Vì sao trung quốc vẫn là nước đang phát triển

Trung Quốc rõ ràng không còn là một nước nghèo sau 4 thập kỷ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Theo dữ liệu chính thức từ WTO, nền kinh tế của nước này đã tăng trưởng trở lại trong quý II, thậm chí tăng 3,2% ngay cả khi nhiều nền kinh tế phát triển lớn “lao đao” dưới tác động của đại dịch COVID-19.

Các công ty Trung Quốc sẽ phải phát triển thêm công nghệ bản địa và xây dựng thương hiệu thông qua chất lượng và dịch vụ được cải thiện

Đầu năm nay, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã công bố số liệu cho thấy GDP bình quân đầu người hàng năm của quốc gia này đã lần đầu tiên vượt 10.000 USD, trong khi theo một số số liệu của các đơn vị độc lập khác cho thấy, số tỷ phú tại Trung Quốc nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.

Chính sự tăng trưởng kinh tế được xem là bền vững của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý từ các quốc gia khác đang tìm kiếm ý tưởng thúc đẩy sự phát triển của chính họ. Nhưng cũng chính điều này đã khiến Mỹ và một số nền kinh tế tiên tiến khác lập luận rằng Trung Quốc đã không còn được xem là một quốc gia “đang phát triển” để có thể được hưởng ưu đãi như một thị trường mới nổi theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới hay các hiệp định quốc tế khác.

Trung Quốc nhận thấy mình sẽ chỉ được rất ít lợi ích từ sự thay đổi này. Do đó, Bắc Kinh đã ra sức biện minh và đưa ra các chỉ số như tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ mù chữ ở người trưởng thành hay tuổi thọ trung bình của người dân vẫn còn thấp, để lập luận rằng quốc gia này vẫn nên được coi là một nền kinh tế đang phát triển vì mục đích thương mại và viện trợ.

Thật vậy, Trung Quốc cũng kém các nước phát triển về các chỉ số như thu nhập bình quân đầu người hay sự ổn định của các thể chế. Tuy nhiên, những thách thức chính mà Trung Quốc phải đối mặt không giống với những nước đang phát triển khác như Myanmar và Lào hiện phải đối mặt. Thay vào đó, nền kinh tế Trung Quốc mang nhiều đặc điểm giống với những "nền kinh tế đầy khát vọng" như Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ hơn!

Trung Quốc chắc chắn đã đi được một chặng đường dài từ đầu những năm 1970 khi thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 120 USD/ năm. Nền kinh tế Trung Quốc chỉ bắt đầu ghi nhận những bước tăng trưởng khiêm tốn khi các cải cách kinh tế cho phép kinh tế tư nhân hoạt động vào năm 1979. Đến năm 1997, Ngân hàng Thế giới chính thức công nhận Trung Quốc là nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp. Năm 2010, ngân hàng này đã nâng cấp Trung Quốc lên thành quốc gia có mức thu nhập bình quân của người dân trên mức trung bình.

Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc không gây ra được nhiều ấn tượng, vì Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nền kinh tế châu Á khác trước đó đã có mức tăng trưởng dài hạn tương đối mạnh mẽ. Nhưng trong trường hợp của Trung Quốc, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội lại đặc biệt ổn định trong hơn bốn thập kỷ với rất ít những cú vấp.

Trung Quốc ngày nay đã tập trung mạnh mẽ vào việc nâng cao chuỗi giá trị và nỗ lực vươn mình để trở thành nhà lãnh đạo công nghệ thế giới. Không giống như ở một số nước phương Tây, các tổ chức có liên quan đến nhà nước ở Trung Quốc đang thực hiện phần lớn công việc tiếp thu và cải tiến công nghệ nước ngoài để giúp nâng cao năng lực của ngành công nghiệp Trung Quốc. Do Trung Quốc vẫn đang bắt kịp trong nhiều lĩnh vực về công nghệ và năng suất, nên Trung Quốc có thể tiếp tục trong một số năm để tiếp thu và cải tiến các thiết kế sản phẩm công nghệ sẵn có.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc bắt đầu đạt đến mức bẫy thu nhập trung bình từ 12.000 đến 15.000 USD trong thập kỷ tới, những cải tiến công nghệ nói trên sẽ tạo ra ít giá trị hơn. Các công ty Trung Quốc sẽ phải phát triển thêm công nghệ bản địa, cũng như xây dựng thương hiệu thông qua chất lượng và dịch vụ được cải thiện. Mặc dù Chính phủ có thể đưa ra các gói hỗ trợ hay các chính sách thuận lợi, nhưng về bản chất các doanh nghiệp phải tự nỗ lực để khẳng định mình nếu không muốn bị nhấn chìm trong biển lớn.

Trung Quốc tập trung mạnh mẽ vào việc nâng cao chuỗi giá trị. Ảnh: Một nhà máy dệt ở Thanh Đảo, tháng 10 năm 2019

Có một thực tế rằng các nền kinh tế đang phát triển sẽ không có khả năng sáng tạo ra những sản phẩm khác biệt, có giá trị gia tăng cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc các nền kinh tế này sẽ khó vươn lên hàng ngũ các nền kinh tế phát triển và trên thực tế Trung Quốc hiện đang đối mặt với vấn đề này.

