Ý thức trong tâm lý học đại cương

TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNGSố tiết: 45 [3 đvht]. Trong đó:Lí thuyết, thảo luận và bài tập: 42 tiếtKiểm tra: 3 tiếtA. MỤC TIÊU1. Về kiến thức:SV nắm được các khái niệm cơ bản: hoạt động, giao tiếp, nhân cách, ý thức, nhậnthức, tình cảm, ý chí…, các qui luật cơ bản về tâm lí, từ đó có cơ sở tiếp tục học các họcphần khác: Tâm lí học lứa tuổi sư phạm, Giáo dục học và phương pháp dạy học bộ môn.2. Về kỹ năng:SV có khả năng vận dụng kiến thức Tâm lí học vào việc giải các bài tập thực hànhtâm lí học, giải thích các hiện tượng tâm lí và các biểu hiện đa dạng của nó theo quanđiểm khoa học; có kỹ năng vận dụng liến thức tâm lí học vào việc học tập, rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm, rèn luyện bản thân.3. Về thái độ:Học phần này góp phần hình thành ở SV thái độ yêu thích môn học, bồi dưỡnglòng yêu nghề, yêu người, tự hào về nghề dạy học.B. NỘI DUNG CHÍNHChương 1. Tâm lí học là một khoa họcChương 2. Hoạt động và sự hình thành, phát triển tâm lí, ý thứcChương 3. Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cáchChương 4. Hoạt động nhận thứcChương 5. Tình cảm và ý chíChương 6. Trí nhớC. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC1. Diễn giảng nêu vấn đề2. Vấn đáp tìm tòi3. Thảo luận nhóm14. Thực hành5. Kiểm tra6. Sử dụng sách và trích dẫnD. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC- Giáo trình- Đề cương bài giảng- Kế hoạch giảng dạy- Tài liệu tham khảo- Những câu chuyện, tình huống sư phạm- Phiếu hỏi- Giấy A4, A0, bút dạE. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Tâm lí học đại cương - Nguyễn Quang Uẩn [chủ biên], NXB ĐHSP 2004.2. Tâm lí học - Phạm Minh Hạc [chủ biên]- NXB ĐHQG 2005.3. Tâm lí học đại cương - Trần Trọng Thuỷ [chủ biên], NXB GD 2001.4. Bài tập thực hành Tâm lí học - Trần Trọng Thuỷ [chủ biên], NXBGD 1990.5. Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm- A.V.Petropxki - NXBGD 1982 [ĐặngXuân Hoài dịch].6. Tâm lí học - Tài liệu đào tạo GVTH [Nguyễn Quang Ủân chủ biên] - NXB GD 20072CHƯƠNG 1. TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC [Số tiết: 05]A. MỤC TIÊU1. Về kiến thức:SV xác định được TLH là một khoa học: Chỉ ra đối tượng của TLH, các nhiệm vụcủa TLH, vị trí, ý nghĩa của khoa học tâm lí trong dạy học, giáo dục và trong cuộc sốngcủa con người.Phân tích được bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lí.Trình bày được hệ thống các phương pháp nghiên cứu tâm lí con người.2. Về kỹ năng:SV có kỹ năng vận dụng kiến thức Tâm lí học vào việc giải các bài tập thực hànhtâm lí học, giải thích các hiện tượng tâm lí và các biểu hiện đa dạng của nó theo quanđiểm khoa học.Vận dụng những hiểu biết về phương pháp nghiên cứu để nghiên cứu các hiệntượng tâm lí của học sinh tiểu học.3. Về thái độ:Coi trọng Tâm lí học như một khoa học không thể thiếu trong việc đào tạo nghềdạy học, giáo dục cho GV nói chung, GV tiểu học nói riêng.Có hứng thú học tập tâm lí học và vận dụng TLH vào việc học tập, rèn luyện vàtrong ứng xử.B. NỘI DUNG CHÍNH1. Đối tượng, nhiệm vụ, vị trí, ý nghĩa của Tâm lí học2. Bản chất của hiện tượng tâm lí người3. Chức năng của tâm lí và phân loại hiện tượng tâm lí4. Các phương pháp nghiên cứu tâm lí ngườiC. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC1. Diễn giảng nêu vấn đề32. Vấn đáp tìm tòi3. Thảo luận nhóm4. Thực hành5. Sử dụng sách và trích dẫnD. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC- Giáo trình- Đề cương bài giảng- Kế hoạch giảng dạy- Tài liệu tham khảo- Phiếu hỏi- Giấy A4, A0, bút dạI. Đối tượng, nhiệm vụ, vị trí, ý nghĩa của Tâm lí học1. Đối tượng của Tâm lí họcĐối tượng của Tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượngtinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là cáchoạt động tâm lí. Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạtđộng tâm lí, các qui luật của hoạt động tâm lí và cơ chế tạo nên chúng.2. Nhiệm vụ của Tâm lí học- Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí.- Phát hiện các qui luật hình thành và phát triển tâm lí.- Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí.3. Vị trí của Tâm lí học- Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Mỗi bộ môn khoa họcnghiên cứu một mặt nào đó của con người. Trong các khoa học nghiên cứu về con ngườithì Tâm lí học chiếm một vị trí đặc biệt.