Viết 1 đoạn văn có sử dụng lập luận so sánh

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Đề bài

Viết đoạn văn lập luận so sánh

Lời giải chi tiết

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Vận dụng thao tác lập luận so sánh tương phản

a. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Biết và hiểu là cần để làm theo, đi theo, nhưng hoàn toàn chưa đủ để khám pha, sáng tạo”.

   Gợi ý:

- “Biết” là nhận thức được vấn đề; “Hiểu” là nắm được bản chất vấn đề.

- Còn “Khám phá” là tìm ra cái mới; “Sáng tạo” là tạo ra cái mới.

- Nhận thức và nắm được bản chất vấn để chỉ đủ để “làm theo, đi theo”, bắt chước những gì con người nắm được.

- Nhưng muốn tìm ra cái mới và sáng tạo cái mới cần tích cực tác động vào tự nhiên và xã hội, buộc các vấn đề tự bộc lộ bản chất, từ đó khám phá, sáng tạo cái mới.

- Rút ra bài học: Bên cạnh việc biết và hiểu, đi lại con đường người khác đã đi, cần tích cực, chủ động tác động vào các sự vật hiện tượng khám phá, sáng tạo cái mới, tìm ra đường đi mới.

b. Viết đoạn văn trình bày luận điểmĐam mê học hỏi là đam mê không bao giờ phản bội con người.

   Gợi ý:

- Đam mê là say mê, yêu thích một điều gì đó.

- Có niềm đam mê cao đẹp đáng ca ngợi >< có niềm đam mê tầm thường.

- Đam mê cao đẹp hướng con người tới cái thiện, cái đẹp >< đam mê tầm thường làm tha hoá con người.

- Đam mê học hỏi là đam mê cao đẹp.

- Đam mê học hỏi giúp con người có tri thức, tình cảm trong sáng >< Không đam mê học hỏi thì dốt nát, tẻ nhạt.

- Đam mê học hỏi giúp ích con người suốt cuộc đời >< đam mê những thứ tầm thường sẽ phản bội, đẩy con người vào lối cụt, tha hoá, ấu trĩ, nghèo nàn.

- Đam mê học hỏi là đam mê không bao giờ phản bội con người, con người phải ra sức học hỏi, rèn luyện.

2. Vận dụng thao tác lập luận so sánh tương đồng

a. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đọc cuốn sách hay đối với trí tuệ giống như thể dục đối với cơ thể.

   Gợi ý:

- Thể dục đối với cơ thể giúp cơ thể được vận động, tránh được sức ỳ, tạo ra sự lành mạnh về thể chất.

- Cuốn sách hay chưa đựng nhiều vấn đề, buộc con người phải suy nghĩ, động não, tìm tòi.

- Vậy giống như thể dục đối với cơ thể, đọc cuốn sách hay giúp con người rèn luyện trí nhớ, tăng sức sáng tạo.

- Thể dục đối với cơ thể giúp khỏe mạnh về thể chất, đọc sách hay giúp con người phát triển về trí tuệ.

- Rút ra bài học: Cần rèn luyện về thể chất song song với việc phát triển trí tuệ. Cần biết chọn lọc để có được cuốn sách hay.

b. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đọc cuốn sách hay cũng như trò chuyện với một người bạn thông minh.

   Gợi ý:

- Trò chuyện với người bạn thông minh là được giao lưu với trí tuệ.

- Trò chuyện với người bạn thông minh giúp ta học hỏi nhiều cái hay; được thoải mái vui vẻ.

- Tương tự như vậy, sách là kho tàng tri thức nhân loại, đọc cuốn sách cũng là giao lưu với trí tuệ.

- Đọc sách hay giúp con người mở mang tri thức “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” [M. Gorki].

- Đọc sách cũng giúp con người giải trí, tạo được sự thoải mái, …

- Sách cũng có loại sách xấu, cần lựa chọn khi đọc sách.

- Đọc được cuốn sách hay cũng như được trò chuyện với người bạn thông minh.

3. Vận dụng thao tác lập luận so sánh đối lập.

a. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Khen và chê.

Gợi ý:

- Khen và chê là hai mặt đối lập của tình cảm con người.

- Khen là đồng tình, ca ngợi >< chê là bất đồng, phê phán.

- Khen thường dành cho những biểu hiện tốt đẹp >< chê thường dành cho những biểu hiện xấu, tiêu cực.

- Khen khiến con người vui vẻ, tự tin hơn >< Chê khiến con người buồn phiền, phật ý.

