Vị trí vai trò của tâm lý học trong đời sống và hoạt động

Bởi

pham nham

-

20 Tháng Chín, 2018

21

0

Chia sẻ

Facebook

Twitter

Được xếp vào nhóm ngành nhân văn, tâm lý học ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong đời sống xã hội. Để giúp bạn hiểu hơn về ngành khoa học này, bài viết dưới đây xin chia sẻ ngành tâm lý học là gì và vai trò của ngành tâm lý học trong những lĩnh vực đời sống.

Tâm lý học là gì?

Hiện nay, khái niệm tâm lý học không còn quá mới mẻ. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa có cách hiểu đúng và đầy đủ về khái niệm này. Trước khi tìm hiểu về khái niệm hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tâm lý là gì?

Tâm lý được hiểu là tất cả những hiện tượng của đời sống tinh thần, thế giới bên trong của con người. Đây là yếu tố gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người.

Tâm lý học là nghiên cứu tâm lý, hành vi con người

Vậy tâm lý học là gì?

Tâm lý học được hiểu là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về tâm lý và hành vi cũng như mọi mặt của ý thức, vô thức và tư duy con người. Đây là bộ môn khoa học thuộc khối khoa học xã hội, tìm hiểu về những cá nhân và nhóm bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp cụ thể.

Bên cạnh đó, tâm lý học cũng quan tâm đến sự ảnh hưởng của những hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và những yếu tố bên ngoài hành vi và tinh thần của con người.

Tìm hiểu vai trò của ngành tâm lý học

Tuy là ngành khoa học ra đời muộn song tâm lý học ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Một số tin tức khảo sát cho thấy, xã hội hiện đại ngày càng phát triển, đi kèm với nó là tỷ lệ stress tăng cao và con người thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề rối loạn tâm lý cũng như nguy cơ trầm cảm.

Theo nhận định của những chuyên gia trong ngành, những năm gần đây, vai trò của những chuyên gia tâm lý ngày càng được khẳng định trong đời sống xã hội. Đây cũng là ngành thu hút nguồn nhân lực lớn. Có thể thấy, ngành tâm lý học ở Việt Nam đang phát triển nhanh. Một số thống kê cho thấy, mỗi năm, nhu cầu tuyển dụng của ngành là hơn 1000 người.

Thực tế, mọi người thường xuyên sử dụng kiến thức của ngành tâm lý học dù họ có nhận ra hay không. Việc hiểu cách thức hoạt động của tâm trí giúp bạn gắn kết các mối quan hệ trong đời sống hàng ngày.

Vai trò của ngành Tâm lý học

Cụ thể, tâm lý học giúp bạn xây dựng những mối quan hệ. Thông qua hành vi ứng xử, tâm lý học là một công cụ giúp bạn dễ dàng thiết lập mối quan hệ và tương tác. Nó cũng là công cụ giúp bạn cải thiện hoạt động giao tiếp. Việc nắm bắt suy nghĩ và hành động là cách hiệu quả để tăng khả năng tương tác.

Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn nâng cao sự tự tin và hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất. Bạn có thể hiểu rõ hơn tính cách và điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có sự điều chỉnh hành vi phù hợp.

Ứng dụng của tâm lý học trong một số lĩnh vực đời sống

Với vai trò quan trọng , tâm lý học được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống. Trong đó, có thể kể đến một số lĩnh vực cụ thể dưới đây:

Tâm lý học nhà trường:

Được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục ở mọi cấp học, tâm lý học giúp thầy cô truyền tải kiến thức một cách hiệu quả hơn. Tâm lý học sư phạm không những nâng cao chất lượng học tập mà còn giữ vai trò định hướng trong hoạt động sư phạm.

Tâm lý học nghề nghiệp:

Có thể thấy, đây là những kiến thức rất quan trọng với những người đảm nhiệm vị trí quản lý và điều hành. Việc nắm bắt tâm lý nhân viên và sử dụng nhân sự đóng vai trò quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Kiến thức tâm lý học nghề nghiệp được ứng dụng từ khâu tyển dụng, giải quyết vấn đề tâm lý cũng như những vấn đề nảy sinh. Đặc biệt, viêc nắm bắt tâm ký khách hàng cũng là một yếu tố tăng nhanh hiệu quả kinh doanh.

Tâm lý học chính trị:

Trong hoạt động chính trị, chính phủ sử dụng kiến thức tâm lý học trong những vị trí tổ chức,khóa đào tạo…

Bên cạnh những lĩnh vực kể trên, tâm lý học còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống khác như y học, quản lý, pháp lý và cả đời sống thực tiễn của cá nhân.

