Xây dựng môi trường ngoại ngữ trong và ngoài lớp học

Your browser does not support the audio element.

[HBĐT] - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tỉnh ta nằm trong top những tỉnh có điểm trung bình môn tiếng Anh thấp nhất cả nước, với 3,25 điểm. Số lượng bài thi môn tiếng Anh đạt từ 9 điểm trở lên chỉ có 51 bài, chiếm khoảng 6% tổng số bài thi. Các bài thi tập trung chủ yếu ở mức điểm dưới 5. Những con số này đã phần nào nói lên chất lượng công tác dạy và học tiếng Anh của ngành Giáo dục tỉnh còn nhiều hạn chế.


Trường tiểu học thị trấn Hàng Trạm [Yên Thủy] sử dụng các gốc cây, chân cầu thang, tường lớp học là không gian để học sinh tiếp cận và sử dụng tiếng Anh. 

Thực tế này đòi hỏi quyết tâm đổi mới mạnh mẽ trong việc tổ chức phong trào học tiếng Anh, cũng như xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các trường học.

Tiếng Anh không chỉ nằm trong các trang sách, gói gọn trong giờ giảng của thầy cô, mà những câu tiếng Anh đơn giản được treo lên gốc cây giữa sân trường cùng tấm bảng có hình ngộ nghĩnh; tiếng Anh theo chủ đề cùng hình vẽ minh họa được trang trí ở chân cầu thang. Tiếng Anh hiện hữu khắp nơi giúp học sinh làm quen, ghi nhớ và có thói quen nói, sử dụng tiếng Anh. Đó là cách làm khá mới, hiệu quả của trường tiểu học thị trấn Hàng Trạm [Yên Thủy] trong việc xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh trong trường học. Cô giáo Hoàng Thị Khánh Hằng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hạn chế lớn nhất trong việc dạy và học tiếng Anh thời gian qua là vấn đề giao tiếp, phát âm, môi trường sử dụng tiếng Anh. Từ khi nhà trường xây dựng môi trường học tiếng Anh với không gian mở, khắp khuôn viên nhà trường đã cho thấy học sinh rất thích thú, tích cực với việc học tiếng Anh. Chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh cũng được nâng lên rõ nét.

Xây dựng môi trường học, sử dụng ngoại ngữ là điểm quan trọng mấu chốt trong việc nâng cao chất lượng học tiếng Anh hiện nay. Đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Việc tổ chức phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học, sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường nhằm tạo lập môi trường để cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh phát huy hiệu quả năng lực dạy và học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng. Khuyến khích giáo viên, học sinh tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ. Đồng thời, xây dựng các giải pháp đổi mới toàn diện công tác dạy và học ngoại ngữ theo hướng phát triển kỹ năng, phát triển năng lực ngôn ngữ; phát triển tiếng Anh cộng đồng, tạo môi trường tiếng Anh cho học sinh, giáo viên. Phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ phải được triển khai đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, địa phương, trở thành việc làm thường xuyên của mỗi đơn vị, trường học từ năm học 2020-2021.

Các đơn vị, trường học sẽ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường từ năm học 2020-2021. Tổ chức lễ phát động phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ thông qua hoạt động sinh hoạt tập thể, chào cờ đầu tuần của nhà trường trong tháng 9 hoặc tháng 10/2020. Đưa nội dung "Phong trào học tiếng Anh, xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ” thành nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tuyên truyền để khuyến khích giáo viên, học sinh tích cực tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ phục vụ nhu cầu học tập, trao đổi thông tin, công việc.

Hiện, tiếng Anh là môn thi bắt buộc với các kỳ thi tuyển sinh vào 10, thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào các trường cao đẳng, đại học. Việc nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh là hết sức cần thiết. Do đó, với những mô hình triển khai thí điểm cho hiệu quả thiết thực cần tiếp tục nhân rộng. Mục tiêu đặt ra là phải nâng cao chất lượng phong trào dạy và học tiếng Anh một cách thực chất.

