Vua Lê Chiêu Thống là người như thế nào

Ba từ Lê Chiêu Thống đã in sâu vào lịch sử Việt Nam khi bị cho là một người đã "cõng rắn cắn gà nhà" kéo quân xâm lược, giày xéo non sông. Vị hoàng đế cuối cùng của nhà Hậu Lê - Lê Chiêu Thống đã để lại bao tiếng xấu đồn xa cho đến tận ngày nay.

Chiến thắng vang dội của trận Ngọc Hồi - Đống Đa vào Tết Kỷ Dậu 1789 do Quang Trung [Nguyễn Huệ] dẫn dắt đã khiến Lê Chiêu Thống rơi vào bước đường cùng, không còn cơ hội trở về quê hương, nuôi ý định cầu cứu nhà Thanh.

Hình minh hoạ vua Quang Trung. [Ảnh: Vietlist]

Lê Chiêu Thống - Hư đế cuối cùng của thời kỳ Phủ Chúa

Lê Chiêu Thống tên thật là Lê Duy Kỳ [1765 - 1793], đồng thời là con trưởng của thái tử Lê Duy Vĩ. Lê Duy Vĩ là con vua Lê Hiến Tông - người ở ngôi vua Lê đến 47 năm, và đáng lẽ sẽ là người kế thừa ngôi vị, nhưng đúng lúc ấy, phủ Chúa Trịnh có Thế tử Trịnh Sâm.

Sau khi lật đổ họ Trịnh, anh em Tây Sơn giúp Lê Duy Khiêm [tức Lê Chiêu Thống] lên ngôi. Tuy vậy, Chiêu Thống không đủ uy tín và tài năng để cai quản đất nước, khiến người người ai oán.

Nguyễn Huệ trở vào Nam, Bắc Hà lúc này rơi vào loạn lạc, dân lầm than. Lê Chiêu Thống phải dựa vào thế lực của Đinh Tích Nhưỡng và Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị Vũ Văn Nhậm diệt, Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Quảng Tây [Trung Quốc] cầu cứu nhà Thanh.

Cảnh Lê Chiêu Thống quỳ lạy hoàng đế nhà Thanh được tái hiện qua tranh. [Ảnh: Zingnews]

>>> Có thể bạn muốn xem: DUY NHẤT TRONG SỬ VIỆT: VUA MÊ HOÀNG HẬU, GIẢI TÁN CẢ HẬU CUNG GIAI LỆ

Quá trình “cõng rắn cắn gà nhà” của Lê Chiêu Thống

Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cùng một số đại thần thân cận bỏ chạy lên phía bắc, cho người sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh. Nhận thấy đây là một thời cơ thuận lợi để xâm lược, vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân, theo sự chỉ dẫn của vua tôi Lê Chiêu Thống tiến sang nước ta, với danh nghĩa giúp nhà Lê đánh quân Tây Sơn giành lại chính quyền.

Ảnh phác hoạ Lê Chiêu Thống. [Ảnh: Văn Hiến Việt Nam]

Tôn Sỹ Nghị cầm đầu 290.000 quân Thanh, gấp rút kéo sang nước ta, mang tiếng giúp nhà Lê chống lại nghĩa quân Tây Sơn nhưng thực ra là sang xâm lược nước ta. Ngay khi vào đến thành Thăng Long, chúng trở mặt chẳng coi Lê Chiêu Thống ra gì.

Theo sách "Hoàng Lê Nhất Thống Chí", Lê Chiêu Thống chầu chực mỗi ngày ở bản doanh của Tôn Sỹ Nghị để nghe lời sai khiến. Nhân dân Đàng Ngoài vừa trải qua những năm loạn lạc, đói khổ, cuối năm 1788 lại phải chứng kiến hàng chục vạn quân xâm lược tràn vào Thăng Long.

Hình ảnh nhân dân Đàng Ngoài tái hiện qua ảnh phác hoạ. [Ảnh: Zingnews]

Trở lại ngôi vua, Lê Chiêu Thống được cho là đã tìm mọi cách bắt nhân dân đóng góp để phục vụ quân Thanh xâm lược. Cảnh cướp bóc, tàn phá, hoành hành lại xảy ra ở khắp nơi có quân Thanh đóng giữ, khiến cho nhiều người căm phẫn .

