Vì sao nhiều người thích đồ ngọt

Món ăn ngọt là một trong những món ăn yêu thích của mọi người. Trên thực tế có rất nhiều món ăn ngọt hấp dẫn từ hình thức đến ngon miệng khi dùng thử. Vì vậy món ngọt trở thành tín đồ của rất nhiều người, từ trẻ em, người lớn đến người cao tuổi. Thế nhưng ăn đồ ngọt bao nhiêu là đủ và nếu dùng quá nhiều đồ ngọt sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

BS.CKI. Nguyễn Bảo Xuân Thanh, Khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện Quốc tế City cho biết, nếu dùng đồ ngọt ở mức độ vừa phải và lượng đường dung nạp vào cơ thể ở mức cho phép thì rất có lợi cho sức khỏe. Ví dụ khi mình đói, mệt, việc uống một ly sữa, hoặc ăn đồ ngọt vào sẽ tạo năng lượng tích cực, giúp người dùng cảm thấy sảng khoái để làm việc. Nhưng việc dung nạp quá nhiều đường về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe toàn cơ thể. Việc ăn ngọt kích thích não bộ hoạt động làm cơ thể hưng phấn trong giai đoạn ngắn, nhưng về lâu dài nhu cầu dung nạp đường mỗi ngày sẽ càng tăng thêm [hay còn gọi là nhờn thuốc].

Theo khuyến cáo, mỗi người chỉ nên nạp 20gram đường/một ngày. Đường sau khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ được phân hủy và sản xuất năng lượng trong cơ thể. Để chuyển hóa hết lượng đường, cơ thể cần tiêu hao lượng vitamnin B rất lớn, việc này làm cho lượng vitamin B trong cơ thể bị thiếu hụt một cách trầm trọng dẫn đến viêm dây thần kinh, gây ra phù nề chân. Hơn nữa cơ thể con người sản xuất ra hormone gọi là insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Khi ăn quá nhiều đồ ngọt, tế bào trong cơ thể trở nên kháng insulin điều này đòi hỏi tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Theo thời gian tuyến tụy sẽ trở nên quá tải và không còn khả năng tiết đủ insulin dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bác sĩ Thanh cho biết thêm, việc dùng nhiều đường không tốt cho trẻ em. Cái hại trước mắt là làm trẻ sâu răng. Với người lớn dùng quá nhiều đồ ngọt sẽ dẫn đến thừa cân, lão hóa da hoặc có nguy cơ mắc các bệnh lý như: tiểu đường, tim mạch... đặc biệt là việc ăn ngọt có khả năng gây nghiện, do độ ngọt trong các thực phẩm như kem, bánh ngọt... có lượng đường gấp 3 lần so với bình thường.

Vì vậy, việc sử dụng đường cần phải vừa phải, đúng và đủ. Cân đối dinh dưỡng, thay các chất ngọt từ đường bằng các chất ngọt tự nhiên từ trái cây để giữ sức khỏe, phòng tránh được các bệnh do ăn quá nhiều đồ ngọt như bác sĩ Thanh chia sẻ ở trên.

Từ 02/05/2020 đến 30/05/2020, Bệnh viện Quốc tế City đang triển khai chương trình Miễn phí tiền khám Tiêu hóa với BS.CKI. Nguyễn Bảo Xuân Thanh - Khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện Quốc tế City. Thông tin chi tiết quý vị tham khảo thêm ngay dưới đây.

Khám miễn phí dạ dày - đại tràng với BS.CKI. Nguyễn Bảo Xuân Thanh – Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Quốc tế City.

- Thời gian nhận ưu đãi: 02/05/2020 - 30/05/2020.

- Đối tượng áp dụng Tặng 01 lần khám miễn phí khoa Tiêu hóa với BS.CKI.Nguyễn Bảo Xuân Thanh:

  1. Khách tham gia bình luận [comment], thích [like] hoặc chia sẻ [share] livestream tại link dưới đây:

//www.facebook.com/watch/live/?v=653242998860437&ref=external

  2. Khách gọi đến số 0987.853.793 để nhận mã quà tặng [code] thông qua tin nhắn điện thoại. Bệnh viện sẽ gửi tin nhắn mã quà tặng đến khách hàng và đặt lịch khám với BS. Xuân Thanh.

Lưu ý: Khách đến khám phải có  tin nhắn mã quà tặng mới được xem là hợp lệ.

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP.HCM. [Kế siêu thị Aeon Mall Bình Tân].

ĐT: [028] 6280 3333 [Hoặc 0987853793] để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: //www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity.

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..

Khi buồn nên làm gì? Câu trả lời phổ biến cho câu hỏi buồn thì nên làm gì có lẽ là “ăn đồ ngọt”. Mọi người thường nói ăn đồ ngọt giúp tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn.   

Không có gì lạ nếu bạn thèm ăn nhiều đồ ngọt như sô cô la khi bạn đang căng thẳng, buồn hoặc đối mặt với chứng trầm cảm. Cảm giác thèm ăn có thể là cách cơ thể cho bạn biết rằng nó không nhận được thứ gì đó cần, chẳng hạn như một loại vitamin hoặc khoáng chất cụ thể. Tuy nhiên nó cũng thường liên quan đến cảm xúc của bạn.  

