Xì hơi thối là bệnh gì năm 2024

Xì hơi là sản phẩm phụ được sinh ra từ quá trình tiêu hóa thức ăn, "đúc kết" từ sự kết hợp giữa 2 yếu tố chính như sau:

- Thứ nhất, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở dạ dày, đi xuống ruột già và được các vi khuẩn tại đây phân hủy, quá trình này tạo ra những chất khí có mùi "khó ngửi".

- Thứ hai, không khí thông qua quá trình nhai nuốt thức ăn hoặc nói chuyện đi vào cơ thể dần tích tụ lại ở dạ dày và đường ruột, đến khi bị quá tải sẽ "bùng nổ" để thoát ra ngoài qua hậu môn.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thể "thải khí" như là: đầy hơi khó tiêu; uống bia rượu, thực phẩm từ sữa; ăn quá nhanh;…Tuy là hiện tượng hết sức bình thường của con người, nhưng nếu tần suất xì hơi nhiều hơn 20 lần/ngày và "nặng mùi" khác lạ, kèm theo triệu chứng buồn nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy ra máu,… rất có khả năng dạ dày hoặc đường ruột của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng, thậm chí còn là dấu hiệu của ung thư đường ruột.

Trường hợp của cô gái Hiểu Mẫn, 27 tuổi, sống ở Quảng Đông [Trung Quốc] được xem là một ví dụ điển hình của việc xì hơi liên quan đến bệnh ung thư đường ruột. Cụ thể, sau khi phát hiện tần suất xì hơi nhiều bất thường và không thể kiềm chế được, cộng thêm tình trạng thường xuyên đau bụng và tiêu chảy, cô gái này đã đến bệnh viện thăm khám thì bất ngờ biết rằng mình đã mắc căn bệnh ác tính.

Sau khi điều tra bệnh sử, bác sĩ đã giải thích nguyên nhân khiến Hiểu Mẫn mắc ung thư đường ruột là do thói quen ăn cay và tiêu thụ quá nhiều thức ăn giàu chất béo. Điều này đã khiến ruột non bị quá tải không thể hấp thu được hết các chất dinh dưỡng và phải đẩy phần nào các chất này xuống ruột già. Tại đây, ruột già tiếp nhận quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn, đồng thời, trong thời gian dài, lượng lớn dinh dưỡng dư thừa sẽ lên men và hợp thành các loại amin [có mùi hôi thối], làm tăng tỷ lệ phát triển các khối u ở đường tiêu hóa.

Nhận diện bệnh tật của các bộ phận trên cơ thể qua cách xì hơi

Đường ruột

Xì hơi nhiều đồng thời có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nóng sốt, đại tiện ra máu…là dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm ruột già. Không chỉ thế, hội chứng ruột bị kích thích cũng có thể gây ra tình trạng đánh rắm nhiều lần. Hội chứng này thường kèm theo các triệu chứng như đau hoặc khó chịu ở bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc vừa tiêu chảy vừa táo bón…

Dạ dày

Trường hợp xì hơi đi kèm với các triệu chứng như tiêu chảy hay ợ nóng, rất có thể là do hiện tượng trào ngược dịch vị hoặc không dung nạp lactose và gluten gây ra. Bên cạnh đó, dấu hiệu của bệnh dạ dày còn có đau quặn ở bụng hay thực quản, nôn mửa, đi tiêu ra máu…

Hậu môn

Rò hậu môn là một căn bệnh ở vùng hậu môn - trực tràng. Một trong những triệu chứng của bệnh này là có cảm giác ngứa ngáy hoặc đau nhẹ khi bị "thải hơi" qua lỗ rò ở hậu môn. Ngoài ra, đau rát khi xì hơi còn là biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn hoặc trĩ.

Xì hơi là hoạt động sinh lý của đường tiêu hóa, thải khí thừa trong ruột thông qua nhu động ruột. Những khí này được thải ra sau khi thức ăn được tiêu hóa, hoặc không khí chúng ta nuốt vào.

