Xét nghiệm giang mai bao nhiêu tiền năm 2024

Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong bài viết này, hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết về mức độ nguy hiểm của bệnh, những phương pháp xét nghiệm giang mai phổ biến và những thông tin quan trọng xoay quanh căn bệnh này nhé!

Mức độ nguy hiểm của bệnh giang mai

Giang mai là một bệnh xã hội được gây nên bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum, là loại vi khuẩn có khả năng lây lan qua đường tình dục và đường máu. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ, giai đoạn đầu thường không được chú ý do có nhiều triệu chứng lâm sàng dễ nhầm lẫn với các vấn đề về da. Tuy nhiên thời gian mắc bệnh càng lâu, vi khuẩn có thể tấn công đến nhiều bộ phận cơ thể, bắt đầu từ những vấn đề lở loét ở da và nặng hơn là xâm nhập sâu vào những cơ quan như tim, gan, não…

Xét nghiệm giang mai là rất cần thiết để phát hiện xoắn khuẩn Treponema Pallidum

Bệnh giang mai phát triển qua ba giai đoạn chính.

Giai đoạn 1

Sau thời kỳ ủ bệnh từ 03 – 04 tuần, ở nơi vi khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể sẽ có những vết loét cứng, tròn và không đau, xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn, trực tràng, môi hoặc trong miệng. Các vết này thường lành trong 03 – 12 tuần và biến mất. Do dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về da thông thường nên người bệnh chủ quan không điều trị vào thời điểm này.

Giai đoạn 2

Xoắn khuẩn phát triển trong hệ tuần hoàn máu. Bắt đầu từ 06 – 12 tuần kể từ lúc xuất hiện vết loét, chúng khiến niêm mạc da bị tổn thương và sưng hạch bạch huyết, gây sốt, mất vị giác, buồn nôn và mệt mỏi. Ngoài ra có một số triệu chứng nặng hơn như: đau đầu [do viêm màng não], mất thính lực [do viêm tai], rối loạn cân bằng [do viêm mê đạo tai], rối loạn thị giác [do viêm võng mạc hoặc viêm màng bồ đào] và đau xương [do viêm màng xương].

Trên cơ thể cũng có thể xuất hiện nhiều vùng phát ban trong giai đoạn này và kéo dài trong vài tháng, sau đó biến mất trong vài ngày đến vài tuần, rồi lại tái phát. Tuy nhiên, các vết phát ban này thường không để lại sẹo.

Bệnh phát triển thành 3 giai đoạn chính với những biểu hiện khác nhau

Giai đoạn 3

Đây là lúc vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh mẽ trong các cơ quan của cơ thể người, gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Xương: Bị viêm nhiễm hoặc đau nhức nặng nề, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Tim mạch: Giãn nở động mạch phổi, suy van động mạch chủ, co thắt động mạch vành…
  • Thần kinh: Gây viêm não và tủy sống khiến nhiều bộ phận bị rối loạn và suy giảm khả năng hoạt động bình thường: suy nhược cơ bắp tay chân, suy thoái hành vi và rối loạn tâm thần, mất cân bằng cơ thể, rối loạn cương dương, tiểu không kiểm soát…

Hơn nữa, giang mai ở phụ nữ mang thai có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như sảy thai, thai chết lưu, hoặc tử vong ngay sau khi sinh. Nếu thai nhi sống sót cho đến khi sinh thì nguy cơ cao trẻ bị sinh non, nhẹ cân hoặc bị bệnh giang mai bẩm sinh. Khi đó trẻ có thể sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan đến tai, mắt và tim.

Có thể thấy, bệnh giang mai tuy không quá nguy hiểm trong giai đoạn đầu nhưng về lâu dài thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên các chuyên gia khuyến cáo cần làm xét nghiệm giang mai ngay từ thời điểm bắt đầu lây nhiễm để tầm soát, đánh giá sức khỏe. Điều này hỗ trợ nhiều trong việc đưa ra hướng điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Các phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai phổ biến

Test nhanh giang mai

Đây là phương pháp xét nghiệm nhanh kháng thể giang mai bằng cách sử dụng que thử TP Syphilis. Ưu điểm là chi phí thấp, dễ thực hiện và cho ra kết quả nhanh. Tuy nhiên, nhược điểm là có thể cho “kết quả giả” ra do có độ nhạy cao. Vậy nên sau khi test nhanh ra dương tính thì cần phải làm thêm những xét nghiệm chuyên sâu để khẳng định.

Xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu

Phương pháp này sử dụng các kháng nguyên lipid để phát hiện kháng thể Reagin [kháng thể của con người kết hợp với lipid]. Các kháng thể này xuất hiện trong máu sau 03 – 04 tuần kể từ lúc phơi nhiễm xoắn khuẩn, sau đó được phát hiện thông qua các xét nghiệm VDRL [Venereal Disease Research Laboratory] và RPR [Rapid Plasma Reagin].

Những kỹ thuật này có ưu điểm là cho ra kết quả nhanh, chi phí thực hiện thấp, có thể dùng để theo dõi điều trị và đánh giá tình trạng tái nhiễm bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này có độ đặc hiệu thấp và trong một số trường hợp xuất hiện “dương tính giả”, thường do một số nguyên nhân:

  • Nhầm lẫn với các vi khuẩn khác thuộc họ Treponema như: Lao, bệnh Rickettsia, viêm nội mạc tim…
  • Xảy ra ở các bệnh nhân khỏe mạnh sau khi tiêm chủng COVID-19, vắc-xin đậu mùa…
  • Người mắc bệnh lupus ban đỏ.
  • Người mắc hội chứng kháng phospholipid.
  • Phụ nữ mang thai.

Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu

Phương pháp này bao gồm những xét nghiệm:

  • Phản ứng huỳnh quang hấp phụ kháng thể giang mai [FTA-ABS]
  • Xét nghiệm ngưng kết vi mô [MHA-TP]
  • Xét nghiệm ngưng kết hồng cầu [TPHA]
  • Xét nghiệm Elisa [TP-EIA]
  • Xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang [CLIA].

Đây đều là những kỹ thuật giúp chẩn đoán giang mai ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh nhờ vào độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Phương pháp này thường được sử dụng để khẳng định các trường hợp nghi ngờ nhiễm xoắn khuẩn giang mai.

Tuy nhiên, xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu không được ứng dụng để theo dõi điều trị. Đồng thời, phương pháp này cũng không thể đánh giá được tình trạng tái nhiễm vì có thể cho kết quả dương tính suốt đời dù đã âm tính ở giai đoạn 1 của bệnh.

Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu có thể sử dụng mẫu máu hoặc dịch não tủy để phát hiện kháng thể giang mai

Xét nghiệm soi kính hiển vi trường tối

Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, được sử dụng để phát hiện vi khuẩn giang mai ngày từ giai đoạn đầu của bệnh. Xoắn khuẩn có thể được quan sát trên nền tối và phân biệt với các loại vi khuẩn không gây bệnh. Người bệnh sẽ được lấy mẫu để xét nghiệm, thường là các mẫu vật tại vị trí vết loét, hoặc dịch tiết niệu đạo, âm đạo.

Soi kính hiển vi trường tối có thể cho ra kết quả nhanh chóng, tuy nhiên khả năng dương tính giả là rất cao nếu lấy sai vị trí của mẫu bệnh phẩm. Đồng thời, phương pháp này phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của kỹ thuật viên, cũng như có thể gây nhầm lẫn với các loại xoắn khuẩn khác cùng họ Treponema.

Những trường hợp cần xét nghiệm giang mai

Chuyên gia khuyến cáo những đối tượng sau cần thực hiện xét nghiệm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Không dùng bao cao su, bao cao su bị rách, hoặc quan hệ với nhiều bạn tình…
  • Quan hệ tình dục với người đã nhiễm/nghi nhiễm giang mai hoặc các bệnh xã hội.
  • Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh như: Vết loét cứng, tròn và không đau, xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn, trực tràng, môi hoặc trong miệng; sốt cao, nhức đầu, sụt cân, mệt mỏi; phát ban ở tay và chân…
  • Phụ nữ mang thai cần tầm soát sức khỏe thai sản.
  • Người có nhu cầu thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh giang mai thì bạn đừng nên quá lo lắng mà hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn

Giải đáp thắc mắc liên quan đến kiểm tra tầm soát bệnh giang mai

1. Xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả?

Thời gian có kết quả sẽ tùy thuộc vào từng phương pháp xét nghiệm.

  • Test nhanh bằng que thử: 10 – 15 phút.
  • Soi kính hiển vi trường tối: sau khoảng 30 phút.
  • Xét nghiệm VDRL, RPR, TPHA: sau khoảng 01 – 02 tiếng.

Thời gian nhận kết quả sẽ khác nhau tùy theo từng phương pháp thực hiện

2. Cách đọc kết quả xét nghiệm giang mai

Test nhanh giang mai:

  • Dương tính: Hai vạch C và T hiện rõ rệt: Đã tìm thấy kháng thể giang mai.
  • Âm tính: Chỉ có vạch C và không hiện vạch T: Không tìm thấy kháng thể giang mai.
  • Kết quả không có giá trị: Không xuất hiện vạch C: Cần thực hiện lại xét nghiệm.

Xét nghiệm VDRL hoặc RPR:

  • Dương tính: Đã nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Cần thực hiện các xét nghiệm để khẳng định như TPHA.
  • Âm tính: Không mắc bệnh.

Xét nghiệm TPHA:

  • Dương tính: Đã nhiễm giang mai. Cần được thăm khám và điều trị.
  • Âm tính: Không mắc bệnh.

3. Xét nghiệm máu có phát hiện giang mai không?

Vi khuẩn Treponema pallidum xâm nhập và lây nhiễm qua đường máu, vậy nên xét nghiệm máu hoàn toàn có thể phát hiện bệnh giang mai.

4. Xét nghiệm giang mai bao nhiêu tiền?

Tùy theo cơ sở y tế và phương pháp xét nghiệm mà giá thành có sự dao động. Hiện nay, chi phí xét nghiệm bệnh giang mai thường không quá cao từ 50.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ. Kỹ thuật càng chuyên sâu thì chi phí càng cao.

5. Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu để đảm bảo an toàn và kết quả chính xác?

Giang mai là một căn bệnh xã hội nguy hiểm vậy nên cần có sự thăm khám và điều trị kịp thời. Việc tìm được một nơi đảm bảo an toàn trong quá trình xét nghiệm cũng như đáp ứng được sự chính xác trong từng kết quả là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người.

Với vị thế là một trong những hệ thống phòng khám với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm và chẩn đoán y khoa, Diag tự tin mang đến những dịch vụ tầm soát sàng lọc giang mai với chất lượng tốt nhất. Sở hữu đội ngũ y tế chuyên môn, áp dụng máy móc hiện đại từ nhiều thương hiệu hàng đầu như Abbott và Roche, Diag đảm bảo mọi kết quả xét nghiệm luôn đạt độ chính xác cao và được tin tưởng trong điều trị bệnh tật.

Với nhu cầu xét nghiệm bệnh giang mai tăng cao, Diag đang triển khai các gói sàng lọc bệnh bệnh xã hội với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.

Bảng giá Gói sàng lọc Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

TÊN GÓI THÔNG TIN GÓI GIÁ GÓIBộ STIs/STDs 13 Realtime PCR [Định tính – CE-IVD] Sàng lọc các bệnh về đường tiết niệu sinh dục, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, mụn rộp sinh dục, bệnh lậu, trùng roi âm đạo, hạ cam, và các bệnh về sinh sản. 550.000 VNĐ Rapid Plasma Reagin [RPR – Kháng thể không đặc hiệu giang mai] Xét nghiệm bệnh giang mai. 66.000 VNĐ Syphilis Xét nghiệm bệnh giang mai. 105.00 VNĐ HIV combo Ag+Ab Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên và kháng thể virus HIV. 170.000 VNĐ Gói sàng lọc toàn diện Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục [16 xét nghiệm] [Bao gồm tất cả các gói trên]. 810.000 VNĐ

Khách hàng có nhu cầu sàng lọc bệnh giang mai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

  • Trang chủ Diag: //diag.vn/
  • Hotline: 1900 1717

Lời kết

Như vậy bài viết đã chia sẻ những thông tin quan trọng xoay quanh căn bệnh giang mai nguy hiểm, cũng như giới thiệu những cách xét nghiệm giang mai phổ biến hiện nay. Việc thực hiện đúng các kỹ thuật này không chỉ giúp chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.

Chủ Đề