Tuy nhiên, Trung Quốc hoàn toàn có thể tự rút ra bài học từ những tấm gương của các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc thúc đẩy công nghệ, xây dựng thương hiệu bản địa, cũng như học tập kinh nghiệm của những quốc gia khác đã thất bại trong nỗ lực tự khẳng định mình.

Trung Quốc không còn là một nền kinh tế mới nổi và cũng không còn là một nền kinh tế đang phát triển trong gần một thập kỷ qua. Có thể Đại diện Thương mại Mỹ đã hành động vội vàng khi tuyên bố rằng Washington sẽ bắt đầu coi Trung Quốc là một quốc gia phát triển vì mục đích thương mại vào tháng Hai năm ngoái, các cơ quan đa phương nên có cái nhìn mới mẻ về những quốc gia đang “lửng lơ” giữa hai trạng thái kinh tế như vậy!

Trong khi Trung Quốc đánh giá cao vị thế là một nền kinh tế đang phát triển về các đặc quyền và nghĩa vụ thương mại theo các quy định của hiệp định về biến đổi khí hậu, thì ở khía cạnh nào đó Bắc Kinh nên đánh giá cao việc được công nhận là "phát triển" sẽ đồng nghĩa với việc nhận được những lợi ích riêng khác.

Việc Trung Quốc đã kiểm soát được đại dịch COVID-19 trong phạm vi biên giới của mình, xây dựng các bệnh viện mới chỉ trong vài ngày hay phát triển các phương pháp thử nghiệm mới…. đã cho Bắc Kinh cơ hội thể hiện vai trò lãnh đạo và xây dựng ảnh hưởng của mình. Một Trung Quốc phát triển, đồng thời thực hiện vai trò lãnh đạo có trách nhiệm là rất quan trọng đối với sự ổn định của châu Á cũng như trong những nỗ lực chống đói nghèo trên thế giới.

Đánh giá của bạn:

Thực chất bất bình đẳng ở Trung Quốc thế nào?

Nguồn hình ảnh, AFP Contributor/Getty Images

Ông Đặng Tiểu Bình được cho là kiến trúc sư tài ba của công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc vào thập niên 80 của thế kỷ trước, góp phần đưa nền kinh tế Trung Quốc phát triển thần kỳ trong 40 năm qua.

Nhưng đằng sau những tấm huy chương luôn có mảng tối. Ông Đặng Tiểu Bình trong chuyến thị sát miền Nam năm 1992 từng nói:

"Một vài khu vực, một bộ phận người có thể được giàu trước, sau đó dẫn dắt và giúp đỡ những khu vực khác, những người khác từng bước cùng đạt tới giàu có sung túc."

Bất bình đẳng trong thu nhập

Hệ luỵ của tư duy phát triển kinh tế của ông Đặng Tiểu Bình hay được trích dẫn bởi câu nói trên được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng trong xã hội Trung Quốc ngày nay.

Quảng cáo

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 18,3% sau Covid

Những khó khăn kinh tế của Trung Quốc tồi tệ đến mức nào?

TQ trở thành một 'phép màu kinh tế' thế giới ra sao?

Trung Quốc có thật giúp được 100 triệu người thoát nghèo?

Trung Quốc diện tích lãnh thổ rộng lớn, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa các vùng khác biệt rõ rệt, dẫn đến cơ hội phát triển kinh tế không đồng đều, phân bổ dịch vụ công và phúc lợi xã hội giữa các địa phương có sự chênh lệch lớn.

Khu vực duyên hải đông nam Trung Quốc phát triển ưu việt hơn các các địa phương khác sâu trong lục địa một phần do điều kiện địa lý thuận lợi trong giao thương quốc tế, mặt khác do nhiều yếu tố lịch sử đã có nền tảng kinh tế xã hội phát triển vượt trội.

Đặc biệt, vào thập niên 80 của thế kỷ 20, chính phủ Trung Quốc thiết lập 4 đặc khu kinh tế ở hai tỉnh duyên hải là Quảng Đông và Phúc Kiến khiến cho khu vực này càng trở thành vùng trũng phát triển. Trong khoảng thời gian từ năm 1999-2005, khu vực duyên hải không chỉ thu hút lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà đầu tư của chính phủ Trung Quốc cho khu vực này cũng cao nhất trong cả nước [khu vực duyên hải: 53%; miền trung: 25%; miền tây: 21%].

Hiện nay khu vực duyên hải đông nam Trung Quốc vẫn là trung tâm kinh tế chính của Trung Quốc, mặc dù dân số chỉ chiếm 1/3 dân số cả nước nhưng đóng góp trên 50% GDP và 84% xuất khẩu của cả nước. 15 năm qua Đảng Cộng Sản và chính phủ Trung Quốc đã thực thi nhiều biện pháp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương miền duyên hải phía đông Trung Quốc với khu vực kém phát triển sâu trong lục địa phía tây, giữa khu vực thành thị và nông thôn, nhưng hiệu quả chưa thực sự nổi bật.

