Xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ

Đã qua rồi cái thời “hoàng kim” hơn chục năm về trước, khi nghề xe ôm cho thu nhập khá cao, mỗi ngày có thể kiếm tới vài trăm nghìn đồng. Giờ đây, khi các loại hình xe công nghệ xuất hiện thì xe ôm truyền thống ngày càng thưa thớt khách. Dù vậy, vì gánh nặng mưu sinh, nhiều người vẫn không quản ngày đêm bám trụ với nghề, mong kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình.

Sự bùng nổ của các loại xe công nghệ đã làm cho xe ôm truyền thống rơi vào tình cảnh khó khăn.

Dọc các tuyến đường TP Thanh Hóa, nhất là khu vực bến xe, bệnh viện... không khó để bắt gặp hình ảnh những người chạy xe ôm. Qua tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết những người chạy xe ôm truyền thống thường có tuổi đời khá lớn và thâm niên tuổi nghề cũng trên chục năm. Ngày làm việc của họ phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Ngày mưa thì vắng khách, ngày nắng nóng thì việc di chuyển ngoài đường như một cực hình. Khi mỗi cuốc xe kết thúc, họ lại vội vàng tìm về bóng mát, uống vội ngụm nước mang theo để tiết kiệm chi phí. Đến khi trưa mệt lừ, đành gục trên xe máy ngủ tạm, chờ khách gọi để chạy tiếp.

Trò chuyện với ông Hùng, người chạy xe ôm thường đứng ở bến xe phía Tây, đường Nguyễn Trãi [TP Thanh Hóa], trong lúc chờ khách, chúng tôi được biết: Khi bước qua tuổi 50, ông đã rời quê Nông Cống lên thành phố hành nghề xe ôm, đến nay đã được 15 năm. Suốt quãng thời gian đó, ông không nhớ đã có bao nhiêu chuyến xe rong ruổi khắp nơi trên địa bàn tỉnh. Cũng nhờ nghề này mà gia đình ông có đồng ra, đồng vào, nuôi được 2 đứa con ăn học đại học. Nhưng, đó chỉ là câu chuyện của trước đây, còn vài năm nay thì khác rồi. Khi xe ôm công nghệ đặc biệt là Grab, rồi các dịch vụ taxi giá rẻ nở nộ, cạnh tranh bắt khách, thế là “nồi cơm” của gia đình ông cũng vơi dần đi. Bây giờ tuổi đã cao, sức khỏe cũng yếu, song cũng vì mưu sinh nên ông vẫn bám trụ với nghề, dù có hôm cả ngày cũng chỉ lèo tèo vài khách.

Thoạt nghe, tưởng chừng nghề xe ôm là một công việc khá đơn giản nên nhiều người lựa chọn để mưu sinh. Công việc này không đòi hỏi trình độ, chỉ cần có giấy phép lái xe, một chiếc xe máy, hai mũ bảo hiểm, là có thể hành nghề. Tuy nhiên, thực tế, có lăn lộn theo nghề mới thấu, nghề này đòi hỏi người lái xe phải có sức khỏe tốt, sẵn sàng dầm mưa dãi nắng, bất chấp là ngày hay đêm. Rồi có lúc phải kiên trì, nhẫn nại và phải chấp nhận hiểm nguy thường xuyên đe dọa khi đi trên đường, qua những quãng vắng và cũng phải đồng hành với mọi đối tượng khách...

Nắng gió, bụi bặm, bươn chải trên đường đã khiến cho anh Hải, người lái xe ôm thường cắm chốt đợi khách trên tuyến đường Triệu Quốc Đạt [TP Thanh Hóa], già đi rất nhiều so với cái tuổi 44. Trò chuyện với chúng tôi, anh Hải trải lòng: Tôi đã gắn bó được 16 năm với nghề xe ôm. Nghề này giờ đã qua cái thời “hoàng kim”. Thời mà người dân có ít lựa chọn, muốn di chuyển phương tiện chủ yếu là xe ôm. Có những khách đi xe tới mấy chục cây số, cũng kiếm được cả trăm nghìn. Bây giờ, thời đại công nghệ nên người dân có nhiều lựa chọn hơn như xe taxi dịch vụ, xe ôm công nghệ... Do đó, nếu trước đây là mười khách, thì nay chỉ còn khoảng ba người, mà ba người đó chúng tôi cũng phải vất vả lắm mới tìm được.

