Tuổi thiếu niên nhi đồng là bao nhiêu năm 2024

TTH - Theo cách hiểu thông thường từ trước đến nay, chúng ta thường hiểu trẻ em đơn thuần là đứa trẻ nhỏ. Cũng trong độ tuổi trẻ em, ta thường gặp những cách gọi quen thuộc: Thiếu niên, nhi đồng… Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh quy định độ tuổi của thiếu niên là từ 9 đến 14 tuổi. Nhi đồng có quan điểm cho rằng thuộc độ tuổi 3 – 7: bước vào giai đoạn các em có thể đã được gửi vào nhà trẻ, vườn trẻ, bắt đầu vào các lớp mẫu giáo.

Còn quy định pháp luật hiện hành về độ tuổi trẻ em¸ người chưa thành niên? Theo quy định của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em số 25/2004/QH 11, trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Theo đó, những người dưới 16 tuổi đều là trẻ em. Ở đây, rõ ràng ta thấy phạm vi quy định những người là trẻ em rộng hơn so với cách hiểu của chúng ta từ trước đến nay. Quyền lợi của trẻ em cũng như trách nhiệm của gia đình và xã hội được quy định ở phạm vi rộng hơn.

Bộ luật Lao động quy định: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Thông tư liên tịch số 21/2004/BLĐTBXH-BYT ngày 9-12-2004 hướng dẫn, quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Công ước 182 - Công ước nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất [1999] mà Việt Nam là thành viên thì thuật ngữ “trẻ em” sẽ áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi.

Dưới 16 tuổi là trẻ em, vậy từ đủ 16 tuổi trở lên đã là người lớn chưa? Bộ luật Dân sự quy định phải đủ 18 tuổi trở lên mới là người thành niên, dưới 18 tuổi vẫn là người chưa thành niên. Vậy, nên những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi gọi là “thanh niên”. Luật Thanh niên quy định, thanh niên là người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Bộ luật Hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đã là người thành niên trên 18 nhưng các bạn nam chưa đủ 20 tuổi thì vẫn bị cấm kết hôn. Nếu có quan hệ vợ chồng với người khác rất có nguy cơ bị tội tảo hôn.

Hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phạm tội giao cấu với trẻ em [đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên mà thuận tình thì pháp luật không điều chỉnh]. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi đều phạm tội hiếp dâm trẻ em.

Thực tế cho thấy, xã hội chưa có cách hiểu chính xác về độ tuổi mà pháp luật quy định là trẻ em. Từ đó, dẫn đến những hậu quả pháp lý khôn lường đưa người không hiểu biết vào vòng tù tội. Ví như thực trạng các em nhỏ hiện nay yêu đương quá sớm rồi vượt qua giới hạn cho phép mà không biết mình đang vi phạm luật hình sự [tội hiếp dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ em...] và nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động là trẻ em mà không biết mình phạm luật. , đó là “trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng” [Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.927]. “Thiếu nhi” là dạng rút gọn của “thiếu niên nhi đồng”.

“Thiếu niên” và “nhi đồng” là những từ Việt gốc Hán có nghĩa chỉ các lứa tuổi khác nhau. Trong từ “nhi đồng”, “nhi” có nghĩa là “đứa bé”, “đồng” cũng tương tự với nghĩa “đứa trẻ”. Trong tiếng Việt, “nhi đồng” là “trẻ em thuộc lứa tuổi từ bốn - năm đến tám - chín” [Từ điển tiếng Việt, sđd, tr.711]. Trong từ “thiếu niên”, “thiếu” có nghĩa là “trẻ” [như thiếu nữ: cô gái trẻ, thiếu phụ: người vợ trẻ], “niên” là “năm, tuổi”. “Thiếu niên” là “tuổi trẻ” nhưng trong tiếng Việt, nó mang nghĩa cụ thể hơn, là “trẻ em thuộc lứa tuổi từ mười - mười một đến mười bốn - mười lăm” [Từ điển tiếng Việt, sđd, tr.927].

Như vậy, theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, thiếu nhi là trẻ em thuộc độ tuổi từ bốn - năm đến mười bốn - mười lăm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, “thiếu nhi” được dùng với nghĩa tương đương với “trẻ em”. Gần nghĩa với “thiếu nhi”, trong tiếng Việt có nhiều từ, chẳng hạn: trẻ con, trẻ thơ, trẻ nhỏ, con nít… Những từ này thường được dùng với nghĩa chung chung, ít có sự giới hạn độ tuổi rõ ràng. Vậy, thiếu nhi hay trẻ em là người nằm trong độ tuổi nào?

Các công ước quốc tế về liên quan việc bảo vệ quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên đều quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi.

Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hiện hành ở nước ta, có nhiều quy định về độ tuổi trẻ em. Chẳng hạn, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Còn Bộ luật Dân sự không dùng thuật ngữ “trẻ em”, mà dùng thuật ngữ “người chưa thành niên” và quy định là những người dưới 18 tuổi.

Thực tế cho thấy, xã hội chưa có cách hiểu chính xác về độ tuổi trẻ em mà pháp luật quy định. Điều này dễ dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng liên quan đến các vấn đề tảo hôn, sử dụng lao động trẻ em…

15 tuổi được gọi là gì?

Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi [luật bảo vệ trẻ em 2016], thanh niên là từ 16 - 30 tuổi, ngoài ra vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.

19 tuổi gọi là gì?

Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên một thông tin có thể tham khảo là tổ chức Y tế Thế giới [WHO] quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên.

13 tuổi gọi là gì?

Thanh thiếu niên hay còn gọi lóng là tuổi thần tiên, tuổi ô mai, tuổi teen [13-19 tuổi, trong tiếng Anh dải số này được đọc với đuôi là "-teen" nên khoảng tuổi này được gọi là "teenage", và người trong giai đoạn này cũng được gọi là "teenager", "teenage boy/girl"] là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần ...

Thế nào là thiếu nhi?

Thiếu nhi là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các em nhỏ từ 6 đến 14 tuổi, là độ tuổi đang ở giai đoạn phát triển quan trọng trong đời. Thời kỳ thiếu nhi là thời kỳ trẻ con bắt đầu phát triển và hình thành những kỹ năng tư duy cơ bản cảm xúc, giá trị đạo đức.

Chủ Đề