Xử phạt tiếng Anh là gì

Xử phạt vi phạm hành chính là hình thức xử phạt phổ biến ở nước ta hiện nay. Tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét, áp dụng các hình thức xử phạt phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn còn bị nhầm lẫn giữa xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hành chính.Vậy, xử phạt hành chính là gì? Phân biệt giữa xử phạt hành chính và xử lý hành chính. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của quý độc giả.

Luật sư tư vấn pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

  • Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 về hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính;

1. Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Căn cứ theo quy định của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính quy định khái niệm xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính là việc được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, áp dụng các hình thức xử phạt hoặc các biện pháp khắc phụ hậu quả do hành vi vi phạm gây ra đối với cá nhân hay tổ chức. Mục đích của việc xử phạt này nhằm mang tính răn đe, khắc phục các hậu quả do chính hành vi vi phạm gây ra.

2. Xử phạt vi phạm hành chính theo tiếng Anh là gì?

Xử phạt vi phạm hành chính Sanctioning of an administrative violation.

Vi phạm hành chính Administrative violation

Xử lý vi phạm hành chính Administrative violation handling
Biên bản vi phạm hành chính The written record of the administrative violation

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Administrative sanctioning decision

3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Hiện nay việc xử lý vi phạm hành chính sẽ bao gồm các hình thức xử lý như sau:

Phạt cảnh cáo;

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi xử lý rác thải không đúng quy định

Phạt tiền;

Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính

Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Đình chỉ hoạt động là áp dụng một khoản thời gian cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khi thuộc các trường hợp đình chỉ theo quy định.

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Trục xuất

Xem thêm: Quy định hình phạt phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính

Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong đó hình phạt cảnh cáo và phạt tiền được quy định là hình phạt chính. Còn các hình phạt còn lại có thể được quy định là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.

4. Phân biệt xử phạt hành chính và xử lý hành chính

STT Tiêu chí Xử phạt hành chính Xử lý hành chính
1 Khái niệm Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính: Xử phạt hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 2 Văn bản hợp nhất Luật xử lý hành chính là biện pháp áp dụng với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Lưu ý: Đây là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính chất giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình.

2 Đối tượng áp dụng Các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước quy định tại khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính. Chỉ áp dụng với cá nhân trong nước và không áp dụng với người nước ngoài được quy định tại khoản 2, Điều 5 Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính.
3 Hình thức Bao gồm có:

-Cảnh cáo;

-Phạt tiền;

-Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

-Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

-Trục xuất;

Bao gồm có:

-Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

Đưa vào trường giáo dưỡng;

Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

4 Nguyên tắc áp dụng Việc xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân và tổ chức, bảo đảm một số nguyên tắc sau:

Chỉ xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính xảy ra.

-Một hành vi vi phạm chỉ bị xử một lần;

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm

Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính được áp dụng đối với cá nhân và tổ chức bảo đảm một số nguyên tắc như sau:

-Chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định;

-Thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

-Việc xử lý hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

-Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính

5 Thời hiệu Thời hiệu xử phạt là 01 năm, trường một số trường hợp sau đây:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;

Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

+Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

+ Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định trên. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Trong thời hạn được quy định ở trên mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

-Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 90 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính;

Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92 của của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính

Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về xử phạt vi phạm hành chính là gì và phân biệt giữa xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hành chính. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề