Vì sao sau khi trật tự I an ta tan rã Mĩ lại muốn duy trì một trật tự đơn cực

Vì sao sau khi trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ, Mỹ không thế thiết lập trật tự thế giới một cực?

A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố. 

B. Hệ thống thuộc địa kiểm mới của Mỹ bị sụp đổ. 

C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc. 

D. Bị Nhật Bản vượt qua trong lĩnh vực tài chính.

Các câu hỏi tương tự

Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới lại trong quá trình hình thành với sự vươn lên của các cường quốc như

A. Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc

B. Mĩ, Pháp, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Đức

C. Mĩ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Đức

D. Mĩ, Đức, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Trung Quốc

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc [1989] và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ [1991] chính sách đối ngoại của Mĩ là

A. Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo 

B. Từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố 

C. Tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới 

D. Ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc [1989] và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ [1991] chính sách đối ngoại của Mĩ là

A. Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo

B. Từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố

C. Tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

D. Ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

Sau khi Liên Xô tan rã, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, vai trò của Mĩ trên trường quốc tế như thế nào?

A. Mĩ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, nhằm thực hiện âm mưu bá chủ thế giới. 

B. Ảnh hưởng của Mĩ bị thu hẹp ở nhiều nơi. 

C. Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001. 

D. Mĩ thay đổi chính sách đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới.

Chiến tranh lạnh kết thúc cùng sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX, có tác động như thế nào đến các nước tư bản Tây Âu?

A. Các nước điều chỉnh chính sách đối ngoại. 

B. Vấn đề nước Đức được giải quyết. 

C. Tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để các nước hợp tác cùng phát triển 

D. Tạo ra xu thế toàn cầu hóa, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế các nước Tây Âu.

B. Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.


C. Sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.


A. Sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.

C. Sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.

D. Mĩ muốn thiết lập thế đơn cực.

Vì sao năm 1991 trật tự “hai cực” Ianta lại sụp đổ?

B. Liên Xô và Mĩ quá tốn kém trong việc chạy đua vũ trang.

Soạn bài online – Ôn thi lịch sử thế giới 

CHƯƠNG I: BỐI CẢNH QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2

Câu 1. Tại sao trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai mang tên "Trật tự hai cực Ianta" ? Phân tích hệ quả của những quyết định quan trọng tại Hội nghị cấp cao Ianta. 

1. Tại sao trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai mang tên “Trật tự hai cực Ianta” ? 

– Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và  cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh: 

+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít. 

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. 

+ Việc phân chia thành quả chiến thắng. 

– Từ ngày 4 đến ngày 11 – 2 – 1945, Mỹ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở Ianta [Liên Xô] để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới. 

– Thành phần tham dự : bao gồm nguyên thủ của ba quốc gia có vai trò quan trọng nhất trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, đó là Xtalin [Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô], Rudơven [Tổng thống Mĩ] và Sớcsin [Thủ tướng Anh]. 

b. Nội dung của hội nghị : 

– Xác định mục tiêu quan trọng là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. 

– Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới 

– Thỏa thuận việc đóng quân, giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á .

  + Ở châu Âu : Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu; Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Âu. 

  + Ở châu Á :  Vùng ảnh hưởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Xakhalin, 4 đảo thuộc quần đảo Curin; 

– Vùng ảnh hưởng của Mỹ và các nước tư bản phương Tây: Nhật Bản, Nam Triều Tiên; Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á … 

c. Ý nghĩa : Những quyết định của hội nghị Ianta về cơ bản đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Vì vậy, tên của Hội nghị còn được dùng để chỉ trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai – “Trật tự hai cực Ianta”. 

2. Phân tích hệ quả của những quyết định quan trọng tại Hội nghị cấp cao Ianta. 

-Việc giải quyết vấn đề các nước phát xít và khu vực phát xít chiếm đóng, thành lập tổ chức Liên hợp quốc và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước thắng trận tại Hội nghị Ianta đã tạo ra khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, hoàn toàn khác trước [không còn hoàn toàn bị chủ nghĩa đế quốc chi phối, mà đã có sự tham gia tích cực của các lực lượng dân chủ đứng đầu là Liên Xô và việc giải quyết các vấn đề an ninh thế giới dựa trên cơ chế an ninh tập thể thông qua Liên hợp quốc…].

– Khuôn khổ trật tự thế giới này chịu sự chi phối sâu sắc của hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. 

-Thế giới phân thành hai cực, hai phe : tư bản chủ nghĩaxã hội chủ nghĩa  -> hiện tượng đầu tiên trong Lịch sử thế giới. Quan hệ thù địch Mĩ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa… 

– Những biến đổi to lớn và sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô những năm 1989 – 1991 đã dẫn tới việc chấm dứt “Trật tự thế giới hai cực Ianta” và một trật tự thế giới mới đang hình thành. 

Vấn đề 1. Hãy nêu và nhận xét về mối quan hệ của các nước phương Đông [trước hết là châu Á] đối với Trật tự hai cực Ianta. 

Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu : ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mĩ – tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở châu Á : tình hình không hẳn như thế , nó đã bị “vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với sự đối đầu của hai phe : 

– Theo thoả thuận giữa Anh, Mĩ, Xô tại Ianta thì Trung Quốc sẽ là “khu đệm”, một chính phủ liên hiệp của Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch có sự tham gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được thành lập. 

– Cuộc đàm phán Quốc Cộng đã diễn ra và hai bên kí Hiệp định song thập [10 – 10 – 1945]. Nhưng chưa đầy một năm sau, tháng 7 – 1946 cuộc nội chiến lần thứ ba bùng nổ. 

-> Tình hình Trung Quốc đã không diễn ra như sự sắp đặt của 2 siêu cường. 

b] Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á : 

– Ba cường quốc cũng thoả thuận khu vực này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây -> vẫn chấp nhận nền thống trị thuộc địa của các nước thực dân phương Tây 

– Ngay sau khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, tuyên bố độc lập và lập nên những Nhà nước mới, tiêu biểu là Inđônêxia, Việt Nam, Lào  -> như một phản ứng dây chuyền, làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc đã lan nhanh sang Nam Á, Tây Á, tới châu Phi … 

– Sau đó các dân tộc Đông Nam Á đã kiên cường tiến hành các cuộc kháng chiến chống thực dân tái xâm lược -> các nước đế quốc phương Tây cuối cùng đã phải tuyên bố công nhận, trao trả độc lập cho các dân tộc. 

– Giữa những năm 50, các nước Đông Nam Á và Nam Á đã giành lại được độc lập chủ quyền dân tộc. 

* Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của Trật tự hai cực. 

* Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây – một cực trong Trật tự Ianta và thực tế đã là một nhân tố làm rạn nứt, xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta. 

* Nhưng mặt khác, cũng cần nhìn nhận một sự thật lịch sử đã diễn ra : trong bối cảnh thế giới hai cực, một số nước sau khi giành được độc lập bị cuốn hút theo cực này cực kia, phe này phe kia trong trật tự thế giới hai cực. Khu vực Đông Nam Á là một tiêu biểu. Thậm chí là chiến trường của Chiến tranh lạnh trong nhiều thập niên. 

Vấn đề 2. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai [1939 – 1945] như thế nào ? [Đề thi HSG Quốc gia – Bảng A, năm 1999] 

– Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai [Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ, đế quốc Mĩ đứng đầu thế giới tư bản…] 

– Nội dung trật tự hai cực Ianta : Theo nội dung Sách khoa khoa Lịch sử 12, Nâng cao, song chú ý nhấn mạnh : Đối đầu hai cực và Chiến tranh lạnh. 

– Trong khi làm bài, học sinh có thể dự báo về tình hình thế giới :

 + Mặc dù sự sụp đổ của Liên Xô và tan vỡ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Mĩ muốn vươn lên làm bá chủ toàn cầu -> thiết lập trật tự đơn cực, nhưng tình hình thế giới có thể là : Xu thế đa cực.

  + Hướng phát triển của thế giới về cơ bản không thể thay đổi, chủ nghĩa xã hội là lý tưởng cao đẹp mà loài người phải vươn tới, cho dù lâu dài, đấu tranh trường kì, gian khổ, nhưng nhất định thắng lợi.

Video liên quan

Chủ Đề