Khi quân Thanh đại bại, Lê Chiêu Thống cùng gia quyến và các bề tôi trung thành lại chạy theo sang Trung Quốc, hy vọng cầu viện nhà Thanh một lần nữa. Nhưng lúc này, tình hình đã khác, nơi đất khách quê người, ông vua bán nước bị đối xử tệ bạc.

>>> Có thể bạn muốn xem: NHAN SẮC CÁC BÀ HOÀNG THỜI NGUYỄN: NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU LÀM VUA SI MÊ

Ra đi khi chưa đầy 30 tuổi

Sau những trận thua tan tác ở Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa, quân Thanh khiếp sợ vua Quang Trung và quân Tây Sơn. Mặt khác, vua Quang Trung cũng tìm cách hòa hiếu với kẻ thù để giữ yên bờ cõi.

Trong khi ấy, Phúc Khang An giả vờ bảo Lê Chiêu Thống: “Ngày xuất quân không còn xa, vương nên tự mình đem tả hữu liêu thuộc làm quân dẫn đường đi trước. Nhưng bây giờ nên gọt đầu gióc tóc, thay đổi quần áo giống như người Trung Quốc, để khi về Nam quân giặc không thể phân biệt được, thì công lớn mới có thể thành. Sau khi khôi phục nước nhà, bấy giờ sẽ lại theo như tục cũ. “Việc binh không ngại dùng cách xảo trá” Vương nên nghĩ tới chỗ đó.” [ Hoàng Lê Nhất Thống Chí].

Lê Chiêu Thống tưởng thật, vâng lệnh ngay, lại còn nói: “Chúng tôi không giữ được nước nhà, may nhờ thiên triều cứu viện, dù cả nước phải ăn mặc như người Trung Quốc, cũng xin vâng lệnh. Việc ấy còn có tiếc gì?” [Hoàng Lê Nhất Thống Chí].

Phúc Khang An. [Ảnh: Baidu]

Vậy là Phúc Khang An bèn làm một tờ biểu kín tâu với vua Càn Long, nói rằng vua Lê Chiêu Thống không còn có ý xin cứu viện nữa, xin ở lại yên ổn trong đất Trung Quốc. Vậy xin bãi bỏ các đạo quân định đưa sang đánh dẹp phương Nam. Hoà Khôn nhân dịp tâu xin phong vương cho vua Quang Trung. Vua Thanh phê duyệt. [theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí].

Lừa được Chiêu Thống rồi, Khang An còn bố trí cho Chiêu Thống chạm trán phái đoàn sứ bộ của Quang Trung. Tận mắt chứng kiến cách đối đãi rất hậu của vua Càn Long dành cho phái đoàn sứ bộ của vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống được cho là đã rất tức tối nhưng không làm gì được.

Lê Chiêu Thống thời chưa cầu viện nhà Thanh. [Ảnh: Dòng tiên Việt Nam]

Trong thời gian ở Yên Kinh, Lê Chiêu Thống tiếp tục cầu xin nhà Thanh cho viện binh về nước để khôi phục nhà Lê. Nếu không được thì cũng cho mượn 2 châu Tuyên Quang, Hưng Hóa để xây dựng lực lượng. Quan nhà Thanh luôn tìm cách dối quanh để khất lần. Chiêu Thống cũng không làm được gì hơn.

Nhiều lần vua Lê Chiêu Thống muốn gặp vua nhà Thanh, nhưng khi vua Chiêu Thống đi vào cửa vườn, bị lính giữ vườn ngăm cấm không cho đi. Bấy giờ có Nguyễn Văn Quyên đi theo hầu vua, thấy lính vô lễ, mới nổi giận lên mà mắng nhưng lại bị họ hành hung.

Từ đó vua Chiêu Thống trong bụng buồn bã, không dám nói đến việc xin binh nữa. Sang tháng năm năm Nhâm Tý [1792], hoàng tử của Lê Chiêu Thống mất. Quá đau buồn, Chiêu Thống mắc bệnh ngày càng nặng, đến tháng mười năm Quý Sửu [1793] thì mất khi mới 28 tuổi.

>>> Có thể bạn muốn xem: HÌNH ẢNH CUỐI CỦA TRIỀU THANH: VUA PHỔ NGHI ĐÃ CẮT TÓC TÉM TỪ 14 TUỔI

Dẫu chuyện năm đó thực hư thế nào mặc lòng, nhưng tưởng đến tình cảnh vua Chiêu Thống lúc bấy giờ thì ai ai cũng ngại thay cho ông vua một nước, phải đày đọa đến nỗi như thế, lưu lạc nơi xứ người.

