Viện Khoa học xã hội ở miền Nam

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Vị trí và chức năng

Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xà hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khoa học xã hội của vùng Nam Bộ; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững vùng; thực hiện tư vấn về chính sách phát triển; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của vùng.

Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy dịnh của pháp luật, hoạt động bằng ngân sách nhà nước; là đơn vị kế hoạch tài chính của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ có trụ sở chính đặt lại Thành phố Hồ Chí Minh; tên giao dịch quốc tế bàng tiếng Anh là: Southern Institute of Social Sciences, viết tắt là: SISS.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Trình Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và tổ chức tlụrc hiện sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện các kế hoạch nghiên cứu khác liên quan đến vùng Nam Bộ được Đảng và Nhà nước giao.

2. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khoa học xã hội và nhân văn của vùng trong mối quan hệ với cả nước, khu vực và quốc tế; góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản và cấp bách về chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa, dân tộc và tôn giáo; sưu tầm, khai quật, nghiên cứu, phát huy giá trị di sản văn hoá của vùng; điều tra cơ bản, liên ngành về khoa học xã hội, phân tích và dự báo kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển của vùng và cả nước.

3. Ký kết thực hiện các hợp đồng nghiên cứu và ứng dụng khoa học với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

4. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực khoa học xã hội; tham gia đào tạo đại học và sau đại học, góp phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các tổ chức khác ở trong và ngoài nước.

5. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo theo quy định hiện hành.

6. Góp ý và phản biện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo theo yêu cầu của các bộ, ban ngành, địa phương theo sự phân công của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

7. Tổ chức tư vấn khoa học và thực hiện cung cấp dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.

8. Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học xã hội; trao đổi thông tin khoa học xã hội với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định; quản lý tư liệu và thư viện của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ; xuất bản các ấn phẩm khoa học; phổ biên các kết quả nghiên cứu và kiến thức khoa học xã hội.

9. Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị; tài sản và kinh phí của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ theo quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp quản lý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Vừa qua Thanh tra Chính phủ công bố kết luận đối với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong đó có các vi phạm liên quan đến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong giai đoạn 2015-2019.

Về vấn đề này, thông tin với báo chí, Phó giáo sư Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học [Bộ Giáo dục và Đào tạo] cho rằng, thông báo Kết luận thanh tra số 638/TB-TTCP ngày 29/4/2022 của Thanh tra Chính phủ về công tác quản lý tài chính, tài sản công, thực hiện các dự án đầu tư; tổ chức hợp tác nghiên cứu, đào tạo, liên kết đào tạo, cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2015-2019 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam gồm rất nhiều nội dung.

Ảnh: nguồn dangcongsan.vn

Liên quan đến đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, thông báo đã chỉ ra: “Công tác tuyển sinh, đào tạo, quản lý đào tạo từ năm 2017 đến nay cơ bản thực hiện theo các quy định của Nhà nước” và “Trước năm 2017, công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ còn nhiều khuyết điểm, sai phạm [từ năm 2017 đến nay đã cơ bản được khắc phục]”. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ vẫn kiến nghị: “Yêu cầu Học viện Khoa học xã hội bổ sung đầy đủ quy trình đào tạo”.

Bà Thủy cho biết, năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 và Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021. Các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nói chung và Học viện Khoa học xã hội nói riêng có trách nhiệm xây dựng quy chế, quy trình đào tạo căn cứ vào 02 văn bản hướng dẫn này, đồng thời đảm bảo các yêu cầu tối thiểu quy định tại các quy chế.

Từ năm 2017 đến nay, Học viện Khoa học xã hội đã được thanh tra, kiểm tra bởi 03 cơ quan chức năng: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kiểm toán nhà nước và Thanh tra Chính phủ; do vậy, công tác tuyển sinh và đào tạo của Học viện thường xuyên được chỉ đạo, chấn chỉnh theo hướng đảm bảo đúng quy định và ngày càng cải tiến chất lượng. Bộ sẽ tiếp tục rà soát, chấn chỉnh, làm việc trực tiếp với Học viện Khoa học xã hội và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để làm rõ các nội dung liên quan.

Song song với việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn triển khai thực hiện chức năng quản lý nhà nước và cùng các bên liên quan giám sát việc thực hiện và giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Bộ luôn đánh giá cao quá trình giám sát, phản ánh và phản biện của xã hội, của cộng đồng khoa học.

Linh Hương

Theo thống kê được kết luận thanh tra về công tác quản lý tài chính, tài sản công, thực hiện các dự án đầu tư; tổ chức hợp tác nghiên cứu, đào tạo, liên kết đào tạo, cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2015 - 2019 tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam [sau đây gọi tắt là Viện Hàn lâm] nêu ra, Viện này đã tổ chức thực hiện trên 3.000 đề tài nhiệm vụ, trong đó có trên 500 đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nước, cấp Bộ.