Trên đây là những chia sẻ về ngành tâm lý học. Bài viết hi vọng đã đem đến những tin tức hữu ích , giúp bạn hiểu được tâm lý học là gì cũng như vai trò của ngành trong đời sống xã hội.

Xem thêm một số bài viết về ngành tâm lý học:

Mục lục bài viết

  • 1. Tăng khả năng tự hiểu bản thân và cái nhìn sâu sắc
  • 2. Hiểu bản chất con người
  • 3. Vượt qua những định kiến
  • 4. Cải thiện giao tiếp và sự thấu cảm
  • 5. Trở thành một ông bố/bà mẹtốt hơn
  • 6. Trở thành một người tốt hơn
  • 7. Làm gì để xây dựng một gia đình hạnh phúc?

Trong những năm gần đây có nhiều bài báo nói về tiềm năng phát triển của tâm lí học nhưng cũng có nhiều người đánh giá thấp con đường nghề nghiệp của chuyên ngành này, cho rằng đây là chuyên ngành không hữu ích, thu nhập thấp, ít cơ hội nghề nghiệp, cũng có người cho rằng đây chỉ là một chuyên ngành thú vị. Tuy nhiên, có nhiều lí do tích cực để tìm hiểu về tâm lí học trước khi xem xét đến cơ hội nghề nghiệp thực sự của lĩnh vực này.

Tâm lí học có thể giúp gì cho cuộc sống của bạn? Bạn nghĩ rằng tâm lí học chỉ dành cho những sinh viên, những nhà nghiên cứu, và những nhà trị liệu? Vậy thì hãy suy nghĩ lại vì tâm lí học có thể hữu ích theo nhiều cách khác nhau, nó vừa mang tính lý thuyếtvừa mang tính ứng dụng. Dưới đây là 6 lợi ích mà việc tìm hiểu về tâm lí học mang lại cho chính bạn.

1. Tăng khả năng tự hiểu bản thân và cái nhìn sâu sắc

Đây là điều không hề dễ dàng: những hiểu biết về các cấu trúc tâm lý, chẳng hạn như những khía cạnh của nhân cáchgiúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về chính mình, động cơ của chúng ta và các kiểu mẫu hành vi của chúng ta.Những đánh giá tâm lý cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân mình.

2. Hiểu bản chất con người

Tâm lí học tiến hóa giúp chúng ta hiểu những ham muốn tự nhiên của con người và những lực lượng bên trong như tính gây hấn, bản năng sinh dục, sự thống trịmà chúng ta phải học quản lí và kiểm soát để trở thành người văn minh hơn.

3. Vượt qua những định kiến

Tâm lý học xã hội dạy chúng ta về các định kiến, chẳng hạn như định kiến trong nhóm là nguồn gốc của phân biệt đối xử.Ví dụ, lỗi quy kết bản chất [Fundamental Attribution Error] giải thích tại sao chúng ta thường đổ lỗi cho người khác mà ít quan tâm đến các yếu tố hoàn cảnh khiến một người hành xử như vậy; chúng ta thường quy kết nguyên nhân là từ các yếu tố bên trong như đặc trưng tính cách và ít để ý đến các yếu tố bên ngoài.Rõ ràng khi hiểu được những định kiến ​​của chúng ta có thể giúp chúng ta trở nên thông cảm và thấu hiểu người khác hơn, và cả chính chúng ta.

4. Cải thiện giao tiếp và sự thấu cảm

Tìm hiểu về các chủ đề nhưtrí tuệ cảm xúcvà giao tiếp không lời có thể giúp chúng ta chú ý đến những tín hiệu khó nhận biết, không được nói ra ở người khác điều này cho phép chúng ta kết giao với họ ở mức độ sâu sắc, xúc cảm.

5. Trở thành một ông bố/bà mẹtốt hơn

Chắc chắn rằng những kiến thức về tâm lí học phát triển có thể giúp bạn trở thành một ông bố, bà mẹ tốt hơn, và nuôi dạy một đứa trẻ khỏe mạnh hơn về sức khỏe tâm lí.

6. Trở thành một người tốt hơn

Tâm lí học tích cực tập trung vào các chủ đề như hạnh phúc, sự tha thứ, lòng biết ơn và ý nghĩa trong cuộc sống. Tâm lí học cũng dạy bạn cần tôn trọng con người như một chủ thể độc lập, chấp nhận con người với những giá trị riêng của chính họ. Khi thể hiện lòng biết ơn, hiểu được sự tha thứ thực sự là gì, và xây dựng tính cách riêng chúng ta có thể trở thành những cá nhân tốt hơn.

7. Làm gì để xây dựng một gia đình hạnh phúc?

Gia đình là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của người thân. Bất kỳ ai cũng đều mong muốn gia đình mình luôn được ấm no, hạnh phúc.

Mỗi người có một tiêu chí riêng để đánh giá hạnh phúc.Có người cho rằng gia đình sẽ hạnh phúc khi có đủ điều kiện vật chất. Có người lại chỉ mong các thành viên trong gia đình đoàn kết, yêu thương nhau là đủ. Quan điểm khác nhau dẫn đến mỗi người có tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc khác nhau . Nhưng nhìn chung để gia đình hạnh phúc cần đáp ứng được những tiêu chí sau:

- Quan tâm và chia sẻ:

Sự quan tâm chia sẻ tạo nên sự kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình. Với cuộc sống bận rộn như hiện nay, việc dành nhiều thời gian để cùng nhau trò chuyện là điều hiếm hoi với nhiều gia đình. Cha mẹ thường mải mê với công việc mà chưa dành thời gian quan tâm đến các con. Điều đó dễ dẫn đến việc các bé dễ bị tủi thân, cô đơn, lạc lõng...

Vì vậy, hãy sắp xếp công việc để dành thời gian nhiều hơn nói chuyện, tâm sự với các thành viên trong gia đình để mọi người đều cảm được quan tâm, được chia sẻ khi trở về nhà. những bữa ăn tối, những buổi đi thể dục cùng nhau hay một chuyến du lịch gia đình… sẽ giúp mọi người thêm hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.

- Làm tròn trách nhiệm của bản thân:

Mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ và trách nhiệm riêng. Với các con phải có nghĩa vụ đi học, ngoan ngoãn, hiểu thảo với ông bà, bố mẹ. Vợ và chồng cùng nhau làm việc, chăm sóc, nuôi dạy con cái, báo hiếu cha mẹ.

Nếu mỗi thành viên trong gia đình đều làm tốt trách nhiệm của mình thì những người còn lại mới có thể yên tâm để phát triển những việc khác. Hãy nghĩ đơn giản như việc con cái ngoan ngoãn, học giỏi thì cha mẹ mới toàn tâm toàn ý phát triển sự nghiệp để mang lại cho con một cuộc sống đầy đủ hơn.

Ngoài ra, mỗi thành viên trong gia đình đều phải biết cách tự chăm sóc bản thân. Khi làm được điều đó, bạn sẽ biết cách trân trọng những giá trị của mình, tự tin, yêu đời hơn và lan tỏa niềm hạnh phúc đến những người xung quanh.

Hãy dành thời gian nhiều hơn để quan tâm đến sức khỏe, tinh thần của mình bằng cách tích cực tham gia các hoạt động xã hội, làm đẹp, tập thể dục... Chỉ khi nào bạn yêu thương, trân trọng chính mình thì bạn mới nhận được sự trân trọng của người khác.

Ví dụ: Trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia địnhvà các luật khác có liên quan.

Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

Điều 23. Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con: Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội; Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Nghĩa vụ và quyền của con đối với cha mẹ:Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức; Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình; Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

- Các thành viên trong gia đình tôn trọng nhau:

Trong gia đình thì ai cũng cần được tôn trọng, cả trẻ nhỏ cũng vậy. Sự thiếu tôn trọng trong suy nghĩ sẽ gây ra những lời nói, hành động làm tổn thương người khác. Mà lời nói là thứ có tính sát thương rất lớn. Vết thương về thể xác có thể được chữa khỏi nhưng những gì đã nói ra có lẽ cả đời vẫn chưa quên được.

Nhiều gia đình có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên vai trò của người đàn ông trong gia đình được đánh giá cao còn phụ nữ thì không có tiếng nói. Điều này rất dễ dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người chồng đối với người vợ. Dù trình độ dân trí ngày càng được cải thiện, tuy nhiên tư tưởng này chưa được xóa bỏ hoàn toàn, nó vẫn còn len lỏi trong suy nghĩ của nhiều người.

Hay trong mối quan hệ của cha mẹ với con cái, nhiều bậc cha mẹ luôn bắt ép con phải làm theo những gì mình đã sắp xếp không cần biết con có thích hay không. Với suy nghĩ “con không biết gì” cha mẹ có quyền quyết định cả tương lai của con từ trường học, việc làm đến cả chuyện hôn nhân dẫn đến việc con cái lúc nào cũng cảm thấy bất mãn.

Ví dụ: Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

Điều 22. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, phổ biến. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúpvề tâm lýquý kháchhãy gọi đếntổng đài tư vấn tâm lý: 1900.6162chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !

Video liên quan

Chủ Đề