Dương Liễu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc============================ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾNKính gửi:Hội đồng sáng kiến thành phố Ninh Bình.Chúng tôi:SốTT123ChứcdanhTrình độTỷ lệ [%]đóng gópvào việctạo rasáng kiếnĐinh Minh HằngTrườngTHCS05/11/1973NinhThànhHiệutrưởngThạc sỹ60%Nguyễn Bá Hoành10/8/1962TrườngTHCSNinhThànhPhó HTĐại học20%19/8/1977TrườngTHCSNinhThànhGiáoviênĐại học20%Họ và tênNguyễn Thị BìnhNgàytháng nămsinhNơicôngtácLà tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp xâydựng môi trường và tạo động lực học tiếng Anh cho học sinh THCS.I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng-Tên sáng kiến: Một số giải pháp xây dựng môi trường và tạo động lựchọc tiếng Anh cho học sinh THCS.- Lĩnh vực áp dụng: Phát triển môi trường học tiếng Anh cấp THCS.Mục tiêu của đề án là đổi mới toàn dạy và học ngoại ngữ trong cáctrường của Việt Nam với mục đích "đến năm 2020, đa số thanh niên ViệtNam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử1dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập,đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người”.Như vậy, việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường THCS rất quan trọng,tạo tiền đề cho việc hoàn thành mục tiêu đề án. Mặc dù trong nhiều năm quagiáo viên dạy tiếng Anh đã được tham gia nhiều lớp tập huấn để nâng caotrình độ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học, xong trong thực tế việc họctiếng Anh của học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả, học sinh chưa thực sự hứngthú trong việc học, các hình thức tổ chức dạy chưa thực sự tạo niềm đam mêtìm tòi tự học của học sinh. Là một nhà quản lý, một giáo viên dạy tiếng Anhtôi luôn xác định được tầm quan trọng của việc khơi gợi niềm đam mê tronghọc tập của học sinh, bởi với tôi “Biết mà học không bằng thích mà học,thích mà học không bằng vui say mà”. Chính từ nhận thức đó tôi luôn tìmcách xây dựng môi trường và tạo động lực họccho học sinh.II. Nội dung sáng kiến1. Giải pháp cũ1.1. Thực trạng việc dạy và học tiếng Anh ở trường THCS hiện nay:*Giáo viên:Dạy theo các chủ đề trong sách giáo khoa, dạy theo đúngphân phối chương trình, các hoạt động dạy và học phần lớn được thực hiệntrong lớp với thời gian quy định là 45 phút. Gần đây một số trường đã đưanội dung sử dụng tiếng Anh qua các buổi chào cờ đầu tuần, các chuyên đềsinh hoạt tiếng Anh toàn trường hoặc các khối lớp do giáo viên lựa chọn, chủđộng lên kế hoạch, hình thức tổ chức chủ yếu giáo viên đặt câu hỏi, học sinhtrả lời.Trong buổi hoạt động ngoại khóa, giáo viên xây dựng về chủ đề.VDtrong tháng 4 năm 2018 giáo viên xây dựng chủ đề“chào mừng kỉniệm 1050 nhà nước Đại Cồ Việt”GV: When did Đinh Bo Linh become the King?HS: in 968GV: How long ago did Ly Cong Uan leave Hoa Lu?HS: 1009 years ago.2Câu hỏi trong các buổi ngoại khóa chủ yếu được các em học sinh cólực học khá tốt trả lời, hoạt động này chưa mang tính lan tỏa đến mọi đốitượng học trong nhà trường.*Học sinh:Trong tiết học chính khóa: Học sinh thường học theo yêu cầu củagiáo viên, phần lớn học sinh học theo nội dung sách giáo khoa, học theo sựđịnh hướng của giáo viên soạn giảng, chuẩn bị trước. Học thuộc từ mới, cấutrúc câu và pphatts triển các kỹ năng chủ yếu qua các phần các mục kiến thứctrong sách.Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa: học sinh nghe câu hỏi đượcgiáo viên chuẩn bị trước và trả lời. Mặc dù trong những năm gần đây cáctrường có vận dụng đổi mới, xong việc đổi mới vẫn chưa tạo được cho ngườihọc thế chủ động, chưa phát huy tính sáng tạo, niềm đam mê học tập của họcsinh.1.2.Ưu điểm giải pháp cũ:- Đảm bảo đầy đủ những nội dung theo chương trình sách giáo khoa,đủ các bước theo quy định dạy chung cho mọi đối tượng.- Giáo viên luôn ở thế chủ động, luôn kiểm soát, định hướng và chuẩn bịđược kiến thức từ trước điều này không gây lúng túng cho giáo viên.- Học sinh luôn được giáo viên chủ động giao nhiệm vụ và các nộidung để chuẩn bị cho bài học tiếp theo, các thông tin và nội dung được giaochủ yếu đều có sẵn trong sách giáo khoa.1.3. Nhược điểm giải pháp cũ- Chưa tạo được cơ hội cho học sinh phát huy khả năng, năng lựcphẩm chất, trách nhiệm của bản thân.- Học sinh không phát huy được tính tự chủ, sáng tạo. Luôn thụ độngthực hiện các hoạt động do giáo viên đề ra.- Các phần rèn luyện kỹ năng thường bị lặp đi lặp lại gây nhàm cháncho học sinh.3- Chưa tạo được môi trường, niềm đam mê, hứng thú trong việc họctập của học sinh.- Những học sinh không có năng khiếu học ngoại ngữ, những học sinhbị hổng kiến thức hoặc những học sinh chưa học tốt môn tiếng Anh khôngcó cơ hội bù đắp và nâng cao kiến thức của mình.2. Giải pháp mới:2.1. Giải pháp đột phá thiết lập môi trường học tiếng Anh trong nhàtrường.2.1.1. Tăng cường và làm mới công tác tuyên truyền.* Đối với giáo viên: Các công văn chỉ đạo đổi mới được gửi vào mailcủa giáo viên. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tự nghiên cứu tài liệu, truy cậpmạng internet để bổ sung thông tin cần thiết, sau đó yêu cầu giáo viên sinhhoạt nhóm thảo luận về nội dung văn bản giúp giáo viên hiểu tường minhcác văn bản được triển khai, từ đó cho giáo viên lựa chọn và xây dựng cácchủ đề, chuyên đề phù hợp với đối tượng học sinh, các chủ đề được gắn liềnvới nội dung chỉ đạo chung theo tuần hoặc theo tháng.Hướng dẫn giáo viên thực hiện các trò chơi đơn giản nhằm tạo môitrường học cho tất cả mọi đối tượng học sinh.Với các hình thức tổ chức các trò chơi đơn giản,giúp GV không mấtnhiều thời gian chuẩn bị, giáo viên áp dụng thực hiện được trong các hoạtđộng dạy trong tiết chính khóa hoặc các hoạt động ngoại khóa. Học sinhhào hứng, chủ động, không bị áp lực, dễ dàng tiếp nhận kiến thức cho mọiđối tượng học sinh.*Đối với học sinh: Hình thức tuyên truyền thông qua các khẩu hiệutrên sân trường,trên lớp hoặc qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức chohọc sinh thi thiết kế các khẩu hiệu bằng tiếng Anh, trả lời các câu hỏi tiếngAnh vào các buổi hoạt động tập thể, cho học sinh xem clips về các đoạn hộithoại ngắn nói lên tầm quan trọng của tiếng Anh trong giao tiếp được sử4dụng khi đi ra nước ngoài, hoặc cho học sinh nghe các bài hát tiếng Anhthông dụng dễ học, dễ hát nhằm khơi dạy mong muốn học tiếng Anh và tạohưng phấn cho các em học sinh. Ngoài ra phối hợp với các tổ chức, cáctrung tâm dạy tiếng Anh trên địa bàn thành phố đến giao lưu với các em.Khích lệ học sinh xây dựng các tiểu phẩm với các chủ đề, nội dung phù hợpdưới sự hỗ trợ của các thầy cô.* Đối phụ huynh: Tổ chức họp phụ huynh toàn trường theo khối lớp,hiệu trưởng chủ trì việc tuyên truyền, quán triệt nội dung xây dựng môitrường học tiếng anh và hình thức đổi mới dạy học tiếng Anh hiện nay, phổbiến một số phương pháp giúp con em mình học tốt môn tiếng Anh.52.1.2. Các hoạt động được thực hiện nhằm xây dựng môi trường và tạođộng lực học tiếng Anh trong nhà trường.