Tổng hợp từ: Zing, Người Kể Sử, Hoàng Lê Nhất Thống Chí.

DUY NHẤT TRONG SỬ VIỆT: VUA MÊ HOÀNG HẬU, GIẢI TÁN CẢ HẬU CUNG GIAI LỆ

Chuyện năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình của vua chúa ngày xưa. Thế nhưng, trong sử sách Việt Nam vẫn có trường hợp ngoại lệ - một vị vua sẵn sàng giải tán toàn bộ hậu cung chỉ vì quá mức say đắm nhan sắc của Hoàng hậu. 

Nam Phương Hoàng hậu tài sắc vẹn toàn, dung mạo sắc nước hương trời, học thức uyên thâm, tính tình điềm đạm, cư xử đúng mực, cộng thêm gia thế hiển hách đã khiến vị vua Bảo Đại nổi tiếng đào hoa sẵn sàng từ bỏ cả hậu cung, ngay cả Thái hậu cũng không thể ngăn cản.

Cùng xem chi tiết TẠI ĐÂY

Từ hoàng đế, Lê Chiêu Thống tự biến mình thành kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” để rồi cuối cùng phải đón nhận kết cục bi thảm.

Cuối năm 1788, lợi dụng hành động rước voi giày mả tổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, nhà Thanh phái Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị mang 290.000 quân xâm lược nước ta.

Nhận được tin, Quang Trung - Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi hoàng đế ở núi Bân [Huế], kéo quân ra Bắc diệt giặc. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vào Tết Kỷ Dậu 1789 khiến Lê Chiêu Thống rơi vào bước đường cùng, không còn cơ hội trở về quê hương.

Vua không ra vua

Sau khi lật đổ họ Trịnh, anh em Tây Sơn giúp Lê Duy Khiêm [Lê Chiêu Thống] được kế vị. Tuy vậy, Chiêu Thống không đủ uy tín và tài năng để cai quản đất nước.

Nguyễn Huệ vào Nam, Bắc Hà rơi vào loạn lạc, Lê Chiêu Thống phải dựa vào thế lực của Đinh Tích Nhưỡng và Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị Vũ Văn Nhậm diệt, Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Quảng Tây [Trung Quốc] cầu cứu nhà Thanh.

Tranh minh họa Lê Chiêu Thống rước quân Thanh về giày mả tổ.

Quân Thanh do Tôn Sỹ Nghị cầm đầu gấp rút kéo sang nước ta, thực hiện mưu đồ đen tối. Ngay khi vào Thăng Long, chúng chẳng coi Lê Chiêu Thống ra gì.

Theo sách "Hoàng Lê nhất thống chí", Lê Chiêu Thống hàng ngày ngày vào chầu chực ở bản doanh của Tôn Sỹ Nghị để nghe lời sai bảo.

“Ngày ngày sau buổi chầu, vua lại tới chờ ở bản doanh của Nghị để nghe truyền việc quân, việc nước. Vua cưỡi ngựa đi trước, Lê Quýnh cưỡi ngựa đi sau, quân lính hộ vệ chỉ vài chục người. Người trong kinh có kẻ không biết là vua. Có người biết, thì họ nói riêng với nhau rằng: Nước Nam ta từ khi có đế, có vương tới nay, chưa bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Việc gì cũng do viên tổng đốc người Mãn quyết định, có khác gì phụ thuộc”, trích sách trên.

Có hôm, vua tới yết kiến, Tôn Sĩ Nghị không tiếp, chỉ cho người truyền bảo: “Hôm nay không có việc quân, việc nước gì. Hãy về cung yên nghỉ”.

Khi quân Thanh đại bại, Lê Chiêu Thống cùng gia quyến và các bề tôi trung thành lại chạy theo sang Trung Quốc, hy vọng cầu viện nhà Thanh một lần nữa. Nhưng lúc này, tình hình đã khác. Nơi đất khách quê người, ông vua bán nước bị đối xử tệ bạc.

Số phận bi thảm của ông vua mất nước

Sau những trận thua tan tác ở Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa, quân Thanh khiếp sợ vua Quang Trung và quân Tây Sơn. Mặt khác, vua Quang Trung cũng tìm cách hòa hiếu với kẻ thù để giữ yên bờ cõi.

