Xây dựng giá trị cốt lõi cho nhân cách văn hóa, con người Việt Nam công dân khoa học nhân văn

Đoàn chủ tịch chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội gồm các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự tại điểm cầu tỉnh Bình Dương.

Dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội và các tỉnh còn có các đồng chí ủy viên Trung ương Đảng; các đồng chí bí thư thành ủy, tỉnh ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố...

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trọng Hải

Điểm cốt lõi của văn hóa chính là xây dựng con người

Phát biểu định hướng tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Phải tiếp tục quán triệt sâu sắc, kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Kế thừa đường lối của Đảng ta về văn hóa, phát triển với tinh thần đổi mới, sáng tạo. Đó là quan điểm văn hóa soi đường cho quốc dân đi.

Văn hóa phải là một mặt trận, văn hóa phải mang tính dân tộc, tính khoa học. Đó là quan điểm trong thời kỳ đổi mới. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, phải là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nội dung cốt lõi của văn hóa chính là xây dựng con người. Đây vừa là mục tiêu vừa là vấn đề trung tâm vừa là động lực vừa là nguồn lực quan trọng nhất cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, để Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận và làm rõ những vấn đề: Quán triệt, triển khai và thực hiện chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Tiếp tục quán triệt sâu sắc ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị. Tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của văn hóa trong sự phát triển nhanh, bền vững đất nước, đề ra những giải pháp cụ thể, phù hợp, tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức về văn hóa, chuyển hóa nhận thức thành hành động.

Đưa phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, phát triển sâu rộng, thực chất, thật sự là phong trào tự nguyện, tự giác của người dân, từng gia đình, tập thể, cộng đồng. Toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải nêu gương trong thực hiện văn hóa đạo đức, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống và hoạt động xã hội.

Nghiên cứu, thảo luận làm rõ những thành tựu, hạn chế trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa các đường lối, chủ trương phát triển văn hóa của Đảng thành hệ thống pháp luật. Tìm ra những giải pháp cụ thể, phù hợp để xây dựng môi trường văn hóa đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, nhân văn.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, đại biểu tại Hội nghị sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa trong bối cảnh hiện nay và hướng đến tương lai nhằm mục đích cao nhất là đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.

Văn hóa muốn phát triển phải bắt đầu từ gia đình

Nói về vấn đề khơi dậy những động lực và sức mạnh văn hoá tại hội nghị, GS,TS Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng: Trước hết phải tạo ra được một xã hội có môi trường văn hóanhân bản, lành mạnh và tiến bộ, mọi thứ trong môi trường đó phải rõ ràng, minh bạch.

Trong xã hội đó sự trung thực, lòng trắc ẩn, hướng thiện phải được đề cao. Bảo vệ và phát huy nền văn hóatruyền thống của dân tộc vốn được xây đắp hàng ngàn đời nay bằng máu xương và mồ hôi, nước mắt của biết bao thế hệ cha ông.

Nền văn hóa đó phải bắt đầu từ cái nôi đầu tiên là gia đình với những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam rồi tới cộng đồng và xã hội. Đó là những động lực văn hóanâng con người ta lên trước những thử thách, khó khăn.

GS,TS Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phát biểu. Ảnh: Trọng Hải

GS, TS Lê Hồng Lý lấy ví dụ điển hình ở trường hợp nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn khi ông đi thi giải Chopin tại Ba Lan năm 1980.

Một mình nghệ sĩ đơn thương độc mã, như ông bộc bạch: Không ai đi thi mà không người quen, không gia đình, không thầy, không bạn bè, không tiền bạc, không tiếng tăm, hoàn toàn zero như tôi năm đó. Chỉ có 2 dòng vẻn vẹn là sinh ở Việt Nam năm 1958, đang học ở Nhạc viện Tchaikovsky.

Song khi Lên sân khấu tôi có cảm giác tự dưng mình có một sức mạnh gì đó ở đằng sau làm cho mình đánh một cách đầy tự tin. Sức mạnh gì đó ở đằng sau và lòng kiêu hãnh mà người nghệ sĩ này có được đó chính là văn hóagiáo dục của gia đình và sức mạnh văn hóacủa con người Việt Nam trước những gian nan thử thách mà ông được rèn giũa trong thời gian sống, với những trải nghiệm ở gia đình và đất nước Việt Nam.

Theo GS, TS Lê Hồng Lý, cần hiểu động lực và sức mạnh nội sinh của văn hóakhông phải tự dưng ngày một ngày hai mà có được, mà cái động lực và sức mạnh ấy phải được nuôi dưỡng, giáo dục, vun đắp, chăm bón từng ngày, từng giờ, từ những công việc hết sức nhỏ bé, bình thường diễn ra hằng ngày đến sự trải nghiệm, từng trải được hun đúc, trao truyền ngấm dần từ thế hệ này qua thế hệ khác trở thành căn tính, truyền thống trở thành gen di truyền văn hoá trong mỗi con người.

TS Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Ảnh: Trọng Hải

Cũng tại hội nghị, bày tỏ quan điểm về xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới, TS Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: Đầu tư cho công tác xây dựng gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững, cho dù nền khoa học trên thế giới có phát triển tối tân và hiện đại đến đâu nhưng những giá trị như: Giáo dục đạo đức, ứng xử văn hóa trong gia đình, tình cảm yêu thương gắn bó để vượt qua những trở ngại, gập ghềnh, những thăng trầm của cuộc sống, sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ đùm bọc, động viên, khích lệ từ gia đình không gì có thể thay thế được.

TS Trần Tuyết Ánh khẳng định: Khát vọng phát triển đất nước hùng cường và giàu bản sắc văn hoá đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục nhân cách con người nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình nói riêng, nhằm tạo ra con người Việt Nam có tầm vóc thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, có đủ trí tuệ, tài năng đưa nước ta hội nhập với nền văn minh của chung của nhân loại.

Tuy nhiên, vẫn giữ vững được đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc chính là nền tảng cơ bản, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa khát vọng xây dựng hệ giá trị gia đình trong tình hình mới.

Toàn cảnh Hội nghị.Ảnh: Trọng Hải

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn các cấp, ngành hãy bằng những hành động cụ thể chú trọng hơn nữa đến văn hóa. Phải dành cho văn hóa nhiều thời gian, phải lắng nghe ý kiến của những người nghiên cứu về văn hóa và những nhà hoạt động văn hóa có kinh nghiệm trước khi đưa ra các quyết định của mình, cho dù các quyết định ấy không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực văn hóa bởi văn hóa có trong mọi lĩnh vực của đời sống và nằm trong mọi quyết định của các cấp lãnh đạo.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tất cả các Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp để làm sao sau Hội nghị này có thật nhiều các hoạt động, các chương trình thật thiết thực. Phải đề ra chương trình có thể thực hiện nhiều năm, chứ không quá ham làm nhiều việc một lúc mà phải thật chắc chắn từng bước một.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn tất cả mọi người cùng lan tỏa tinh thần, đề cao giá trị truyền thống của dân tộc của người Việt Nam; phải bồi dưỡng thêm tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc.

Tôi tin rằng, chúng ta sẽ có thể xây dựng một đất nước phát triển phồn vinh, vì hạnh phúc của nhân dân và nền văn hóa, văn hiến của Việt Nam, để vươn ra, để hòa vào trong dòng chảy của văn minh nhân loại, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

KHÁNH HUYỀN

Video liên quan

Chủ Đề