Bất bình đẳng trong tiếp cận phúc lợi xã hội

Nguồn hình ảnh, South China Morning Post

Chính sách đô thị hoá cùng với với chế độ hộ khẩu đã thể chế hoá sự bất bình đẳng trong phát triển và thu nhập của người dân thành thị và nông thôn. Nhiều đôi vợ chồng trẻ ở nông thôn vì không có việc làm hoặc thu nhập thấp phải bỏ làng quê ra thành phố làm việc.

Do chi phí sinh hoạt đắt đỏ và chế độ hộ khẩu con cái của họ không thể đi học tại hệ thống trường công ở thành thị nên đa phần họ để con nhỏ ở quê cho ông bà hoặc người thân chăm sóc. Những đứa trẻ này đã được gọi tên là thế hệ bị bỏ rơi [left behind generation] ở Trung Quốc. Hệ luỵ sang chấn tâm lý và sự phát triển toàn diện cho thế hệ này sẽ là 1 vấn đề không thể xem nhẹ của xã hội Trung Quốc trong tương lai. Bên cạnh đó, kết cấu tố chức gia đình ở nông thôn Trung Quốc bị phá vỡ, thiếu đi sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Những người nông dân rời bỏ làng quê lên thành phố, không còn là nông dân, không phải thị dân, trở thành dân số lưu động, họ không biết tới ngày mai, không biết mình thuộc về nơi nào, nên nhiều người trong số họ gặp vấn đề lớn về sức khoẻ tâm lý. Họ về cơ bản không được tiếp cận hệ thống bảo hiểm y tế.

Ở những tỉnh thành tập trung nhiều công xưởng gia công như Quảng Châu, Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông, Nam Ninh của Quảng Tây và các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, nơi hội tụ lượng lớn dân số lưu động, thỉnh thoảng lại xảy ra những vụ tấn công bằng dao vào trường học.

Mặc dù phía chính quyền địa phương không xác nhận nguyên nhân gây án, nhưng nhiều phân tích cho rằng nguyên nhân đến từ sự phẫn uất của các ông bố bà mẹ là lao động thời vụ, đi xin học cho con ở trường công lập trong thành phố bị từ chối.

Bất bình đẳng trong quyền tiếp cận thông tin

Người dân sinh sống ở Trung Quốc không được quyền truy cập các công cụ tìm kiếm như Google, các kênh tin tức và mạng xã hội của nước ngoài như Facebook, Twitter, Youtube, đã hạn chế hiểu biết và nhận thức về quyền lợi của người dân. Điều thú vị là, chính phủ và kênh truyền thông chính thống Trung Quốc vẫn có tài khoản trên các mạng xã hội quốc tế như Facebook, Twitter.

Nguồn hình ảnh, VCG/Getty Images

Một thực tế không thể phủ nhận, Trung Quốc đã thành công trong việc xây dựng hạ tầng công nghệ nội địa rất thông minh và thuận tiện cho cuộc sống của người dân, từ các nền tảng mạng xã hội như Weixin, QQ, Douyin [phiên bản Trung Quốc, Tiktok là phiên bản quốc tế] đến các trang mua sắm online Tmall, Jing Dong, Dang Dang v.v…

Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, nhiều thành phố ở Trung Quốc không dùng tiền mặt, người dân đi chợ mua rau hay đi siêu thị, thanh toán ở nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim đều thông qua hình thức thanh toán online. Chính sự ưu việt trên khiến người dân Trung Quốc không có nhu cầu sử dụng mạng xã hội hay các dịch vụ internet bên ngoài Trung Quốc. Mặt khác, tiếng Anh và các ngoại ngữ khác không phổ biến ở Trung Quốc cũng là trở ngại tâm lý khiến người dân không mặn mà với truyền thông quốc tế.

Không khó để nhận ra khoảng cách trong nhận thức về Trung Quốc và thế giới của du học sinh Trung Quốc và những người có thời gian làm việc sinh sống ở nước ngoài với sinh viên học đại học ở Trung Quốc và những người cả đời không ra khỏi Trung Quốc.

Với nhóm người không có điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài, họ khá hài lòng với hiểu biết mà Đảng Cộng Sản và chính phủ Trung Quốc đóng khung cho họ, vì vậy họ không có nhu cầu đòi bình đẳng trong tiếp cận thông tin với thế giới bên ngoài. Những người đã bước chân ra khỏi Trung Quốc, trải nghiệm nhiều với thế giới bên ngoài, họ cảm nhận sâu sắc và có hay lên tiếng đòi quyền tiếp cận thông tin.

Bất bình đẳng hiện hữu ở tất cả các quốc gia trên thế giới, nhưng bất bình đẳng mang đặc sắc Trung Quốc có chăng sẽ gợi mở cho chúng ta nhiều nhận thức mới về Trung Quốc trong tương lai.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nhà nghiên cứu Trung Quốc học và Đông Phương học, cựu thành viên nghiên cứu Trung tâm Đông Nam Á, Đại học Thành thị Hong Kong [City University Hong Kong]

Video liên quan

Chủ Đề