- Tâm lí học nằm trong quan hệ với nhiều khoa học:4+ Triết học cung cấp cơ sở lí luận và phương pháp luận chỉ đạo cho Tâm lí học. Ngượclại, Tâm lí học đóng góp nhiều thành tựu quan trọng làm cho Triết học trở nên phongphú.+ Tâm lí học có quan hệ chặt chẽ với các khoa học tự nhiên: giải phẫu sinh lí người,hoạt động thần kinh cấp cao, đó là cơ sở tự nhiên của các hoạt động tâm lí. Các thànhtựu của sinh vật học, di truyền học góp phần làm sáng tỏ sự hình thành và phát triển tâmlí.+ Tâm lí học có quan hệ gắn bó hữu cơ với các khoa học xã hội và nhân văn. Ngượclại, nhiều thành tựu của Tâm lí học được ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội,pháp luật, y học, văn hoá nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh, du lịch4. Ý nghĩa của Tâm lí học- Tâm lí học góp phần tích cực vào đấu tranh chống lại các quan điểm phản khoa họcvề tâm lí con người, khẳng định quan điểm DVBC và DVLS.- Tâm lí học trực tiếp phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.- Tâm lí học giúp chúng ta giải thích một cách khoa học các hiện tượng tâm lí xảy ra ởbản thân mình, ở người khác, trong cộng đồng và trong xã hội; Nó là cơ sở cho sự rènluyện và hoàn thiên nhân cách bản thân.- Tâm lí học còn có ý nghĩa với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: du lịch, tư pháp, yhọc.II. Bản chất của hiện tượng tâm lí người1. Bản chất của tâm lí ngườiTheo quan điểm khoa học: Tâm lí của con người là chức năng của bộ não, là sựphản ánh hiện thực kháh quan vào bộ não người thông qua chủ thể mỗi con người.Tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.a.Tâm lí là chức năng của não- Hiện tượng tâm lí đơn giản nhất là cảm giác bắt đầu xuất hiện ở loài động vật có hệthần kinh mấu, hạch [ giun ]. Đến khi não xuất hiện thì mới có tâm lí ở bậc cao. Bộ nãolà một thứ vật chất đặc biệt, có tổ chức cao nhất.5- Hình ảnh tâm lí có được là do thế giới khách quan tác động vào các giác quan của cơthể rồi chuyển lên não. Não hoạt động theo cơ chế phản xạ sinh ra các hiện tượng tâm lí.Phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lí của các hiện tượng tâm lí.- Sự hình thành và thể hiện tâm lí con người chịu sự chi phối chặt chẽ của sự tác độngqua lại giữa hai hệ thống tín hiệu. Trong đó, hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở sinh lícủa hoạt động trực quan, cảm tính, cảm xúc; còn hệ thống tín hiệu thứ 2 là cơ sở sinh lícủa tư duy, ngôn ngữ, ý thức, tình cảm và các chức năng tâm lí cấp cao của con người.Như vậy, các hiện tượng tâm lí người có cơ sở sinh lí là hệ thống chức năng thầnkinh cơ động của toàn bộ não. Tâm lí là chức năng của não.b. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông quachủ thể- Phản ánh là thuộc tính chung của mọi vật chất đang vận động. Phản ánh là sự tácđộng qua lại giữa hệ thống này lên hệ thống khác và để lại dấu vết lên nhau. Phản ánhdiễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hoá lẫn nhau: từ phản ánh cơ, lí, hoá,sinh vật đến phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lí.- Tâm lí là hình ảnh tinh thần do thế giới khách quan tác động vào một thứ vật chất đặcbiệt có tổ chức cao nhất là bộ não.- Phản ánh tâm lí tạo ra hình ảnh tâm lí như một bản sao về thế giới. Hình ảnh tâm líkhác về chất so với hình ảnh cơ, vật lí, sinh vật ở chỗ:+ Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo.+ Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể: Mỗi cá nhân khi tạo ra hình ảnh tâm lí về thếgiới đã đưa vốn hiểu biết, nhu cầu, năng lực của mình vào đó.* Tính chủ thể trong phản ánh tâm lí thể hiện:+ Cùng nhận sự tác động của một hiện thực khách quan nhưng ở các chủ thể khác nhaucho ta hình ảnh tâm lí với những mức độ sắc thái khác nhau.+ Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể duy nhất nhưng vào nhữngthời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, trạng thái tinh thần, sức khoẻ khác nhaucũng cho ta hình ảnh tâm lí với những mức độ sắc thái khác nhau.6* Tâm lí của các cá nhân khác nhau do:+ Sự khác nhau về đặc điểm hệ thần kinh, giác quan, não bộ.+ Hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục khác nhau.+ Tính tích cực hoạt động, giao tiếp của các cá nhân khác nhau.* Kết luận sư phạm:- Khi nghiên cứu cũng như khi hình thành và phát triển tâm lí con người cần quan tâmđến hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động.- Cần tổ chức các hoạt đông và các mối quan hệ đa dạng, phong phú để hình thành vàphát triển tâm lí.- Trong dạy học và giáo dục chú ý nguyên tắc sát đối tượng.2. Bản chất xã hội của tâm lí người- Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan trong đó nguồn gốc xã hội là cáiquyết định: các quan hệ kinh tế, pháp luật, đạo đức quyết định tâm lí con người.- Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mốiquan hệ xã hội.- Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả lĩnh hội kinh nghiệm XH, nền văn hoá XH thôngqua hoạt động và giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo.- Tâm lí mỗi con người hình thành và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cánhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng.* Kết luận sư phạm:- Cần nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội, các quan hệ xã hội trong đócon người sống và hoạt động.- Cần tổ chức các HĐ đa dạng phù hợp lứa tuổi [ chú ý hoạt động chủ đạo ở từng giaiđoạn lứa tuổi].III. Chức năng của tâm lí và phân loại hiện tượng tâm lí1. Chức năng của tâm lí- Tâm lí có chức năng định hướng cho hoạt động thông qua hệ thống động cơ, hướnghoạt động vào mục đích nhất định.7- Tâm lí điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch, phươngpháp, làm cho hoạt động có ý thức.- Tâm lí giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp mục tiêu và điều kiện, hoàncảnh.Nhờ có các chức năng trên mà tâm lí không chỉ giúp con người thích ứng vớihoàn cảnh khách quan mà còn nhận thức, cải tạo, sáng tạo thế giới và nhận thức, cải tạochính bản thân mình.2. Phân loại hiện tượng tâm lía. Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của các hiện tượng tâm lí trongnhân cách:- Các quá trình tâm lí: Những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối ngắn,có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng. Bao gồm:+ Các quá trình nhận thức+ Các quá trình cảm xúc+ Các quá trình hành động ý chí- Các trạng thái tâm lí: Những HTTL diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mởđầu, kết thúc không rõ ràng.- Các thuộc tính tâm lí: Những HTTL tương đối ổn định, khó hình thành, khó mất đi,tạo nên những nét riêng trong nhân cách.b. Những hiện tượng TL có ý thức và chưa được ý thứcc. Những hiện tượng TL sống động và những hiện tượng TL tiềm tàngd. Những hiện tượng TL cá nhân và những hiện tượng TL xã hộiIV. Các phương pháp nghiên cứu tâm lí người1. Các nguyên tắc phương pháp luận khoa học tâm lí- Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng: Khẳng định tâm lí có nguồn gốc là thếgiới khách quan tác động vào bộ não con người, thông qua “lăng kính chủ quan” của conngười. Tâm lí định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động và hành vi của con ngườitác động lại thế giới trong đó cái quyết định xã hội là quan trọng nhất8- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động - giao tiếp - nhân cách, tâm lí, ý thức: Hoạt động làphương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lí, ý thức, nhân cách. đồng thời tâmlí, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động. Tâm lí con người luôn vận động và pháttriển vì vậy phải nghiên cứu tâm lí trong sự vận động của nó cũng như qua sản phẩm củahoạt động.- Nguyên tắc nghiên cứu tâm lí trong mối quan hệ với các hiện tượng khác và mối quanhệ giữa các hiện tượng tâm lí với nhau.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lí2.1. Các phương pháp tổ chức việc nghiên cứu- Tổ chức việc nghiên cứu gồm nhiều khâu có quan hệ chặt chẽ, từ việc chọn đối tượngnghiên cứu đảm bảo tính khách quan, có ý nghĩa về mặt khoa học, đến việc xác địnhmục đích nghiên cứu, xây dựng giả thiết khoa học, xác định nhiệm vụ và lựa chọnphương pháp nghiên cứu phù hợp, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, chuẩn bị địa bàn,phương tiện, điều kiện cần thiết cho việc nghiên cứu…2.2. Các phương pháp thu thập số liệu2.2.1. Phương pháp quan sátQuan sát là một loại tri giác có chủ định nhằm thu thập thông tin về đối tượngquan sát.2.2.2. Phương pháp trò chuyệnTrò chuyện là phương pháp đặt ra câu hỏi cho đối tượng và dựa vào câu trả lời củahọ để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu.2.2.3. Phương pháp điều traĐiều tra là PP dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lượng đối tượng đượcnghiên cứu nhằm thu thập ý kiến của họ về một vấn đề nào đó.2.2.4. Phương pháp trắc nghiệm tâm líTrắc nghiệm là PP dùng một phép thử để đo lường tâm lí, đã được chuẩn hoá trênmột số lượng người đủ là đại diện tiêu biểu.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm9Thực nghiệm là PP tác động vào đối tượng một cách chủ động trong những điềukiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện cần nghiên cứu.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt độngNghiên cứu sản phẩm là PP dựa vào sản phẩm con người tạo ra để nghiên cứu tâm lícủa họ.2.2.7. Phương pháp phân tích tiểu sử cá nhânPhân tích tiểu sử cá nhân là PP tìm hiểu, phân tích tiểu sử của con người để nhậnbiết về tâm lí của họ.2.3.Các phương pháp xử lí số liệuQuan sát, điều tra, thực nghiệm… ta thu được nhiều tài liệu, số liệu cần phải xử lítạo thành các tham số. Từ các tham số đặc trưng có thể rút ra những nhận xét khoa học,những qui luật tương ứng về bản chất, qui luật diễn biến của các chức năng tâm lí đượcnghiên cứu.Thông thường người ta dùng các phương pháp thống kê toán học để tính các thamsố sau: Phân phối tần số, tần suất; Giá trị trung bình cộng; Độ lệch trung bình; Phươngsai; Hệ số tương quan…2.4. Các phương pháp lí giải kết quả và rút ra kết luậnTrên cơ sở các số liệu thu được, cần phân tích để rút ra các kết luận khoa học.Việc lí giải được tiến hành theo hai khía cạnh trong một chỉnh thể thống nhất, có quanhệ chặt chẽ với nhau:- Phân tích, mô tả, trình bày số liệu thu được về mặt định lượng- Phân tích, lí giải các kết quả về mặt định tính trên cơ sở lí luận đã xác định, chỉ rõnhững đặc điểm bản chất, những biểu hiện diễn biến có tính qui luật của đối tượngnghiên cứu- Khái quát các nhận xét khoa học, rút ra những kết luận mang tính đặc trưng, khái quátvề vấn đề nghiên cứu* Bài tập từ trang 28 đến trang 30 [Giáo trình]CÂU HỎI ÔN TẬP101. Đối tượng, nhiệm vụ, vị trí, ý nghĩa của Tâm lí học.2. Bản chất hiện tượng tâm lí người theo quan điểm khoa học.3. Các phương pháp nghiên cứu tâm lí.CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂNTÂM LÍ, Ý THỨC [Số tiết: 7]A. MỤC TIÊU1. Về kiến thức:- SV hiểu được khái niệm hoạt động: định nghĩa, đặc điểm, cấu trúc, các loại hoạt động.- Chứng minh được tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp- Chỉ ra được sự nảy sinh, phát triển tâm lí.- Phân tích được sự hình thành, phát triển ý thức: khái niệm ý thức, các cấp độ của ýthức, sự hình thành và phát triển ý thức về phương diện loài người và phương diện cáthể.2. Về kỹ năng:- SV có kỹ năng vận dụng những hiểu biết về hoạt động và giao tiếp trong việc hìnhthành và phát triển tâm lí, ý thức con người.11- SV có ý thức rèn luyện tâm lí, ý thức bản thân thông qua việc tích cực tham gia cáchoạt động và giao tiếp.3. Về thái độ:- SV đánh giá đúng vai trò quan trọng của hoạt động và giao tiếp trong việc hình thành,phát triển tâm lí, ý thức con người.- Có ý thức rèn luyện tâm lí, ý thức bản thân thông qua việc tích cực tham gia vào cáchoạt động.B. NỘI DUNG CHÍNH1. Khái niệm chung về hoạt động2. Khái niệm chung về giao tiếp3. Vai trò của hoạt động và giao tiếp4. Sự nảy sinh và phát triển của tâm lí5. Sự hình thành và phát triển ý thức6. Chú ý - điều kiện của hoạt động có ý thứcC. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC1. Diễn giảng nêu vấn đề2. Vấn đáp tìm tòi3. Thảo luận nhóm4. Thực hành5. Sử dụng sách và trích dẫnD. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC- Giáo trình- Đề cương bài giảng- Kế hoạch giảng dạy- Tài liệu tham khảo- Những câu chuyện, tình huống sư phạm- Phiếu hỏi- Giấy A4, A0, bút dạ12I. Khái niệm chung về hoạt động1. Hoạt động là gì?Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới tạo ra sảnphẩm cả về phía thế giới cả về phía con người.Trong mối quan hệ đó có 2 quá trình diễn ra đồng thời, bổ sung cho nhau và thốngnhất với nhau:+ Quá trình đối tượng hoá: chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm.+ Quá trình chủ thể hoá: khi hoạt động con người chuyển từ phía khách thể vào bảnthân mình những quy luật, bản chất của thế giới tạo nên tâm lí, ý thức, nhân cách bảnthân.2. Đặc điểm của hoạt động+ Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng [cái tạo ra, cái cần chiếm lĩnh].+ Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể [cá nhân, nhóm, tập thể]+ Hoạt động bao giờ cũng có mục đích [biến đổi thế giới và bản thân chủ thể]+ Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp [qua hình ảnh tâm lí trong đầu, côngcụ lao động, ngôn ngữ].3. Các loại hoạt động+ Xét về phương diện cá thể: hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động laođộng, hoạt động xã hội.+ Xét về phương diện sản phẩm: hoạt động thực tiễn, hoạt động lí luận.+ Cách phân loại khác chia hoạt động thành 4 loại: hoạt động biến đổi, hoạt động nhậnthức, hoạt động định hướng giá trị, hoạt động giao lưu.4. Cấu trúc của hoạt độngChủ thểHoạt động cụ thểKhách thểĐộng cơ13Hành độngMục đíchThao tácPhương tiệnSản phẩmII. Khái niệm chung về giao tiếp1. Giao tiếp là gì?Giao tiếp là mối quan hệ qua lại giữa con người với con người, thể hiện sự tiếpxúc tâm lí giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin,cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau.2. Các hình thức giao tiếp+ Giao tiếp giữa cá nhân và cá nhân+ Giao tiếp giữa cá nhân và nhóm+ Giao tiếp giữa nhóm và nhóm, giữa nhóm và cộng đồng3. Các loại giao tiếp- Theo phương tiện giao tiếp:+ Giao tiếp vật chất+ Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ- Theo khoảng cách:+ Giao tiếp trực tiếp+ Giao tiếp gián tiếp- Theo quy cách:+ Giao tiếp chính thức14+ Giao tiếp không chính thứcIII. Vai trò của hoạt động và giao tiếp- Hoạt động quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Cụthể:+ Thông qua hai quá trình chủ thể hoá và đối tượng hoá trong hoạt động mà nhân cáchđược bộc lộ và hình thành+ Sự hình thành và phát triển nhân cách con người phụ thuộc hoạt động chủ đạo ở mỗigiai đoạn lứa tuổi.- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người.- Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội,chuẩn mực xã hội, thông qua đó con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàngchung của nhân loại.- Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xãhội mà còn nhận thức được chính bản thân mình, hình thành năng lực tự ý thức.IV. Sự nảy sinh và phát triển của tâm lí1. Sự hình thành tâm lí về phương diện loàia. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí- Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí là tính cảm ứng.- Ở các loài côn trùng có hệ thần kinh mấu, hạch[ các yếu tố thần kinh đã tập trung thànhnhững bộ phận tương đối độc lập giúp cơ thể có khả năng đáp lại những kích thích cóảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đối với sự tồn tại của cơ thể ] thì xuất hiện tính nhạy cảm.Tính nhạy cảm là mầm mống đầu tiên của tâm lí xuất hiện cách đây khoảng 600 triệunăm. Hiện tượng tâm lí đơn giản nhất này [cảm giác] dần dần phát triển lên thành cáchiện tượng tâm lí khác phức tạp hơn.b. Các thời kì phát triển tâm lí:- Xét theo mức độ phản ánh:+ Thời kì cảm giác+ Thời kì tri giác15+ Thời kì tư duy [tư duy bằng tay, tư duy bằng ngôn ngữ]- Xét theo nguồn gốc nảy sinh của hành vi:+ Thời kì bản năng+ Thời kì kỹ xảo+ Thời kỳ hành vi trí tuệ2. Sự phát triển tâm lí về phương diện cá thểa. Thế nào là phát triển tâm lí?- Phát triển tâm lí là một quá trình biến đổi về chất lượng trong tâm lí, làm nảy sinhnhững cấu tạo tâm lí mới.- Sự phát triển tâm lí của con người phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo ở mỗi giaiđoạn lứa tuổi.b. Các giai đoạn phát triển tâm lí theo lứa tuổi- Giai đoạn tuổi sơ sinh - hài nhi:+ Sơ sinh: 0 - 2 tháng+ Hài nhi: 2 - 12 tháng- Giai đoạn trước tuổi học:+ Nhà trẻ: 1 - 3 tuổi+ Mẫu giáo: 3 - 6 tuổi- Giai đoạn tuổi học:+ Đầu tuổi học: 6 - 11 tuổi+ Giữa tuổi học: 12 - 15 tuổi+ Cuối tuổi học: 15 - 18 tuổi+ Sinh viên: 18 - 24 tuổi- Giai đoạn tuổi trưởng thành: 25 - 55, 60 tuổi- Giai đoạn tuổi già: Từ 55, 60 tuổi trở điV. Sự hình thành và phát triển ý thức1. Bản chất và cấu trúc của ý thứca. Ý thức là gì?16Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở con người, phản ánh bằng ngônngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức mà con người tiếp thu được.b. Các thuộc tính cơ bản của ý thức- Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới.- Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới.- Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người.c. Cấu trúc của ý thức- Mặt nhận thức- Mặt thái độ của ý thức- Mặt năng động của ý thức2. Sự hình thành và phát triển ý thứca. Sự hình thành ý thức của con người [về phương diện loài]Các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ: Trước hết là lao động, sau laođộng và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là 2 động lực chủ yếu đã biến bộ óc convượn thành bộ não con người. Đây cũng chính là 2 yếu tố tạo nên sự hình thành ý thứccon người.* Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức- Trước khi lao động: con người biết hình dung ra mô hình cái cần làm và cách làm ranó.- Trong lao động: con ngưòi biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động , tiến hành cácthao tác và hành động tạo ra sản phẩm.- Kết thúc lao động: con người biết đối chiếu sản phẩm làm ra với mục đích ban đầu đểhoàn thiện sản phẩm.* Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp đối với sự hình thành ý thức- Nhờ có ngôn ngữ mà có công cụ hình dung ra mô hình tâm lí của sản phẩm, ý thức vềviệc sử dụng công cụ lao động, tiến hành thao tác lao động, phân tích, đánh giá sảnphẩm mình làm ra.17- Nhờ ngôn ngữ mà trao đổi thông tin, phối hợp hành động qua đó ý thức về bản thânmình, về người khác trong hoạt động chung.b. Sự hình thành ý thức, tự ý thức cá nhân- ý thức cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt độngcá nhân.- Ý thức của cá nhân được hình thành trong mối quan hệ giao tiếp với người khác, vớixã hội.- Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xãhội.- Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá hành vi củamình.3. Các cấp độ ý thức- Cấp độ chưa ý thức- Cấp độ ý thức, tự ý thức- Cấp độ ý thức nhóm, ý thức tập thểVI. Chú ý - điều kiện của hoạt động có ý thức1. Khái niệm chú ýChú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng, để địnhhướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hànhcó hiệu quả.2. Các loại chú ý- Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần sự nỗ lựccủa bản thân , chủ yếu do tác động bên ngoài gây nên. Nó phụ thuộc vào:- Độ mới lạ của vật kích thích- Cường độ kích thích- Sự trái ngược giữa vật kích thích và bối cảnh- Chú ý có chủ định là loại chú ý có mục đích định trước và phải có sự nỗ lực của bảnthân.18- Chú ý sau khi có chủ định vốn là chú ý có chủ định nhưng không đòi hỏi sự căng thẳngcủa ý chí, lôi cuốn con người, đem lại hiệu quả cao.3. Các thuộc tính cơ bản của chú ý- Sức tập trung của chú ý là khả năng chỉ chú ý đến một phạm vi tương đối hẹp cho hoạtđộng lúc đó.- Sự bền vững của chú ý: là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hay một số đối tượngcủa hoạt động.- Sự phân phối chú ý: là khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng haynhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định.- Sự di chuyển chú ý: là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng kháctheo yêu cầu của hoạt độngCÂU HỎI ÔN TẬP1. Cơ sở xã hội của tâm lí người là gì? Phân tích từng yếu tố của cơ sở đó.2.Tâm lí con người được hình thành và phát triển như thế nào cả về phươngdiện loài và phương diện cá nhân.3.Ý thức là gì? Ý thức được hình thành và phát triển như thế nào? Phân biệt ý thức và vôthức.4. Chú ý là gì? Các loại chú ý? Các thuộc tính cơ bản của chú ý? Vì sao nói chú ý là điềukiện của hoạt động có ý thức?* Kiểm tra 1 tiếtCHƯƠNG IIINHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH19Số tiết: 10A. MỤC TIÊU1. Về kiến thức:- SV xác định được khái niệm nhân cách trong mối quan hệ với các k/n khác: con người,cá nhân, cá tính; chỉ ra được các đặc điểm cơ bản của nhân cách.- Nêu được các quan điểm về cấu trúc của nhân cách và ý nghĩa của chúng trong côngtác giáo dục học sinh; trình bày được các thuộc tính cơ bản của nhân cách.