*Đối với giáo viên:+ Giáo viên dưới 40 tuổi khi xin phép hiệu trưởng nghỉ, hoặc đổi giờphải nói ít nhất một câu bằng tiếng Anh+ Khích lệ giáo viên biết tiếng Anh qua nhiều hình thức như thiết kếbảng giới thiệu về nhiệm vụ của đội ngũ CBGVNV nhà trường bằng tiếngAnh. Hiệu trưởng yêu cầu tất cả CBGVNV đều nói được môn mình dạy vànhiệm vụ của mình bằng tiếng Anh.+ Trong các buổi họp trường, hiệu trưởng thường sử dụng tiếng Anhđể chào hỏi.6*Đối với học sinh:- Tổ chức cho học sinh nhiều hoạt động như:+ Tổ chức cho các lớp thi thiết kế khẩu hiệu bằng tiếng Anh trên sântrường và trong lớp học. Sau đó các nội dung này được giáo viên tiếng Anhduyệt và làm các khẩu hiệu treo ở sân trường và ở trong lớp. Đấy chính làhình thức xã hội hóa nhằm mục đích xây dựng môi trường học tiếng Anhtrong nhà trường, với hình thức này các em không chỉ được học trong lớpmà còn được học bằng chính những hoạt động thường ngày của mình. Họcsinh đi đâu, nhìn bất cứ chỗ nào trong nhà trường cũng được học và đượctiếp thu. Nó sẽ găm vào trí nhớ của học sinh một cách lâu nhất và có hiệuquả nhất. Đây không phải là hình thức học tập ép buộc, mà tự học sinh tiếpthu, học sinh tự tạo hứng thú, nó gắn với cuộc sống hàng ngày nên rất gầngũi với học sinh trong quá trình học tập.7+ Tổ chức thi nói tiếng Anh toàn trường trong các kỳ thi khảo sát chấtlượng đầu năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo lịch thi khảo sát các môn văn hóacủa phòng Giáo dục và đào tạo thành phố.+ Tổ chức các buổi ngoại khóa tiếng Anh tại các khu di sản văn hóađịa phương.+ Tổ chức cho học sinh thi trang trí sân vườn và thuyết trình với chủđề “Nét đẹp quê hương em”bằng tiếng Anh.+ Tổ chức sinh hoạt tiếng Anh cho học sinh theo khối dưới hình thứcnghe và hát theo các bài hát.+ Khích lệ học sinh nói tiếng Anh khi gặp hiệu trưởng. [HS có thể nóicả câu, hoặc một từ bất kỳ mà học sinh biết].+ Tổ chức lễ hội và thi tài năng tiếng Anh cấp trường.8+ Khích lệ và giao nhiệm vụ cho học sinh theo khối lớp, tự chuẩn bịnội dung sinh hoạt như đóng kịch, hát, nói tiếng Anh vào sáng thứ 2 hàngtuần với lượng thời gian là 7 đến 10 phút.[ Các nội dung này được duyệt vàhướng dẫn thực hiện vào chiều thứ 3 hàng tuần]+ Tổ chức cho học sinh tiếp cận với các hình thức trải nghiệm bằngtiếng Anh như: Hùng biện, sân chơi trí tuệ, văn hóa ẩm thực, văn hóa lễ hội,tình yêu quê hương đất nước, giới thiệu di tích lịch sử, hoa cây cảnh và cácdi sản của địa phương.+ Chỉ đạo tổ chức trải nghiệm trên lớp học hướng tới các hoạt độngnhư tổ chức sinh nhật giáo viên, học sinh, kỷ niệm các ngày lễ, các chủ đềliên quan đến thầy cô và mái trường, các tệ nạn xã hội, các vẫn nạn học sinhhay mắc phải, thi hùng biện tranh cử các chức danh trong lớp, thi làmprofile.... Hoạt động này được giáo viên tiếng Anh, giáo viên chủ nhiệm phốihợp thực hiện thường xuyên trong giờ sinh hoạt lớp và một số tiết học tiếngAnh.Trên cơ sở hoạt động trải nghiệm trên lớp, Ban giám hiệu chỉ đạo tổchuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo khối lớp: 01lần/tháng với tổ hợp các nội dung như thi làm thiếp tiếng Anh các ngày lễlớn và tổ chức ngày hội văn hóa, tổ chức các sân chơi trí tuệ......2.1.3. Hướng dẫn xây dựng và tổ chức các trò chơi.Chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên xây dựng nội dung tổ chức các tròchơi.