Chạy xe ôm truyền thống là một nghề cực khổ. Nhiều người trong nghề hay đùa vui, chạy xe ôm giống như “làm dâu trăm họ”. Có khách dễ tính, có khách lại rất khó chịu, nhiều khi còn gặp cả khách quỵt tiền... Nhưng đó không phải là điều khó khăn nhất trong thời điểm này, khi họ đang phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh là xe công nghệ. Có người bắt kịp xu thế thì chuyển sang làm xe ôm công nghệ. Nhưng có không ít người vẫn quyết bám trụ dẫu biết tương lai của nghề chẳng tươi sáng gì.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

Sự phát triển của công nghệ cho phép người dùng có thể gọi xe qua các ứng dụng di động, điều này đã nhanh chóng thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ đi lại của họ. Q&Me – công ty chuyên về lĩnh vực nghiên cứu thị trường tại Việt Nam, đã thực hiện một khảo sát vào tháng 5/2021 để hiểu rõ mức độ phổ biến của các dịch vụ vận chuyển hiện nay.

Tại TP.HCM, mức độ sử dụng dịch vụ xe công nghệ gần như áp đảo các dịch vụ truyền thống. Tại những thành phố khác, mức độ sử dụng taxi truyền thống vẫn còn cao so với TP.HCM và Hà Nội. Trong khi 7% ở TP.HCM và 16% ở Hà Nội sử dụng taxi truyền thống nhiều hơn, tỷ lệ này ở những thành phố khác lên đến 30% [gấp đôi Hà Nội và gấp 4 lần TP.HCM].

Người tiêu dùng lựa chọn taxi công nghệ vì sự tiện ích và giá cả, taxi truyền thống được lựa chọn sử dụng vì không cần phải chờ đợi để gọi xe

Người tiêu dùng lựa chọn taxi công nghệ bởi vì dễ đặt xe trên ứng dụng [68%], giá cả rõ ràng [55%] và các chương trình ưu đãi [47%] mà dịch vụ này mang lại. Mặt khác, taxi truyền thống được cho là không phải chờ đợi lâu để gọi được xe, người dùng cũng chủ động hơn trong việc đặt xe mà không cần phải thao tác trên ứng dụng [46%].

Grab Car đang dẫn đầu trong cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ

Grab Car gần như độc chiếm thị trường xe công nghệ bốn bánh với 66% người dùng tại Việt Nam. Trong khi đó tại thị trường taxi truyền thống, taxi Mai Linh và Vinasun vẫn là hai dịch vụ taxi truyền thống đang được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ sử dụng lần lượt 30% [Mai Linh] và 14% [Vinasun].

Xe ôm truyền thống hoàn toàn lép vế trước xe ôm công nghệ

Đối với dịch vụ xe ôm, 50% người dùng chỉ sử dụng xe ôm công nghệ hoặc sử dụng xe ôm công nghệ nhiều hơn xe ôm truyền thống. Grab Bike tiếp tục áp đảo thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam với 60% người dùng, theo sau đó Gojek với 19% người dùng.

  • Để đọc nội dung đầy đủ, vui lòng xem toàn bộ báo cáo tại đây.
  • Đọc thêm nhiều báo cáo thị trường mới nhất và miễn phí của Q&Me tại đây.
  • Để có thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected] hoặc số điện thoại [+84] 2839 100 043.

Tối ngày 19/6, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đã có văn bản về việc tổ chức lại hoạt động vận tải hành khách đường bộ và đường thuỷ đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn Thành phố theo Chỉ thị số 10/CT-UBND TP.

Theo đó, tạm dừng các hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ trên địa bàn TP gồm xe buýt, xe vận tải khách theo tuyến cố định liên tỉnh và xe trung chuyển.

Tạm dừng xe taxi [trừ các phương tiện được Sở Giao thông vận tải công bố hoạt động phục vụ vận chuyển người dân đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết].

Xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách cũng phải tạm dừng.

Xe 2 bánh gồm xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ [GrabBike, Gojek, BeBike] vẫn hoạt động bình thường.

 Từ 0 giờ ngày 20/6, taxi công nghệ tại TP Hồ Chí Minh phải tạm dừng hoạt động, riêng loại hình xe công nghệ 2 bánh giao hàng như GrabBike, Now, Baemin được chạy bình thường

Các trường hợp được phép hoạt động phải đáp ứng theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn đối với hoạt động giao thông vận tải trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, trong đó lưu ý thực hiện nghiêm các vấn đề sau:

Đối với xe hợp đồng [trừ các phương tiện đã nêu ở phần trên] và xe du lịch tất cả các chuyến xe khi hoạt động đều phải đảm bảo việc vận chuyển tối đa không quá 50% sức chứa, không quá 10 người chuyển [kể cả lái xe, nhân viên phục vụ trên xe].

Tất cả người ngồi trên xe buộc phải đeo khẩu trang đúng cách, ngồi xen kẽ, ngồi cách hàng ghế và bắt buộc phải khai báo y tế theo quy định.

Trên xe phải có trang bị dung dịch khử khuẩn phục vụ hành khách. Thực hiện việc khử khuẩn sau mỗi chuyến vận chuyển, hàng ngày. Từ chối vận chuyển hành khách không chấp hành theo quy định.

Đối với các chuyến đưa đón công nhân, nhân viên và chuyên gia trước khi hoạt động phải khử khuẩn, người ngồi trên xe phải đeo khẩu trang, thực hiện rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, được kiểm tra y tế trước khi lên xe và khai báo y tế theo quy định.

Người đứng đầu đơn vị phải quy định cụ thể và cố định tuyến, chuyến xe, người ngồi trên xe để đảm bảo công tác truy vết khi có xảy ra tình huống dịch bệnh Covid-19.

Tất cả các chuyến xe đều phải đảm bảo việc vận chuyển tối đa không quá 50 % sức chứa, không quá 20 người chuyển, ngồi xen kẽ, ngồi cách hàng ghế.

Xe taxi được Sở Giao thông Vận tải TP công bố hoạt động phục vụ chuyển người dân đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết và xe hợp đồng dưới 9 chỗ không sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách phải thực hiện: Vận chuyển không quá 50 % sức chứa, tất cả người ngồi trên xe phải thực hiện khai báo y tế và đeo khẩu trang khi sử dụng dịch vụ theo đúng quy định. Trên xe có trang bị nước sát khuẩn và thực hiện việc khử khuẩn phương tiện hằng ngày.

Đối với hoạt động vận tải khách đường thủy phải tạm dừng hoạt động các tuyến buýt sông , tuyến phả biển Cần Giờ - Vũng Tàu , tuyến tàu cao tốc Sài Gòn - Cần Giờ - Vũng Tàu và các bến khách ngang sông, bến thủy nội địa vận tải hành khách.

Các trường hợp được phép hoạt động: các bến phà [Cát Lái, Bình Khánh và Cần Giờ - Cần Giuộc] và các bến khách ngang sông, bến thủy nội địa vận tải hành khách [Cẩn Thạnh - Thạnh An, Cần Thạnh - Thiêng Liêng, Phú Xuân - Phước Khánh] phải đáp ứng theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn đối với hoạt động giao thông vận tải trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong đó lưu ý phải đảm bảo việc vận chuyển hành khách tối đa không quá 50 % sức chở của phương tiện, tất cả người trên phương tiện phải đeo khẩu trang và khai báo y tế bắt buộc theo quy định.

Trước đó, cũng trong tối [19/6], Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong ký văn bản khẩn quyết định ban hành Chỉ thị 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.

Tại buổi họp vào tối cùng ngày [19/6], Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức khẳng định TP sẽ không áp dụng cứng Chỉ thị 15 hay 16, mà trên nền tảng 2 chỉ thị này, chính quyền sẽ cân nhắc và ban hành một chỉ thị riêng phù hợp với TP. Thành phố cũng sẽ bổ sung thêm biện pháp ở những địa bàn có ca mắc Covid-18 tăng cao.

Từ ngày 27/4 đến nay, TP ghi nhận tổng cộng 1.481 ca mắc mới, cao thứ 3 cả nước, sau hai ổ dịch khu công nghiệp là Bắc Giang và Bắc Ninh. Sau khi kiểm soát được ổ dịch liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, gần đây, các ca mắc mới đều là người tiếp xúc của những chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây.

Video liên quan

Chủ Đề