10 cuốn sách Cơ đốc giáo nên đọc năm 2022

(Christianity)

Một tôn giáo có gốc rễ trong Do Thái giáo nhưng đã vươn nhành của nó vượt xa khỏi những biên giới đó. Cơ Đốc giáo đã trải rộng trong nhiều nền văn hóa và nhiều quốc gia và đã trở thành đức tin lớn nhất thế giới. Bất cứ nơi đâu nó truyền đến, thì ở đó những tiêu chuẩn giáo dục và xã hội được nâng cao. Hầu như cứ ba người trên trái đất nầy thì có một người được nhận biết là có điểm gì đó giống của Cơ Đốc giáo. Cũng như Do Thái giáo và Hồi giáo, Cơ Đốc giáo phát sinh từ vùng Trung Đông. Nhưng ảnh hưởng và sự phát triển của nó trong lịch sử hầu như là ở phương Tay và từ nơi nó mà các dân tộc phương Tây đã dẫn xuất ra những lý tưởng của họ về công lý, tự do và cơ hội.

Người sáng lập đức tin nầy là một con người có địa vị thấp kém trong xã hội. Suốt cuộc đời của Người, Người chẳng biết gì xảy ra phía ngoài của phần lãnh thổ đế quốc La-mã đó, là nơi Người đã sống và đã qua đời. Người chưa bao giờ sở hữu một ngôi nhà hay có một gia đình của riêng mình. Người có rất ít tài sản trần gian và chút ít tiền bạc. Người ăn mặc giản dị, đi lại lại trên nhưng con đường bụi bặm, đã dùng một chiếc thuyền của người ta cho mượn để đánh cá và một phần ăn trưa của một cậu bé để nuôi cả đoàn dân đông. Người đã lấy một đồng bạc nơi miệng của một con cá để nộp thuế đền thờ. Người đã đem lại sự sống và niềm hy vọng cho những ai Người tiếp cận. Người không xây cất một đền thờ nào, cũng không không viết ra một cuốn sách nào. Người chẳng làm điều sai, chẳng vi phạm luật pháp, tuy nhiên Người đã phải chết trên cây thập tự giá như một phạm nhân, và đã được an táng trong một ngôi mộ mà kẻ khác cho mượn. Nhưng giờ đây, cả thế giới đều lấy niên hiệu trên các đồng tiền, trên các cuốn lịch, và trên các thư tín theo sự ra đời của con người nầy. Người là ai? Người là Chúa Jesus Christ, Con của Đức Chúa Trời hằng sống.

Nếu phần nghiên cứu nầy trình bày những tài liệu quen thuộc với bạn hơn là tài liệu của các tôn giáo khác mà chúng ta đã nghiên cứu, thì bạn hãy xem đề tài nầy từ quan điểm của một người lần đầu tiên được giới thiệu về Cơ Đốc giáo. Sự tập luyện nầy sẽ giúp bạn trình bày những điều về Cơ Đốc giáo một cách hữu hiệu hơn.

Dàn Bài

Làm quen với Cơ Đốc giáo.

Những niềm tin của Cơ Đốc giáo.

Những sự truyền thông của Cơ Đốc giáo.

Sự phát triển của Cơ Đốc giáo.

Đánh giá về Cơ Đốc giáo.

LÀM QUEN VỚI CƠ ĐỐC GIÁO

Cơ Đốc giáo là tôn giáo của Chúa Jesus Christ. Chữ Christ là phiên bản tiếng Hi-lạp của từ ngữ Mê-si của tiếng Do Thái, nghĩa là “được xức dầu”, nó được các môn đồ của Chúa Jesus đặt cho Ngài. Danh hiệu Jesus là hình thức Hi-lạp ngữ của từ ngữ Hê-bơ-rơ Giô-suê hay của từ ngữ Yeshua trong tiếng A-ram.

Tình Hình Bối Cảnh

Vào thời Chúa Jesus giáng sinh, xứ Pa-lét-tin là một phần của Đế quốc La-mã, chia xẻ một ngôn ngữ và một nền văn hóa chung. Dưới triều trị vì của Sê-sa Au-gút-tơ, các quân đoàn La mã đã chinh phục các xứ ở vùng Địa Trung Hải và toàn bộ vùng Trung Đông. Những người quản trị và các kỹ sư của chính quyền La mã xây cất các thành phố và các con đường mà chúng đã nổi danh hằng bao thế kỷ. Câu châm ngôn thông dụng là “Mọi con đường đều dẫn về La mã”. Dưới Pax Romana (“Nền hòa bình của La mã”), sự giao thông bằng đường bộ và đường thủy chưa bao giờ an toàn hơn. Có một số các cuộc kháng chiến ở địa phương, nhưng vào thời đó không có những cuộc chiến tranh quốc tế lớn. Như vậy, Cơ Đốc giáo phát khởi vào một thời kỳ tương đối yên tĩnh.