[ Hình thức chơi này được áp dụng trong các hoạt động khởi độngcủa giờ học chính khóa và trong buổi hoạt động ngoài giờ, hoạt động tậpthể]+ Thường xuyên tổ chức các trò chơi cho học sinh vào sáng thứ 2 đầutuần như: Đuổi hình bắt chữ, Tìm từ, Hãy làm theo tôi nói, không làm theohành động của tôi .......9VD1. Đuổi hình bắt chữGV đưa ra 2 bức tranhĐáp án: horsefishĐáp án: BadmintonĐáp án: History10Thực hiện trò chơi đuổi hình bắt chữ, hình thức này vừa dễ thực hiệnvừa gây hứng thú rất lớn cho học sinh, phát huy được năng lực phán đoán,chí tưởng tượng và óc sáng tạo của học sinh.VD2: Tìm từCách chơi: Giáo viên nói một từ bất kỳ, từ đó kết thúc bằng con chữnào thì học sinh được chỉ định nói ra từ tiếp theo bắt đầu bằng từ con chữ đóGV nói : WantHS nói: teach/ teacher hoặc bất kỳ từ nào cố chữ “ T”Với hình thức chơi này giúp hầu hết các đối tượng học sinh đều thamgia được.VD3: Hãy làm theo tôi nói, không làm theo hành động của tôi.Giáo viên nói “ Hãy sờ lên mắt/ Touch your eyes” nhưng giáo viên lạisờ lên đầu.Học sinh làm theo mệnh lệnh của giáo viên, không được làm theohành động của giáo viên. [ học sinh nào bị nhầm, bắt buộc phải hát một bàihoặc một câu tiếng Anh. Đối với học sinh học yếu sẽ được khích lệ nói ramột câu hoặc một từ học sinh đó biết]2.1.4. Tạo sức lan tỏa và động lực hưng phấn, niềm đam mê học tiếngAnh.* Tổ chức cho giáo viên và học sinh chọn nhạc nước ngoài và nhảy+ Hình thức: cho giáo viên và học sinh lựa chọn nhóm, chọn nhạc vàđiệu nhảy mình thích. [ Đối với học sinh có thể nhảy tập thể cả lớp hoặcnhóm]+ Tổ chức thi và trao giải 01 lần/2 tháng.11* Phối hợp với các trung tâm Anh ngữ trên địa bàn thành phố tổ chức thi “Chinh phục cambridge”12132.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp.Với các giải pháp, nội dung, quy trình, cách thức thực hiện được nêutrên đã giúp cho người học có được môi trường sử dụng tiếng Anh, tạo độnglực hưng phấn trong học tập, tạo được tính lan tỏa cao không chỉ đối với họcsinh mà còn đối với giáo viên, giúp cho người học có cơ hội thể hiện nănglực. Mọi đối tượng đều được vận dụng tiếng Anh vào thực tiễn. Hình thànhbản lĩnh tự tin, ý chí độc lập, chủ động, sáng tạo. Học sinh có cơ hội rèn cáckỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình......Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp xây dựng môi trường vàtạo động lực học tiếng Anh cho học sinh THCS.”của tôi tập trung đổi mớimột số nội dung:-Tăng cường hoạt động ngoài giờ, hoạt động trải nghiệm.- Đổi mới nội dung hoạt động.-Đổi mới phương pháp: Áp dụng đa dạng các hình thức tổ chức, sửdụng nhiều phương pháp khác nhau.+ Phương pháp thảo luận nhóm.+ Phương pháp đóng vai.+ Phương pháp giải quyết vấn đề.+ Phương pháp tình huống.+ Phương pháp giao nhiệm vụ.+ Phương pháp trò chơi.+ Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu.+ Phương pháp diễn đàn.- Đổi mới vai trò nhân sự trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung hoạtđộng, và điều hành các hoạt động : Học sinh của các lớp phải là những chủnhân thực sự, chiếm lĩnh hầu hết các hoạt động trong tiết học trong các hoạtđộng ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm.... Các em không những là diễnviên hoàn toàn làm chủ sân khấu với những hình thức phong phú, đa dạngmà còn cùng hợp tác với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tiếng Anh trongkhâu dựng kịch bản cũng như làm đạo diễn.14- Chỉ đạo đổi mới cách thức triển khai nội dung hoạt động.