Vì sao mặt bàn đá bếp dễ bị nứt

[ 16-06-2022 - 11:52 PM ] - Lượt xem: 81

Hướng dẫn toàn bộ cách xử lý đá hoa cương bị nứt đơn giản, dễ thực hiện nhất dành cho những ai đang muốn tham khảo.

Cách xử lý đá hoa cương bị nứt đơn giản, ngăn chặn vết nứt loang dài và không gây nguy hiểm khi sử dụng mà bạn nên tham khảo qua trước khi thực hiện sẽ được Đá Hoa Cương Tấn Trung hướng dẫn trong bài viết sau. Xem ngay bạn nhé.

Trong quá trình sử dụng, đôi lần bạn sẽ bắt gặp tình trạng đá hoa cương bị nứt làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và gây mất an toàn khi sử dụng. Các vết nứt không được xử lý đúng cách sẽ càng lan rộng và gây ra nhiều ảnh hưởng hơn, nếu nghiêm trọng có thể làm hư hại và bạn phải thi công ốp lát lại.

Nếu bạn không biết các bước thực hiện sao cho đúng, mang đến hiệu quả thì hãy tham khảo ngay cách xử lý đá hoa cương bị nứt nhanh chóng được Đá Hoa Cương Tấn Trung chia sẻ trong nội dung sau.

Nguyên nhân đá hoa cương bị nứt

Đá hoa cương được hình thành trong tự nhiên sau thời gian dài nên có độ bền và rất chắc chắn. Do đó, nếu chỉ bị ảnh hưởng các tác nhân từ môi trường thì rất khó xảy ra tình trạng nứt vỡ. Vậy vì sao đá hoa cương lại bị nứt?

Các nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này có thể là:

+ Bị nứt do ngoại lực: đá sẽ bị nứt nếu gánh chịu trọng lượng hoặc chịu áp lực từ vật nặng, lực va đập;

+ Bị nứt do nhiệt độ: tình trạng này thường xảy ra với các hạng mục ốp đá bàn bếp, là do sự sốc nhiệt đột ngột khi bạn vô tình đặt nồi chảo nóng lên trực tiếp bề mặt đá mà không dùng kèm tấm kê.

Cách xử lý đá hoa cương bị nứt

Để xử lý nhanh chóng tình trạng đá hoa cương bị nứt và trả lại vẻ đẹp như ban đầu thì bạn sẽ thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Các dụng cụ, vật dụng mà bạn cần chuẩn bị đầy đủ trước khi thực hiện dán keo bao gồm:

+ Keo dán epoxy đa năng;

+ Miếng bọt biển rửa bát;

+ Xăng thơm;

+ Giấy nhám;

+ Giấy chà sàn;

+ Cây gỗ để trộn keo;

+ Dao rọc giấy.

Bước 2: Làm sạch vết nứt

Bạn cần làm sạch những bụi bẩn còn bám lại tại vị trí bị nứt bằng cách dùng khăn ấm mềm lau sơ, tiếp đến sẽ dùng khăn sạch để lau lại lần nữa.

Bước 3: Pha keo epoxy 

Keo epoxy đa năng có thể sử dụng cho đá hoặc sành sứ nên bạn có thể lựa chọn để dán. Thông thường, loại keo này sẽ được đóng gói thành dạng tuýp keo A và keo B để người dùng có thể tự pha theo tỷ lệ nhất định, phù hợp với mục đích sử dụng.

Bạn sẽ pha keo theo tỷ lệ 1:1 với 2 tuýp keo A và B với lượng ước tính vừa đủ để dán, nếu pha nhiều thì không thể tái sử dụng cho lần sau. Khi tiến hành trộn, bạn nên có dụng cụ để khuấy, không sử dụng tay trần vì keo có thành phần gây bỏng da.

Bước 4: Dán keo lên vết nứt

Sau khi pha và khuấy đều tạo thành hỗn hợp thì bạn sẽ đổ phần keo này dọc theo vị trí bị nứt, nên đổ từ từ để keo kịp thấm vào bên trong và kết dính, mang đến hiệu quả cao hơn. Để tránh keo bị chảy ra phía ngoài bạn có thể dùng băng keo dán xung quanh vết nứt trước khi đổ. 

Bước 5: Vệ sinh vị trí dán

Tiếp theo chờ một khoảng thời gian cho keo dần khô lại. Nếu có dùng băng keo dán xung quanh thì nên bóc keo ra. Sau đó, bạn có thể dùng dao rọc giấy để cạo phần keo dư thừa trên bề mặt đá khi dán, nên nhẹ tay và cẩn thận tránh làm trầy bề mặt.

Bước 6: Mài bóng

Cuối cùng bạn sẽ dùng giấy nhám để làm phẳng vị trí dán keo, nếu là trên sàn nhà thì hãy dùng các loại máy móc chuyên dụng để làm bóng bề mặt đá, trả lại vẻ đẹp như ban đầu.

