Theo ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, Q.5, TP.HCM, năm nay có gần 250 HS lớp 12 đang học tại trường. Tuy nhiên, vì đã định hướng từ trước nên những HS có học lực trung bình trở xuống đều đăng ký vào các trường CĐ, TCCN, học nghề. Còn khoảng 1/2 số HS chọn xét tuyển đa số vào các trường ngoài công lập. Thí sinh chủ yếu xét các khối A, A1, B00, D01.

Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT trong 3 năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối C để xét tuyển ĐH cũng đang có xu hướng giảm.

Học sinh không còn hứng thú với văn - sử - địa

Bà Lại Thị Thắm, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, giải thích thực tế này do cơ hội của thí sinh xét tuyển khối C ít hơn hẳn so với các khối khác. “Khi cơ hội lựa chọn ngành nghề không nhiều thì HS không chọn lựa là điều rất dễ hiểu”, bà Thắm nhận định.

Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng nếu xét ở góc độ hướng nghiệp, việc chọn lựa của các HS hiện nay là điều nên vui. HS khi lựa chọn khối C xét tuyển vào các ngành đòi hỏi yếu tố KHXH là đã xác định được mục tiêu và lĩnh vực yêu thích, phù hợp của mình. Các em sẽ theo đuổi con đường này lâu dài hơn là chọn lựa khối thi, ngành học mà không hiểu nhiều.

Như nhóm ngành sư phạm tại trường, mấy năm nay gần như HS giỏi mới xác định theo đuổi. Tuyển sinh như vậy là đi theo xu hướng phân hóa người học vào ngành, trường phù hợp. Thực tế này cho thấy ở TP.HCM công tác hướng nghiệp tốt hơn, các em tiếp cận thông tin, ngành học kỹ hơn, biết rõ mình cần tố chất gì để học.

Ông Nguyễn Vân Yên, Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương, cũng cho rằng khối C hiện nay quá ít lựa chọn đăng ký ngành học nên trong khối KHXH, HS chọn khối D nhiều hơn. Ở các thành phố lớn, nếu học khối C thì không học nhiều ngoại ngữ nên HS không lựa chọn.

Ngoài những lý do trên, ông Huỳnh Thanh Phú còn cho rằng do HS ít hứng thú với những môn học này trong trường THPT. “Môn văn nhiều năm nay rất nhiều thầy cô dạy theo văn mẫu. Chương trình học cũng theo một khuôn, không cho HS phát huy sức tưởng tượng, sự sáng tạo, quan điểm riêng... Môn sử, địa thì cũng đang học để thi là chính. HS dần mất hứng thú nên chỉ học để đối phó và không lựa chọn để xét tuyển ĐH”, ông Phú giải thích.

Dưới góc nhìn từ phía trường ĐH, tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐHQG TP.HCM], cho rằng ít thí sinh xét tuyển khối C không chỉ có lý do là ít ngành nghề mà còn vì ở THPT, thầy cô có tạo được sự hứng thú cho HS theo đuổi các môn học KHXH hay không.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề