Viện công nghệ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có chức năng tổ chức, quản lý các cơ sở CNQP nòng cốt, bao gồm các viện nghiên cứu thiết kế, công nghệ vũ khí, các nhà máy, các liên hiệp xí nghiệp chế tạo vũ khí, trang bị và các phương tiện kỹ thuật quân sự, đảm bảo cho Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.[1]

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày 15 tháng 9 năm 1945, ngày Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập Phòng Quân giới do Ông Nguyễn Ngọc Xuân làm trưởng phòng, trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nhiệm vụ thu thập, mua sắm và tổ chức cơ sở sản xuất vũ khí trang bị cho quân đội. Tổ chức gồm các bộ phận: Sưu tầm, mua sắm, phân phối vũ khí; lập các bản vẽ kỹ thuật vũ khí; văn phòng.
  • Thực hiện sắc lệnh số 34/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phòng Quân giới tổ chức thành Cục Chế tạo Quân giới, trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam. Phụ trách chung ông Vũ Anh. Đồng thời ở các khu chuẩn bị thành lập các ty, khoa hoặc phòng quân giới để trực tiếp chỉ đạo các xưởng sửa chữa sản xuất vũ khí cho các đơn vị trong khu.
  • Ngày 4 tháng 2 năm 1947, Chế tạo Quân giới cục đổi tên thành Cục Quân giới do kỹ sư vũ khí nổi tiếng, sau này là Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa làm Cục trưởng. Cơ quan cục kiện toàn thành 3 nha và một phòng.
  1. Nha Nghiên cứu kỹ thuật [có một xưởng sản xuất mẫu] do ông Trần Đại Nghĩa cục trương kiêm giám đốc, ông Hoàng Đình Phu phó giám đốc. Nhiệm vụ: nghiên cứu, thiết kế, chế thử các loại vũ khí mới theo yêu cầu chiến đấu. Nghiên cứu nâng cao chất lượng, hiệu quả các vũ khí sản xuất, nghiên cứu các vật liệu thay thế.
  2. Nha Giám đốc binh công xưởng do ông Nguyễn Duy Thái làm giám đốc. Nhiệm vụ: Chỉ đạo kế hoạch và kỹ thuật sản xuất của các binh công xưởng, các ty quân giới
  3. Nha Mậu dịch do ông Nguyễn Ngọc Xuân phó cục trưởng kiêm giám đốc, ông Nguyễn Quang phó giám đốc. Nhiệm vụ tìm nguồn vật tư và tổ chức thu mua máy móc, nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất quân giới.
  4. Phòng Văn thư do ông Vũ Văn Đôn phụ trách. Nhiệm vụ quản lý hành chính, kế toán tài vụ và vận tải.
  • Ngày 11 tháng 7 năm 1950, Cục Quân giới trực thuộc Tổng cục Cung cấp, Bộ Tổng Tư lệnh quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam.
  • Ngày 4 tháng 11 năm 1958, Bộ trưởng Quốc phòng ra Nghị định số 262/NĐA sáp nhập hai Cục Quân giới và Cục Quân khí, tổ chức thành Cục Quân giới trực thuộc Tổng cục Hậu cần. Ông Nguyễn Văn Nam làm Cục trưởng.
  • Ngày 29 tháng 1 năm 1966, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 128/QĐQP tách Cục Quân giới thành 2 cục Quân khí và Quân giới.
  • Ngày 10 tháng 9 năm 1974, Thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương [số 39/QUTW ngày 5 tháng 4], Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định [số 221/CP] thành lập Tổng cục Kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng. Ngành Quân giới được tổ chức thành các cục: Cục Quản lý kỹ thuật - sản xuất, Cục Quản lý xí nghiệp và các nhà máy, xí nghiệp chế tạo vũ khí - khí tài - đạn dược trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng.
  • Ngày 5 tháng 4 năm 1976, Tổng cục Xây dựng Kinh tế được thành lập theo Nghị định 59/CP của Chính phủ. Cuối năm 1979 được thu hẹp dần và đến cuối những năm 1980 thì được giải thể.
  • Ngày 7 tháng 11 năm 1985 Tổng cục Kinh tế được thành lập theo Nghị định số 260/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ].
  • Ngày 3 tháng 3 năm 1989, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng được thành lập với tên gọi Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế trên cơ sở Tổng cục Kinh tế và một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam - cơ quan quản lý các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp quốc phòng.
  • Từ tháng 7 năm 2000, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam được tổ chức lại và mang tên gọi hiện nay khi Bộ Quốc phòng tách hai chức năng quản lý công nghiệp quốc phòng - giao cho Tổng cục và chức năng quản lý Quân đội làm kinh tế [quản lý các doanh nghiệp quân đội]- giao cho Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng.
  • Theo pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng đã được Ủy ban Thường vụ QH khóa XII thông qua ngày 26-1 thì Cơ sở công nghiệp quốc phòng bao gồm:
  1. Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật được Nhà nước đầu tư phục vụ quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng [cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt] do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý
  2. Cơ sở sản xuất công nghiệp được Nhà nước đầu tư xây dựng năng lực sản xuất phục vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật động viên công nghiệp [cơ sở công nghiệp động viên] do Bộ Công thương quản lý.
  • Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh ngày 18/12/2007, tại phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội "...Sau năm 2012 công nghiệp quốc phòng cần hội nhập với công nghiệp quốc gia và do Chính phủ quản lý, Bộ Quốc phòng chỉ quản lý các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt..."

Lãnh đạo hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức Đảng[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức chung[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[2] Tổ chức Đảng bộ trong Tổng cục CNQP theo phân cấp như sau:

  • Đảng bộ Tổng cục CNQP là cao nhất.
  • Đảng bộ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, Cục Quản lý Công nghệ, các Viện nghiên cứu, Tổng Công ty [tương đương cấp Sư đoàn]
  • Đảng bộ các đơn vị cơ sở trực thuộc các Cục, Tổng công ty [tương đương cấp Lữ đoàn và Trung đoàn]
  • Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở [tương đương cấp Đại đội]

Thành phần[sửa | sửa mã nguồn]

Về thành phần của Đảng ủy Tổng cục CNQP thường bao gồm như sau:

  1. Bí thư: Chính ủy Tổng cục CNQP
  2. Phó Bí thư: Chủ nhiệm Tổng cục CNQP

Ban Thường vụ

  1. Ủy viên Thường vụ: Phó Chủ nhiệm kiêm Tham mưu trưởng
  2. Ủy viên Thường vụ: Phó Chủ nhiệm
  3. Ủy viên Thường vụ: Phó Chủ nhiệm

Ban Chấp hành Đảng bộ

  1. Đảng ủy viên: Phó Chủ nhiệm
  2. Đảng ủy viên: Phó Chủ nhiệm
  3. Đảng ủy viên: Phó Chính ủy
  4. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Chính trị
  5. Đảng ủy viên: Phó Tham mưu trưởng
  6. Đảng ủy viên: Phó Tham mưu trưởng
  7. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Quản lý Công nghệ
  8. Đảng ủy viên: Viện trưởng Viện Công nghệ
  9. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Hậu cần hoặc Cục trưởng Cục Kỹ thuật
  10. Đảng ủy viên: Viện trưởng Viện Vũ khí
  11. Đảng ủy viên: Tổng Giám đốc Tổng Công ty Ba Son
  12. Đảng ủy viên: Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Thu

Tổ chức chính quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn vị trực thuộc Tổng cục[sửa | sửa mã nguồn]

Các tàu chiến Molniya đang được đóng mới tại Nhà máy đóng tàu Ba Son

Đơn vị trực thuộc Cục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kho K602[28]
  • Kho K612[29]
  • Kho K752[30]
  • Nhà máy X51, Tổng Công ty Ba Son[31]
  • Xí nghiệp In, Cục Chính trị

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Huân chương Hồ Chí Minh [2010][32][33]

Chủ nhiệm Tổng cục qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Chính ủy qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Tham mưu trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Chủ nhiệm qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1976-1979, 1986-1987, 1989-1992, Phan Khắc Hy, Thiếu tướng [1980]
  • 1976-1979, Đào Hữu Liêu, Thiếu tướng [1984]
  • 1985-1993, Phạm Như Vưu, Thiếu tướng [1983]
  • Nguyễn Ngọc Chương, Thiếu tướng, PSG,TS
  • 1988-1995, Lê Văn Chiểu, Thiếu tướng [1984]
  • 2000-2007, Lâm Văn Thàn, Thiếu tướng [2004][36]
  • 2008-2014, Khuất Việt Dũng, Trung tướng [2014], Chính ủy Tổng cục CNQP
  • 2013-nay, Nguyễn Đức Hải, Thiếu tướng [2013][37], nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Ba Son
  • 2009-nay, Đoàn Hùng Minh, PGS.TS, Thiếu tướng [2011][38]
  • 2014-nay, Ngô Văn Giao, PGS.TS, Thiếu tướng, nguyên Viện trưởng Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ[39]

Phó Chính ủy qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • 2007-2008, Lê Thanh Bình, Thiếu tướng, Trung tướng [2011], sau là Chính ủy Tổng cục CNQP[34]
  • 2012-6.2015, Lê Khương Mẽ, Thiếu tướng [2012], nguyên Phó Cục trưởng Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị[40]
  • 6.2015-nay, Nguyễn Viết Xuân, Thiếu tướng [2013], nguyên Phó Cục trưởng Cục Chính trị, Quân chủng PK-KQ[41]

Các sĩ quan cấp cao[sửa | sửa mã nguồn]

Video liên quan

Chủ Đề