Một số lưu ý sử dụng đá hoa cương lâu bền

Nếu bạn chưa biết cách làm thế nào để duy trì vẻ đẹp cho công trình ốp lát đá hoa cương thì cần lưu ý một số điều sau đây:

+ Tránh dùng các chất tẩy rửa có tính axit cao như chanh, giấm ăn,... để vệ sinh bề mặt đá, nếu không sẽ làm đục màu, làm mất đi màu sắc của đá tự nhiên;

+ Không để trực tiếp những vật có tính axit lên trên mặt đá hoa cương để tránh tình trạng lớp bảo vệ được phủ trên bề mặt đá bị hư hại;

+ Không sử dụng dao, vật sắc nhọn cắt, cạo hoặc vẽ lên bề mặt đá;

+ Không chặt trực tiếp thức trên bề mặt đá, nếu thực hiện thường xuyên dễ gây ra tình trạng đá nứt vỡ;

+ Không để trực tiếp thực phẩm tươi sống lên bề mặt đá, các chất tiết ra từ các loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến kết cấu đá, tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn phát triển nếu không được vệ sinh sạch;

+ Nên vệ sinh các vết bẩn trên bề mặt đá sau khi sử dụng, đặc biệt là bàn bếp ốp đá hoa cương để tránh vết bẩn bám chặt, khó lau chùi;

+ Chỉ nên sử dụng những loại nước tẩy rửa làm sạch chuyên dùng cho đá hoa cương để lau dọn để không làm ảnh hưởng đến bề mặt đá.

Trên đây là cách xử lý đá hoa cương bị nứt hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà mà bạn có thể tham khảo qua. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng và bảo vệ công trình ốp lát đá granite tốt hơn. Nếu bạn thấy những thông tin mà Đá Hoa Cương Tấn Trung chia sẻ thật sự hữu ích thì hãy cùng chúng tôi lan rộng hơn để mọi người cùng nắm bắt bạn nhé.

Dưới đây là chia sẻ của chị Kim Ngân, Hà Đông, Hà Nội về sai lầm khi chọn đá bàn bếp:

Cách đây 5 năm, hai vợ chồng tôi mua căn chung cư hiện tại theo dạng bàn giao thô hoàn toàn, nền bê tông, chưa trát tường. Vì vậy, khi nhận nhà xong tôi phải tốn khá nhiều thời gian để hoàn thành.

Tôi đặc biệt chú ý đến khu bếp nên nói với chồng sẽ tự lo việc chọn đá ốp, đá bàn bếp, muốn nơi đây sáng loáng. Khi ra cửa hàng vật liệu, tôi thấy một mẫu đá màu trắng, nhìn rất sang và bắt mắt. Người bán hàng cũng nói đây là loại đá đang được ưa chuộng, tuy giá thành hơi cao, gần gấp ba so với các loại đá thông thường. Vì quá thích nên tôi không ngần ngại bỏ ra gần 9 triệu đồng cho 3 m2 khu bếp với suy nghĩ giá thành cao đi kèm với chất lượng tốt.

Đá bàn bếp nứt vỡ chỉ sau vài tháng sử dụng. Ảnh: Kim Ngân.

Thế nhưng chỉ dùng được vài tháng, đá bàn bếp đã bị nứt, nhìn rất xấu. Tôi nghĩ chắc do mình nấu nhiệt độ cao quá nên ảnh hưởng đến đá. Thế nhưng sau này, một người bạn làm bên xây dựng cho biết loại đá tôi mua không hợp để làm bàn bếp, chỉ để trang trí ốp tường vì nó không có khả năng chịu nhiệt cao, dễ bị nứt vỡ khi bị tác động mạnh như băm chặt...

Lúc này tôi mới biết mình mua nhầm loại đá, người bán hàng không hề tư vấn cho tôi loại này có thích hợp làm bàn bếp hay không... Hiện giờ đá nứt thêm vài chỗ nữa, trông thiếu thẩm mỹ nhưng tôi vẫn cố dùng. Tôi vẫn tự trách lúc đó sao không hỏi ý kiến của kiến trúc sư hay những người có kinh nghiệm về xây dựng, lại tin người bán hàng để xảy ra sự cố này.

Kiến trúc sư Hà Thành cho biết hiện nay thị trường có rất nhiều đá bàn bếp, nhưng tốt nhất chỉ nên chọn đá granite, vì đá không có thớ, kết cấu chắc nên khó bị nứt vỡ. Loại đá này cũng có khả năng chịu nhiệt cao hơn nhiều đá khác, thích hợp cho khu vực nấu nướng. Nhiều người bán hàng hiện nay không tư vấn cụ thể cho khách hàng, chỉ quan tâm tới doanh số. Vì thế, mọi người cần tìm hiểu kỹ trước khi mua để tránh những sự cố đáng tiếc như trên.

Kim Ngân

Video liên quan

Chủ Đề