Sẽ có khoảng 150 ~ 200ml khí trong đường tiêu hóa của con người, một số khí sẽ thoát lên trên thành nấc, hoặc thải xuống thành xì hơi. Đối với người bình thường, mỗi ngày sẽ xì hơi nhiều lần, có một số dạng xì hơi được thải ra trong vô thức và mọi người không nhận thức được điều đó.

Lý do xì hơi quá nhiều

Việc một người xì hơi hàng chục lần một ngày là chuyện bình thường, nhưng nếu lên đến 20 đến 30 lần thì có chút bất thường. Xì hơi có liên quan nhiều đến những gì nạp vào cơ thể.

Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm gây xì hơi như mì ống, khoai tây, tỏi, gừng, kẹo... bụng thường bị đầy hơi. Điều này là do những loại thực phẩm này tạo ra một lượng lớn khí như hydro, carbon dioxide, sulfide... Sau khi ăn, khí thải sẽ tăng lên và bạn sẽ phải xì hơi liên tục.

Ngoài ra, việc uống nhiều nước có ga, khí bên trong thoát ra thông qua nấc hoặc xì hơi. Hút thuốc cũng làm tăng tần suất xì hơi.

Xì hơi quá mức đôi khi cũng có liên quan tới một số bệnh về đường tiêu hóa. Khi tình trạng khó tiêu xảy ra, quá trình lên men của một số loại vi khuẩn trong ruột tăng cao, khí tạo ra nhiều, dẫn tới xì hơi nhiều hơn. Tuy nhiên, cho đến nay không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng xì hơi nhiều có liên quan trực tiếp tới ung thư ruột.

Không xì hơi là tình trạng nguy hiểm

So với việc xì hơi nhiều thì trên thực tế không xì hơi là một tín hiệu nguy hiểm hơn. Hãy tưởng tượng nếu một người không xì hơi cả ngày, hàng trăm mililit [mL] khí không thoát ra được trong dạ dày sẽ gây ra tình trạng như thế nào. Thông thường, đầy hơi mà không thể xì hơi chủ yếu do tắc nghẽn trong ruột, nghĩa là đường ruột bị xoắn hoặc bị hoại tử.

2 loại xì hơi bất thường cần cẩn trọng

Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi mọi người sẽ cảm thấy xấu hổ nếu xì hơi đột ngột. Trên thực tế, việc xì hơi là điều bình thường và mọi người không nên quá lo lắng. Nhưng có 2 loại xì hơi cần phải chú ý vì nó có thể là triệu chứng của ung thư ruột.

- Xì hơi có mùi trứng thối

Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn nhiều protein và chất béo cao. Khi có quá nhiều chất dinh dưỡng để tiêu hóa, ruột non không thể hấp thụ hết và sẽ chuyển sang ruột già. Điều này sẽ khiến cho hệ vi sinh vật trong ruột già bị mất cân bằng, phân hủy ra các amin có mùi trứng thối.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu bạn không ăn thực phẩm giàu protein và chất béo cao gần đây, nhưng xì hơi có mùi trứng thối, nó có khả năng là do bệnh đường ruột, và tồi tệ nhất có thể là ung thư đường ruột.

- Xì hơi có mùi tanh của máu

Nếu máu tích tụ trong đường tiêu hóa bị phá vỡ bởi axit dạ dày và hệ vi khuẩn đường ruột, nó có thể bị thải ra ngoài thành phân đen cùng với xì hơi có mùi tanh. Vì vậy, nếu xì hơi có mùi tanh, khả năng cao là bạn bị chảy máu đường tiêu hóa, tồi tệ hơn là có liên quan tới khối u ác tính.

Lý do thực sự của ung thư đại trực tràng vẫn chưa được ngành xác nhận cụ thể. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tại Đài Loan, nguy cơ ung thư đại trực tràng có mối quan hệ chặt chẽ tới 3 thói quen ăn uống đó là: nhiều dầu mỡ, ăn quá no, gia vị quá đậm.

Nếu bạn đang có những thói quen ăn uống không tốt như trên, khả năng cao là mắc ung thư đại trực tràng trong tương lai gần. Ngoài ra, những người thích hút thuốc, uống rượu và không tập thể dục, cũng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Chủ Đề