Công tác đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ cũng được quan tâm chú trọng; hàng năm đào tạo trên 200 tiến sĩ, trên 1.000 thạc sĩ các ngành, chuyên ngành.

Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, Viện Hàn lâm được đánh giá là thực hiện chưa tốt công tác quản lý tài chính, tài sản, thực hiện các dự án tổ chức nghiên cứu khoa học, để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm.

Trong đó, những khuyết điểm, sai phạm về công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ còn nhiều trong thời gian trước năm 2017. Từ năm 2017 đến nay, các sai phạm cơ bản đã được khắc phục.

'Kỷ lục' nghiệm thu 18 đề tài khoa học /ngày

Bên cạnh đó, trong việc ban hành các Quy chế Quản lý khoa học của Viện Hàn lâm được cho là còn nhiều bất cập, không hợp lý, dẫn đến các đơn vị cấp dưới không tiếp thu kịp thời, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Quy trình thực hiện nhiều đề tài không đúng quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và Quy chế Quản lý khoa học.

Nhiều Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam được xác định là thực hiện không đúng quy định khi nghiệm thu trong cùng một ngày nhiều đề tài. Ảnh: T.D

Cụ thể, có 07 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và của Viện Hàn lâm nhưng được phê duyệt dưới dạng đề tài cấp cơ sở, cấp Bộ và bố trí kinh phí để thực hiện không hợp lý.

Có 03 đề tài, nhiệm vụ không có đóng góp về khoa học cho xã hội, 37 đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ do Văn phòng chủ trì chưa được tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở trước khi nghiệm thu cấp Bộ; 18 đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ nhưng không được nghiệm thu cấp Bộ; 29 đề tài, nhiệm vụ trùng thời gian.

30 Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ không đúng thành phần; 55 đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Bộ được giao cho cá nhân ngoài đơn vị chủ trì; 67 Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của các đơn vị, căn cứ vào các Quy chế quản lý khoa học do Viện Hàn lâm ban hành đã hết hiệu lực; 191 Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở không đúng thành phần; 75 đề tài, nhiệm vụ nghiệm thu chậm tiến độ.

Ngoài ra, có 03 đơn vị tổ chức hội đồng nghiệm thu nhiều đề tài khoa học cấp cơ sở trong cùng một ngày, chưa hợp lý, dẫn đến chất lượng công tác nghiệm thu không đảm bảo.

Cụ thể, tại Viện Nghiên cứu Châu Âu có: 14 đề tài vào ngày 08/12/2015, 14 đề tài vào ngày 07/12/2015, 18 đề tài vào ngày 06/12/2016, 18 đề tài vào ngày 12/12/2017, 16 đề tài vào ngày 05/12/2018, 15 đề tài vào ngày 25/11/2019 [01 hội đồng].

Tại Viện Ngôn ngữ học có: 26 đề tài vào ngày 26/12/2016 [06 hội đồng], 13 đề tài vào ngày 17/12/2018 [02 hội đồng], 22 đề tài vào ngày 19/11/2019 [2 hội đồng].

Tại Viện Sử học có: 07 đề tài trong buổi chiều ngày 13/11/2019, 11 đề tài trong ngày 15/11/2019 [02 hội đồng].

Không chỉ vậy, kết luận thanh tra còn cho biết, một số đề tài dù có sản phẩm cụ thể nhưng hoạt động chưa hiệu quả, đó là 04 đề tài của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thông tin.

Nhiều đề tài, nhiệm vụ cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài sử dụng lại một phần, có đề tài sử dụng lại nhiều nội dung của đề tài, nhiệm vụ đã được nghiên cứu trước đó. Việc này không đúng quy chế Quản lý khoa học, xảy ra ở phần lớn các đơn vị được thanh tra.

Cụ thể, tại Viện Xã hội học có 01 đề tài cấp Bộ, 01 đề tài cấp cơ sở; Viện Nghiên cứu Châu Âu có 01 đề tài cấp cơ sở; Viện Nghiên cứu con người có 01 đề tài cấp cơ sở; Viện Sử học có 04 đề tài cấp cơ sở; Viện Văn học có 01 đề tài cấp cơ sở; Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ có 03 đề tài cấp cơ sở, 01 đề tài cấp Bộ; Viện Ngôn ngữ có 03 đề tài cấp cơ sở; Viện Triết học có 01 đề tài cấp cơ sở.