Viên đại thần quốc thích nhà Thanh là Phúc Khang An giả vờ bảo Lê Chiêu Thống: “Ngày xuất quân không còn xa, vương nên tự mình đem tả hữu liều thuộc làm quân dẫn đường đi trước. Nhưng bây giờ nên gọt đầu cắt tóc, thay đổi quần áo giống người Thanh, để không thể phân biệt được, công lớn mới có thể thành. Sau khi khôi phục nước nhà, bấy giờ sẽ lại theo như tục cũ. Việc binh không ngại dùng cách xảo trá, vương nên nghĩ tới chỗ đó.”

Cảnh Lê Chiêu Thống nhục nhã quỳ lạy hoàng đế nhà Thanh được tái hiện qua tranh.

Lê Chiêu Thống tưởng thật, vâng lệnh gọt tóc theo kiểu người Thanh ngay, còn nói: “Chúng tôi không giữ được nước nhà, may nhờ thiên triều cứu viện, dù cả nước phải ăn mặc như vậy cũng xin vâng lệnh. Việc ấy còn có tiếc gì?”.

Khang An bèn làm tờ biểu kín tâu với vua Thanh nói rằng vua An Nam không còn ý xin cứu viện nữa. Vua tôi đều đã cắt tóc đổi đồ mặc, xin ở lại yên ổn, xin bãi bỏ các đạo quân định đưa sang đánh dẹp phương Nam. Nịnh thần Hoà Thân cũng nhân dịp tâu xin phong vương cho vua Quang Trung. Càn Long lập tức chuẩn y.

Lừa được Chiêu Thống, Khang An còn làm nhục ông vua lưu vong bằng cách bố trí cho chạm trán phái đoàn sứ bộ của Quang Trung sang thăm nhà Thanh năm 1790.

Tận mắt chứng kiến cách đối đãi rất hậu của vua Càn Long dành cho phái đoàn sứ bộ của vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống rất tức tối nhưng không làm gì được.

Trong thời gian ở Yên Kinh, Lê Chiêu Thống tiếp tục dâng biểu xin nhà Thanh cho viện binh về nước khôi phục nhà Lê. Nếu không được thì cũng cho mượn 2 châu Tuyên Quang, Hưng Hóa để xây dựng lực lượng, hoặc lẻn vào Gia Định cầu viện Nguyễn Ánh. Quan nhà Thanh luôn tìm cách dối quanh để khất lần. Có lúc, chúng bảo cho mượn đất Khâm Châu [Quảng Đông], có lúc bảo cho về Tuyên Quang.

Bấy giờ, một người con của vua Càn Long biết hoàn cảnh của vua tôi Lê Chiêu Thống, có ý thương xót, liền nhờ Hòa Thân nói tốt cho trước mặt Càn Long.

Hòa Thân tâu lại với vua, hoàng tử này bị đánh đòn, sinh bệnh mà chết. Từ đấy, vua Lê không còn dám nói đến việc xin quân cứu viện nữa, trong lòng uất ức khôn nguôi.

Mùa hè năm Nhâm Tý [1792], con đầu của vua Lê Chiêu Thống bị bệnh đậu qua đời. Vua Lê lo buồn sinh bệnh, thoi thóp nằm liệt không dậy được. Năm sau, bệnh nhà vua càng nguy kịch. Ông qua đời khi mới 28 tuổi, kết thúc cuộc đời bi kịch, nhục nhã của vua bán nước “cõng rắn cắn gà nhà”.

Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, nhà Thanh cho Lê Quýnh cùng các quan tòng vong được đưa di hài Lê Chiêu Thống về táng ở quê nhà và cho các bề tôi trốn theo được về nước.

Khi di hài vua Lê được đưa về đến Thăng Long, các quan thay hài cốt sang chiếc tiểu khác rồi táng ở lăng Bàn Thạch [Thọ Xuân - Thanh Hóa].

Từ voi chiến ra trận thời Bà Trưng đến cõng đại bác nhà Tây Sơn Trong lịch sử Việt Nam, voi được xem là binh chủng đặc biệt, từng tham gia nhiều trận đánh lớn. Việc thuần voi, huấn luyện voi chiến được người xưa thực hiện ra sao?

Video liên quan

Chủ Đề