- Khen quá thì dễ kiêu, chê quá thì dễ tự ti, mặc cảm.

- Khen chê cần đúng nơi, đúng chỗ, đúng mức.

b. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Vinh và nhục“.

- “Vinh” là vinh quang, vinh danh được mọi người ca ngợi, kính phục >< Nhục là nhục nhã, bị coi thường, sỉ vả.

- Vinh quang chỉ dành cho những gì cao cả, chân chính >< Nhục chỉ dành cho kẻ hèn hạ, xấu xa.

- Vinh quang giúp con người thấy tự tin, hạnh phúc, động viên con người tiếp tục hướng thiện >< Nhục nhã làm con người xấu hổ, đôi khi dẫn đến tự ti, mặc cảm.

- Con người phải biết làm điều thiện để nhận được vinh quang, tránh điều nhục nhã.

- Biết vượt qua sự mặc cảm tạm thời để hướng thiện.

 Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Ngày nay môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, mà nguyên nhân chính là do con người. Vì vậy việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, trong đó có việc vệ sinh môi trường.[Lập luận bình luận]. Vệ sinh môi trường là cách giúp môi trường lành mạnh nhờ những việc làm nhỏ mà ý nghĩa. từ việc nhặt một miếng rác bỏ vào thùng rác đến việc làm lớn hơn như xử lí tốt các chất thải, từ việc vặn khóa tiết kiệm nước đến cả một vấn đề lớn hơn là tiết kiệm nguồn tài nguyên...Vệ sinh môi trường có vai trò vô cùng lớn trong việc cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu, ngăn ngừa thiên tai, giúp môi trường đất, nước, không khí thêm trong lành...Bảo vệ môi trường giống như việc bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta [ Lập luận so sánh].Ngay từ bây giờ, chúng ta cũng có thể vệ sinh môi trường bằng nhiều cách đơn giản: vứt rác đúng nơi quy định, vệ sinh tập thể nơi mình đang sinh sống, tiết kiệm nguồn nước...

Đề bài: Viết đoạn văn sử dụng thao tác lập luận so sánh:

Bài làm:

Ngày nay, việc học tập thông qua những phương tiện truyền thông đang rất phổ biến. Vậy thì giữa học bằng sách và học bằng Internet thì phương pháp học nào hiệu quả hơn? Quả thực, sẽ không có một câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi này, vì đối với mỗi người, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm riêng, và phụ thuộc vào mục đích sử dụng của từng cá nhân. Chẳng hạn, nếu học qua sách sẽ đem lại cho con người ta sự tập trung cao độ thì học bằng Internet lại tạo cho con người sự hứng thú. Học sách giúp ta đào sâu nghiên cứu được vấn đề một cách kỹ lưỡng trong khi những tài liệu trên mạng lại tràn lan và không có sự phân bổ rõ ràng , học sách có thể dễ tạo cảm giác buồn chán trong khi học trên mạng với những hình thức phong phú lại dễ tạo được cảm giác thích thú cho người học hơn. Do đó, cần phải hiểu rằng, mỗi phương pháp sẽ có một giá trị riêng, và con người ta cần biết cách hài hòa giữa hai hình thức và sử dụng đúng mục đích của mình thì phương pháp nào cũng sẽ đều có lợi và giúp ích cho bản thân ta.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thao tác này nhé.

1. Thao tác lập luận so sánh là gì ?

- Thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

- Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

- Tác dụng của lập luận so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh

- Trong thế giới khách quan, nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm chung và liên quan mật thiết với nhau, nhưng vẫn có những nét riêng. Trong quá trình nhận thức, người ta thường so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng để có được những nhận xét, đánh giá chính xác về chúng.

- Khi viết văn nghị luận người ta thường dùng so sánh để làm rõ, làm vững chắc thêm luận điểm của mình. Đó là so sánh trong lập luận.

Cách làm

- Trước hết là cần xác định đối tượng nghị luận từ đó tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc cần so sánh hai đối tượng cùng lúc

- Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.

- Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.

- Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.

3. Một số đoạn văn sử dụng thao tác lập luận so sánh

Đoạn văn mẫu 1:

Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại con rồng nhỏ có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.

Đoạn văn mẫu 2:

 Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Riêng trong học tập, những biểu hiện của đức tính trung thực là các bạn học sinh không quay học, không mang tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. Nó mang đến một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau. Người trung thực luôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người. Ngày nay, tính trung thực lại càng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt, được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Video liên quan

Chủ Đề