- Chỉ đạo đổi mới trong các bước thực hiện tiết học tiếng Anh.Xây dựng môi trường và tạo động lực học tiếng Anh cho học sinhnhằm cho quá trình dạy-học đồng thời phát triển các phẩm chất, năng lực vàkỹ năng sống cho học sinh.III. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được1. Hiệu quả kinh tế:Sáng kiến kinh nghiệm của tôi có giá trị phát triển những năng lực sẵncó của các em, giúp các em rèn luyện và phát triển ý chí độc lập, tự chủ,sáng tạo, hoàn thiện kỹ năng sống cho các em để đáp ứng được yêu cầu đổimới hiện nay, đồng thời giáo dục và đào tạo ra một thế hệ công dân có phẩmchất đạo đức tốt, có ý chí vươn lên, có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độclập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngônngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người Việt, đáp ứngđược yêu cầu phát triển của đất nước góp phần xây dựng và bảo vệ tổ Quốc,khẳng định vị thế Việt Nam trên thế giới. Do đó hiệu quả kinh tế là vô giá.2. Hiệu quả xã hội:Mô hình dạy và học tiếng Anh với nhiều ình thức hoạt động phongphú , sinh động, học sinh đi đâu, nhìn bất cứ chỗ nào trong nhà trường cũngđược học và được tiếp thu đã đem lại kết quả ngoài mong đợi của giáo viêncũng như học sinh trong nhà trường. Những giải pháp trên đã tạo cơ hộicho các em học sinh thể hiện khả năng ngôn ngữ, tạo động lực học tiếngAnh trong nhà trường, xóa đi những mặc cảm, những khó trong việc họctiếng Anh. Giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức, tự tin vận dụng tiếngAnh trong giao tiếp và học tập. kết quả đạt được lại rất khả quan, học sinhngày càng tiến bộ, các em chăm ngoan hơn. Thông qua các hoạt động tronggiờ sinh hoạt các em được trau dồi, nâng cao năng lực tin học, ngoại ngữ;khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệmđối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng; hình thành, củng cố và pháttriển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trongcác mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội.15* Xếp loại Học lực:Khối6789Năm họcSốhọcsinhXếp loạiGiỏiKháTBSL %SL%SL%SL%2015-20161112724.35045.03228.821.82016-20171253830.46451.22217.610.82017-20181413121.99 8560.28 2215.6032.132015-20161081816.752.827.832.82016-20171101715.45 5348.18 3531.8254.552017-20181283628.13 5946.09 3023.4432.342015-20161041110.643.341.343.82016-20171121715.17 5851.79 2925.8987.142017-20181091513.76 4440.37 4440.3765.52015-201661711.52642.62439.346.62016-20171001829.43 4343.03939.00002017-20181131614.16 5044.25 3934.5187.0857453043*Thành tích đội tuyển học sinh giỏi:+ Khối lớp 9:Năm học 2015- 2016: xếp thứ 8 cấp thành phốNăm học 2016- 2017: xếp thứ 7 cấp thành phốNăm học 2017- 2018: xếp thứ 5 cấp thành phố+ Khối lớp 8:Năm học 2015- 2016: xếp thứ 7 cấp thành phốNăm học 2016- 2017: xếp thứ 4 cấp thành phố16YếuNăm học 2017- 2018: xếp thứ 2 cấp thành phố, có 01 học sinh đạt thủkhoa cấp thành phố.PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HỨNG THÚ, ĐỘNG LỰC HỌC, NĂNG LỰC TỰTIN SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP VÀ HỌC TẬPCỦA HỌC SINHSTTNỘI DUNG ĐÁNH GIÁKHỐI1Học sinh tự nguyện phátbiểu trong giờ học chínhkhóa.2Vận dụng tiếng Anh tronggiờ học chính khóa.7,8,93Vận dụng tiếng Anh ngoàigiờ học.7,8,94Môi trường và động lựchọc tiếng Anh.7,8,9NĂMSỐPHIẾUMỨC ĐỘ VẬN DỤNG T.A TRONGGIỜ HỌCRẤTNHIỀUÍTNHIỀUSL%SL%SL%3/2017322329,95115,823974,3/20183509828,015744,99527,13/20173223611,26921,421767,3/20183509426,916246,39426,3/2017322134,0278,428287,3/20183504713,413538,616848,3/2017322134,0299,016687,3/20183509627,416045,79426,7,8,9• Mức độ đánh giá rất nhiều là từ 70% trở lên• Mức độ đánh giá nhiều là từ 50 đến dưới 70%• Mức độ đánh giá ít là từ 15 đến 30%Sau một thời gian thực hiện các giải pháp trên tôi đã thực hiện điều trakhảo sát sự tự tin vận dụng tiếng Anh trong giao tiếp và học tập, và hứngthú học tiếng Anh của học sinh các khối lớp bằng các phiếu thăm dò [phụlục].IV. Điều kiện và khả năng áp dụng1. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến1.1. Đối tượng áp dụng17- Sáng kiến này được áp dụng đối với giáo viên và học sinh THCS.- Luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong công việc để tăng sự thu hút từphía học sinh.- Phối hợp nhịp nhàng với các tổ chức trong và ngoài nhà trường tạomôi trường và động lực học tiếng Anh cho học sinh THCS.1.2. Môi trường được áp dụng.Các trường trung học cơ sở.Kinh phí hoạt động ngoại khóa để xây dựng và tạo động lực học chohọc sinh được trích từ ngân sách chi tiêu thường xuyên của nhà trường.2. Khả năng áp dụng sáng kiếnCác giải pháp và quy trình xây dựng môi trường và tạo động lực họctiếng Anh cho học sinh THCS mà tôi đã nêu ở trên đã được áp dụng vàothực tế tại trường THCS Ninh Thành, thành phố Ninh Bình. Sáng kiến nàycó tính khả thi cho tất cả các học sinh các trường THCS.Trên đây là bản sang kiến kinh nghiệm của tôi đã áp dụng thành công,tạo môi trường và động lực học tiếng Anh cho học sinh trong nhà trường.Kính đề nghị Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm các cấp thẩm định vàcông nhận.Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin trên là đúng sự thật và hoàn toànchịu trách nhiệm về nội dung tôi viết trong sang kiến này.Xin trân trọng cảm ơn!TP. Ninh Bình, ngày 18 tháng 4 năm 2018TRƯỜNG THCS NINH THÀNHNHỮNG NGƯỜI NỘP ĐƠNXÁC NHẬNPHỤ LỤCPHIẾU KHẢO SÁT VỀ HỨNG THÚ, ĐỘNG LỰC HỌC,NĂNG LỰC TỰ TIN SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP18VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC SINHSTTNỘI DUNG ĐÁNH GIÁKHỐINĂMSỐPHIẾUMỨC ĐỘ VẬN DỤNG T.A TRONGGIỜ HỌCRẤTNHIỀUÍTNHIỀUSL3/20171Học sinh tự nguyện phátbiểu trong giờ học chínhkhóa.7,8,92Vận dụng tiếng Anh tronggiờ học chính khóa.7,8,93Vận dụng tiếng Anh ngoàigiờ học.7,8,94Môi trường và động lựchọc tiếng Anh.3/20183/20173/20187,8,93/20173/20183/20173/2018• Mức độ đánh giá rất nhiều là từ 70% trở lên• Mức độ đánh giá nhiều là từ 50 đến dưới 70%• Mức độ đánh giá ít là từ 15 đến 30%19%SL%SL%HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VÀTẠO ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS[H1.Cáckhẩu hiệu học sinh tự thiết kế]20H2. Hiệu trưởng trục tiếp hướng dẫn giáo viên phương pháp tạo môitrường và động lực học tiếng Anh cho học sinh.21H3.Hiệu trưởng trục tiếp hướng dẫn giáo viên phương pháp tạo môitrường và động lực học tiếng Anh cho học sinh.H4. Hiệutrưởng trụctiếp hướng22dẫn giáo viên phương pháp tạo môi trường và động lực học tiếng Anh cho họcsinh.H5. Nhà trường phối hợp với trung tâm Anh ngũ Ocean tổ chức các hoatđộng ngoại khóa để tạo động lực và tự tin cho học sinh.23H6. Nhà trường phối hợp với trung tâm Anh ngũ Ocean tổ chức các hoatđộng ngoại khóa để tạo động lực và tự tin cho học sinh.H7. Đ/c: Đỗ Văn Thông – Phó giám đốc SGDĐT tặng quà khích lệ các em học sinh24H8. Đ/c: Đỗ Văn Thông – Phó giám đốc SGDĐT tặng quà khích lệ các em học sinh25

Video liên quan

Chủ Đề