Hãy cùng tìm hiểu thêm một chút về mối liên hệ giữa thức ăn và tâm trạng, điều này có thể giúp bạn kiểm soát cảm giác thèm ăn hơn là để chúng kiểm soát bạn. 

Cảm giác thèm ăn là gì?

Thèm ăn được định nghĩa là khao khát mãnh liệt đối với một loại thực phẩm cụ thể. Hầu hết mọi người trải qua cảm giác thèm ăn vào lúc này hay lúc khác và có nhiều yếu tố quyết định tần suất và cường độ của họ. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác thèm ăn cũng có thể do ký ức thúc đẩy chứ không phải do cơ thể. Ví dụ, nếu bạn ăn một món ăn nhẹ từ máy bán hàng tự động tại nơi làm việc vào cùng một thời điểm vào mỗi buổi chiều, mong muốn ăn vặt của bạn có thể phần lớn là do thói quen thay vì để thoả mãn cơn đói.

Thuyết Serotonin

Một giả thuyết về cảm giác thèm ăn liên quan đến serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh cần thiết để điều chỉnh tâm trạng. Các nhà nghiên cứu tin rằng sự mất cân bằng của serotonin trong não góp phần vào sự phát triển của bệnh trầm cảm.

Khi bạn thèm ăn, bạn thường bị thu hút bởi các loại thực phẩm khuyến khích sản xuất serotonin như socola và nhiều đồ ngọt khác. Theo một nghĩa nào đó, ăn nhiều đồ ngọt, giàu carbohydrate có thể là một cách tự chữa bệnh trầm cảm.

Đối phó với cơn thèm ăn

Mặc dù bạn có thể cảm thấy tốt hơn vào lúc này, nhưng việc ăn quá nhiều đồ ngọt để đối phó với căng thẳng sẽ gây ra những hậu quả lâu dài về thể chất như tăng cân. Theo thời gian, chế độ ăn nhiều đường có thể làm trầm trọng thêm các triêụ chứng trầm cảm.

Có một số cách bạn có thể học để đối phó không chỉ với cảm giác thèm ăn mà còn cả nguyên nhân gây ra chúng. Điều quan trọng là phải giải quyết điều gì thực sự khiến bạn tìm đến đồ ngọt khi đang buồn để bạn có thể chăm sóc tinh thần và thể chất tốt hơn.  

1. Thừa nhận hành vi

Tập nhận thức rõ hơn về các yếu tố kích thích cảm xúc của bạn khi ăn. Lần tới khi bạn chọn một món "đồ ăn thoải mái", hãy dừng lại và tự hỏi bản thân tại sao bạn lại tìm đến nó.

Cảm thấy buồn, lo lắng, hay cô đơn? Xác định cảm xúc của bạn, sau đó tạm dừng và suy nghĩ về hành động bạn thường làm [chẳng hạn như tìm kiếm một món quà ngọt ngào]. Hãy thử thay thế thức ăn thoải mái bằng một hoạt động thú vị, thoải mái khác chẳng hạn như đi dạo, tắm nước ấm hoặc đọc một cuốn sách hay. 

Đôi khi, bạn có thể nhận ra rằng bạn không đặc biệt khó chịu - mà chỉ là buồn chán. Bằng cách đó, nếu bạn muốn tìm kiếm thứ gì đó vì buồn chán, bạn sẽ ít có khả năng chọn ăn món ăn chứa chất béo và đường.

2. Vận động

Nếu bạn đang tìm kiếm các hoạt động mới để thay thế cho việc ăn vặt, bạn có thể thử tập thể dục. Hoạt động thể chất thường xuyên kích thích endorphin “cảm thấy dễ chịu hơn” , có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn. 

3. Nói chuyện với bác sĩ của bạn

Nếu bạn đã cố gắng tự giải quyết cơn thèm ăn của mình mà không thành công, bạn có thể muốn nói chuyện với bác sĩ. Đôi khi, thèm ăn một số loại thực phẩm có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Ví dụ, bạn có thể thèm ăn một số loại thực phẩm nếu bạn thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết.

Thuốc có thể kích thích sự thèm ăn hoặc gây ra các vấn đề về đường huyết, bao gồm các loại thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Các loại thuốc kê đơn và không kê đơn khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn. 

Nếu bạn thường xuyên thèm đường, hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng. Bạn có thể điều chỉnh liều hoặc chuyển sang một loại thuốc khác.

Khi buồn nên làm gì?

Thay vì ăn nhiều đồ ngọt, vậy khi buồn nên làm gì? Bạn có thể đi dạo đâu đó cho khoây khoả, đọc một cuốn sách hay cùng hoà mình vào thiên nhiên giúp bạn vơi bớt đi nỗi một chút.

Buồn thì nên làm gì? Tâm sự với người thân, bạn bè về nỗi buồn cũng là cách để xua tan nỗi buồn tan biến khi bạn nhận được lời động viên từ ai đó. Hãy giải tỏa tâm trạng cũng là cách để giúp bản thân vơi đi nỗi buồn.

Nguồn: Verywellmind

Nguồn ảnh: Tổng hợp Internet

Video liên quan

Chủ Đề