Xe nào được đi trên đường cao tốc năm 2024

Bộ GT-VT cũng thông báo trên 2 đoạn cao tốc mới này bước đầu chỉ phục vụ cho xe ô tô con, ô tô khách, và ô tô tải từ 10 tấn trở xuống.

Xe tải hơn 10 tấn, xe mô tô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng có tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 70 km/giờ, xe thô sơ, người đi bộ không được phép lưu thông trên cao tốc.

Vận tốc tối đa của các phương tiện lưu thông trên 2 đoạn cao tốc trên cao nhất là 80 km/giờ, tối thiểu là 60 km/giờ.

Trên 2 đoạn cao tốc này có 5 nút giao lần lượt từ bắc vào nam, gồm: nút giao Vạn Thiện [xã Vạn Thiện, H.Nông Cống, Thanh Hóa] kết nối với QL45 và đường Nghi Sơn - Thọ Xuân; nút giao Nghi Sơn [TX.Nghi Sơn, Thanh Hóa] kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Nghi Sơn - Bãi Trành.

Nút giao Quỳnh Vinh [Nghệ An] kết nối với QL48D; nút giao Quỳnh Mỹ [Nghệ An] kết nối với QL48B; và nút giao Diễn Cát [Nghệ An] kết nối với QL7.

Theo quy định tại Điều 24 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định giao thông trên đường cao tốc như sau:

1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây:

  1. Khi nhập vào làn đường của đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, quan sát xe phía sau bảo đảm khoảng cách an toàn mới cho xe nhập vào làn đường sát bên phải, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc;
  1. Khi ra khỏi đường cao tốc phải quan sát biển báo hiệu chỉ dẫn, thực hiện chuyển dần sang làn đường sát bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe di chuyển trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
  1. Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
  1. Các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Luật này.

2. Khi phải dừng xe trong trường hợp khẩn cấp, lái xe cố gắng điều khiển xe vào làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy, nếu không thể di chuyển được, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc.

3. Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn tốc độ tối thiểu quy định đối với đường cao tốc, xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ không được đi trên đường cao tốc, trừ người, phương tiện giao thông, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Như vậy chỉ có xe máy chuyên dùng có tốc độ lớn hơn tốc độ tối thiểu đường cao tốc [50km/h], xe máy phục vụ quản lý, bảo trì mới được đi vào đường cao tốc.

Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác.

Đặc biệt, đường cao tốc được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định [khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008].

Theo đó, người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc [khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ].

Ảnh minh hoạ. [Nguồn: Internet]

Như vậy, xe máy không được đi vào đường cao tốc, trừ trường hợp làm nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Xe máy đi vào đường cao tốc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định 46/2016. Cụ thể: Phạt tiền từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng người điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Bên cạnh đó, điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định 46 còn quy định thêm hình thức phạt bổ sung, ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

Căn cứ tại khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, quy định đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Những loại xe nào được đi trên đường cao tốc?

Theo Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008, quy định về giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

+ Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;

+ Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;

+ Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;

+ Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường."

- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu.

- Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

- Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Như vậy, theo quy định trên chỉ ô tô và các phương tiện phục vụ quản lý bảo lí đường cao tốc được phép lưu thông vào đường cao tốc.

Xe gắn máy

Đi xe đạp lên đường cao tốc có bị phạt không? Mức xử phạt như thế nào?

Theo quy định trên, xe đạp không được phép lưu thông vào đường cao tốc, nên hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ tại điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, nếu điều khiển xe vào đường cao tốc trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Bên cạnh đó, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện theo khoản 5 Điều này quy định.

Như vậy, trường hợp người đi xe đạp đi vào đường cao tốc mà không phải người, phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc thì sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Một số hành vi vi phạm khác khi lưu thông trên đường cao tốc

- Khoản 2 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

- Khoản 3 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

- Xử phạt đối với người điều khiển xe oto và các loại xe tương tự xe ô tô, theo điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [thay thế bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022] nếu không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

- Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, theo điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Tại sao xe máy không được đi vào đường cao tốc?

Các loại xe mô tô, xe gắn máy sẽ không được đi vào đường cao tốc ở nước ta, trừ trường hợp các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc quản lý, bảo trì, sửa chữa đường. Do xe máy và xe mô tô không được lưu thông trên đường cao tốc nên sẽ không đặt ra quy định về tốc độ đối với các loại xe này trên đường cao tốc.

Khi nào xe máy được đi vào đường cao tốc?

Theo đó, người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc [khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ].

Xe mô tô đi vào đường cao tốc bị phạt bao nhiêu?

Theo đó, người điểu khiển xe máy đi vào đường cao tốc [trừ xe trường hợp để quản lý, bảo trì đường cao tốc] có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, ngoài ra còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đường cao tốc được hiểu như thế nào là đúng?

Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Chủ Đề