- Chỉ ra và phân tích được các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách; chỉra được những biểu hiện của năng khiếu để phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếuvà nêu được các loại hành vi sai lệch nhân cách và cách khắc phục.2. Về kỹ năng:- Vận dụng những hiểu biết về nhân cách và các thuộc tính của nhân cách vào việc phântích, giải thích các hiện tượng tâm lí theo quan điểm khoa học.- Rút ra được các kết luận sư phạm từ những hiểu biết về nhân cách và sự hình thànhphát triển nhân cách vào việc đánh giá và tổ chức giáo dục học sinh trong trường tiểuhọc.3. Về thái độ:- SV có hứng thú với việc quan sát các biểu hiện và đánh giá nhân cách của bản thân.- Quan tâm tới việc vận dụng những hiểu biết về nhân cách vào việc học tập, rèn luyệnvà ứng xử.B. NỘI DUNG CHÍNH1. Khái niệm chung về nhân cách2. Cấu trúc của nhân cách3. Các thuộc tính tâm lí cơ bản của nhân cách4. Sự hình thành và phát triển nhân cáchC. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC1. Diễn giảng nêu vấn đề2. Vấn đáp tìm tòi203. Thảo luận nhóm4. Thực hành5. Sử dụng sách và trích dẫnD. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC- Giáo trình- Đề cương bài giảng- Kế hoạch giảng dạy- Tài liệu tham khảo- Những câu chuyện, tình huống sư phạm- Phiếu hỏi- Giấy A4, A0, bút dạI. Khái niệm chung về nhân cách1. Một số khái niệm có liên quan đến khái niệm nhân cách- Con người: là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là một thực thể tự nhiên,vừa là một thực thể xã hội.- Cá nhân: là một con người cụ thể của một cộng đồng, thành viên của xã hội. Cá nhâncũng là một thực thể sinh vât, xã hội và văn hoá nhưng được xem xét một cách cụ thể,riêng từng người với toàn bộ các đặc điểm về sinh lí, tâm lí và xã hội để phân biệt với cánhân khác, với tập thể, với cộng đồng.- Cá tính: cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong sinh lí hoặc tâm lí của cáthể động vật hoặc cá thể người.2. Khái niệm nhân cách về phương diện tâm lí họca. Nhân cách là gì?- Nhân cách: là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân, biểu hiệnbản sắc và giá trị xã hội của con người. Dùng k/n nhân cách để chỉ một con người cụ thểvới tư cách là thành viên của XH, là chủ thể của mối quan hệ người-người, là chủ thể cóý thức của hoạt động và giao tiếp.b. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách.21- Tính thống nhất của nhân cách: Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩmchất và năng lực, giữa đức và tài của con người.- Tính ổn định của nhân cách: Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lí tương đối ổnđịnh của mỗi cá nhân, chúng khó hình thành và cũng khó mất đi.- Tính tích cực của nhân cách: Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sảnphẩm của xã hội.- Tính giao tiếp của nhân cách: Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại vàthể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những nhân cách khác.II. Cấu trúc của nhân cách [ SV tham khảo giáo trình trang 60,61]- Có quan điểm cho rắng: nhân cách bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí- A.G.Côvaliốp cho rắng: trong cấu trúc nhân cách có các quá trình tâm lí, các trạng tháitâm lí và các thuộc tính tâm lí cá nhân- Nhân cách gồm phẩm chất và năng lực hay đức và tài- Cấu trúc gồm 4 thành tố cơ bản: xu hướng của nhân cách, khả năng của nhân cách,phong cách hành vi của nhân cách, hệ thống “ cái tôi” - điều khiển, điều chỉnh hành vicủa nhân cách.III. Các thuộc tính tâm lí cơ bản của nhân cách1. Xu hướng nhân cáchXu hướng là một thuộc tính tâm lí điển hình của cá nhân bao hàm trong nó hệthống những động lực qui định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựachọn thái độ của nó.Xu hướng thường biểu hiện ở một số mặt chủ yếu: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng,niềm tin, thế giới quan…a. Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và pháttriển.* Đặc điểm của nhu cầu:- Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng- Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả mãn nó quy định.22- Nhu cầu có tính chu kỳ- Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội* Nhu cầu của con người rất đa dạng, cụ thể:- Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như: ăn, uống, mặc, ở…- Nhu cầu tinh thần như: nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu giao tiếp, nhucầu hoạt động…b. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đốivới cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạtđộng.- Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, ở sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạtđộng, ở bề rộng và chiều sâu của sự thích thú.- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhậnthức, tăng sức làm việc.c. Lí tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, cósức lôi cuốn con người vươn tới nó.- Lí tưởng vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn.- Lí tưởng là biểu hiện tập trung nhất xu hướng của nhân cách, nó có chức năng xác địnhmục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân, là động lực thúc đẩy con người.d. Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là cái kết tinh các quan điểm, tri thức,rung cảm, ý chí, được con người thể nghiệm trở thành chân lí bền vững trong mỗi cánhân.e. Thế giới quan: là hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân có tác dụng xácđịnh phương châm hành động của con người.2. Động cơ của nhân cáchĐộng cơ là sự quy định về mặt chủ quan hành vi của con người bởi thế giới- Có nhiều cách phân loại động cơ:+ Động cơ ham thích và động cơ nghĩa vụ.+ Động cơ quá trình và động cơ kết quả23+ Động cơ gần và động cơ xa+ Động cơ cá nhân, động cơ xã hội, động cơ công việc- Toàn bộ các thành phần trong xu hướng nhân cách là các thành phần trong hệ thốngđộng cơ của nhân cách, chúng là động lực của hành vi, của hoạt động.3. Tính cách.a. Tính cách là gì?Tính cách là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân bao gồm một hệ thốngthái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi cử chỉ và cách nói năngtương ứng.b. Cấu trúc của tính cách- Hệ thống thái độ của cá nhân bao gồm:+ Thái độ đối với tập thể, với xã hội+ Thái độ đối với lao động+ Thái độ đối với mọi người+ Thái độ đối với bản thân- Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân4. Khí chấta. Khí chất là gì?Khí chất là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốcđộ, nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng củacá nhân.b. Các kiểu khí chấtI.P.Pavlov đã khám phá ra 2 quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế có3 thuộc tính cơ bản: cường độ, tính cân bằng, tính linh hoạt. Sự kết hợp theo các cáchkhác nhau giữa 3 thuộc tính này tạo ra 4 kiểu thần kinh chung cho người và động vật, làcơ sở cho 4 loại khí chất.4 kiểu thần kinh cơ bản4 kiểu khí chất tương ứng- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt- Hăng hái24- Kiếu mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt- Bình thản- Kiểu mạnh mẽ, không cân bằng- Nóng nảy- Kiểu yếu- Ưu tư5. Năng lựca. Năng lực là gì?Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân, phù hợp vớinhững yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động có kết quả.b. Các mức độ của năng lực- Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoànthành có kết quả một hoạt động nào đó.- Tài năng là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành sáng tạo một hoạt độngnào đó.- Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhấtcủa những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.c. Phân loại năng lực- Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, là điềukiện cần thiết cho nhiều hoạt động có hiệu quả.- Năng lực riêng biệt là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyênmôn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao.d. Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất, năng lực và thiên hướng, năng lực và trithức, kỹ năng, kỹ xảo- Năng lực và tư chất:Tư chất là một trong những điều kiện hình thành năng lực, nhưngtư chất không quy định trước sự phát triển của các năng lực. Trên cơ sở của tư chất cóthể hình thành những năng lực khác nhau.- Năng lực và thiên hướng: Thiên hướng về một loại hoạt động nào đó và năng lực đốivới hoạt động ấy thường ăn khớp với nhau và cùng phát triển. Thiên hướng mãnh liệtcủa con người đối với một loại hoạt động nào đó có thể coi là dấu hiệu của những nănglực đang hình thành.25

Video liên quan

Chủ Đề