Vì vậy, theo kết luận này, trong giai đoạn 2015-2019, Viện Hàn lâm tổ chức thực hiện nhiều đề tài, nhiệm vụ khoa học nhưng việc chấp hành các quy chế, quy định không đầy đủ. Quy trình thực hiện nhiều đề tài, nhiệm vụ không đúng quy định, dẫn đến chất lượng nhiều đề tài, nhiệm vụ không đảm bảo.

Trách nhiệm thuộc lãnh đạo Viện Hàn lâm phụ trách lĩnh vực nghiên cứu khoa học; Ban Quản lý Khoa học và các đơn vị trực thuộc có khuyết điểm, sai phạm trong thời kỳ 2015-2019.

Trong việc này, Trưởng Ban Quản lý Khoa học, Chánh Văn phòng và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc với trách nhiệm trong việc tham mưu và thực hiện các đề tài không đúng quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và Quy chế Quản lý khoa học của Viện Hàn lâm.

Cụ thể, gồm 07 nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ nhưng phê duyệt và bố trí kinh phí dưới dạng đề tài; 03 đề tài nhiệm vụ chưa có đóng góp về khoa học với tổng kinh phí thực hiện 2.094 triệu đồng; 37 đề tài cấp Bộ không tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở trước khi nghiệm thu cấp Bộ với tổng kinh phí thực hiện là 18.140 triệu đồng.

Bên cạnh đó, có 18 đề tài cấp Bộ không nghiệm thu cấp Bộ với tổng kinh phí thực hiện là 3.938 triệu đồng; 29 đề tài, nhiệm vụ trùng thời gian.

Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội có nhiều khuyết điểm

Ngoài các sai phạm liên quan đến việc nghiệm thu đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xảy ra tại Viện Hàn lâm và các đơn vị trực thuộc được kết luận thanh tra nhắc tới, sai phạm về đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại đây cũng được chỉ ra.

Theo đó, giai đoạn 2015-2019 công tác đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Viện Khoa học Xã hội còn nhiều hạn chế, khuyết điểm về tuyển sinh, quy trình, chương trình và quản lý đào tạo.

Học viện Khoa học Xã hội vướng phải nhiều sai phạm liên quan đến quy trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong giai đoạn 2015-2019. Ảnh: gass.edu.vn

Cụ thể, về Quy trình đào tạo trình độ thạc sĩ thiếu quy định chi tiết về đối tượng, điều kiện dự thi, điều kiện bảo vệ luận văn, thâm niên công tác, thiếu quy định về trình độ ngoại ngữ trước khi bảo vệ luận văn. Không ban hành chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ thiếu quy định về kinh nghiệm quản lý và thâm niên công tác theo yêu cầu cụ thể của từng ngành.

Học viện Khoa học Xã hội không xây dựng kế hoạch chi tiết dự kiến chỉ tiêu từng ngành, chuyên ngành đào tạo đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ. Thông báo tuyển sinh trình độ tiến sĩ thiếu dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể của từng chuyên ngành đào tạo, không quy định cụ thể về thời gian làm việc chuyên môn.

Thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ không đúng quy định về số năm kinh nghiệm tối thiểu, không có chỉ tiêu tuyển sinh từng chuyên ngành đào tạo thạc sĩ. Chương trình đào tạo thạc sĩ thiếu nội dung về chuẩn đầu ra của từng chuyên ngành.

Vẫn còn trường hợp giảng viên hướng dẫn vượt số học viên cùng thời gian, học viên đăng ký ngành này nhưng được cấp bằng của ngành khác. Giảng viên không đủ điều kiện tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.

Một số hồ sơ học viên chương trình đào tạo thạc sĩ còn có thiếu sót. Quy định về nội dung chương trình đào tạo chưa đầy đủ số học phần, không có các học phần lựa chọn ở trình độ tiến sĩ.

Chương trình đào tạo chưa thể hiện đủ số tín chỉ đối với người có bằng thạc sĩ và đối với người có bằng đại học. Chưa tổ chức đánh giá chương trình đào tạo, chưa công khai chương trình đào tạo trên trang tin điện tử.

Ngoài ra, số nghiên cứu sinh quá hạn thời gian đào tạo còn nhiều; một số hồ sơ xét tuyển trình độ Tiến sĩ không cho điểm phần đánh giá hồ sơ; hồ sơ học viên không có lý lịch khoa học của người hướng dẫn.

Có học viên không có Phiếu đăng ký xét tuyển, bản sao các bài báo khoa học đã được công bố; có nghiên cứu sinh đề xuất Đề tài nghiên cứu không nằm trong danh mục nghiên cứu. Sổ cấp phát văn bằng còn tẩy xoá, sửa chữa, thiếu thông tin về nghiên cứu sinh.

Trung Dũng

Video liên quan

Chủ Đề