Trong lãnh vực tôn giáo, các nước thuộc đế quốc La mã được phép có quốc giáo riêng của mình. Người Hi-lạp và người La mã có các đền thờ (pantheon) của họ, các thần thoại và các triết lý của họ. Các sự thờ cúng huyền bí và môn chiêm tinh đã lớn lên và bắt đầu thâm nhập vào các tổ chức nầy. Trong Do Thái giáo, Các Ra-bi, dòng Pha-ri-si, và dòng Sa-đu-sê đi theo một tôn giáo hình thức của việc làm không có sự sống. Những nhóm người như dòng Essenes đã trông đợi Đấng Mê-si và ngày tận thế, họ vào đồng vắng gần bên Biển Chết để chờ đợi sự hiện ra của Chúa. Chúa Jesus đã giáng sinh vào trong một thế giới như vậy đó.

Đời Sống Của Chúa Jesus

Chúa Jesus đã ra đời vào triều trị vì của Hê-rốt Đại vương, vua của xứ Pa-lét-tin, dưới sự cai trị của Sê-sa-Au-gút-tơ tại Rô ma (La mã). Trước khi Chúa giáng sinh, người ta đánh dấu lịch sử là T.C. (“Trước Chúa”) và sau khi Ngài giáng sinh, người ta đánh dấu là S.C (“Sau Chúa”). (Trong tiếng Anh, người ta dùng B.C và A.D.).

Sự giáng sinh của Chúa là phép lạ. Ngài được hoài thai bởi Đức Thánh Linh, vì mẹ Ngài là một nữ đồng trinh. Qua con người của Chúa Jesus, Đức Chúa Trời đã trở thành Em-ma-nu-ên (Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta), vàsự ra đời bởi nữ đồng trinh là một giáo lý quan trọng của giáo hội. Vào thời Chúa Jesus giáng sinh, có một cuộc kiểm tra dân số của người La mã, nên Giô-sép và Ma-ri phải đến thành Bết-lê-hem để đăng ký. Thành phố nầy đông nghẹt người và gia đình nầy phải trải qua đêm trong một chuồng súc vật. Nhưng, những biến cố của đêm hôm đó thuộc trong số những câu chuyện được nhiều người biết đến nhất trong thế giới. Các thiên sứ đã loan báo sự ra đời của Ngài trong đêm ấy cho các gã chăn chiên đang ở ngoài sườn đồi xứ Giu-đê với câu hát bất hủ: “Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, bình an dưới đất, ân trạch cho loài người”.

Người ta biết rất ít về cuộc đời ban đầu của Chúa Jesus. Mẹ Ngài là vợ của một người thợ mộc ở thành Na-xa-rét, và Chúa Jesus đã được trưởng dưỡng trong cùng nghề nghiệp đó cho đến lúc Ngài được ba mươi tuổi. Giăng Báp tít, người anh em bà con của Ngài, đã bắt đầu rao giảng rằng nước Đức Chúa Trời đã đến gần, và ông đã làm báp tem cho dân chúng để làm dấu chỉ cho sự hiện đến của Nước Trời. Chúa Jesus đã đến sông Giô-đanh để chịu Giăng làm phép báp tem cho, và khi Ngài ra khỏi nước, có tiếng từ trời tuyên bố rằng Ngài là con Đức Chúa Trời. Rồi Chúa Jesus được Đức Thánh Linh đưa vào đồng vắng, ở đó Ngài kiêng ăn trong bốn mươi ngày, suốt trong thời gian đó Ngài bị Sa-tan cám dỗ. Đó là một sự cám dỗ ba mặt:

Dùng thần tính của Ngài để đáp ứng nhu cầu thuộc thể về bánh cho Ngài.

Khai sáng một vương quốc chính trị trần gian.

Phô bày quyền phép thần tính của Ngài trước công chúng trong đền thờ.

Ngài đã chống lại sự cám dỗ đó trong từng điểm và Ngài đã tiến lên với một ý niệm rõ ràng về sứ mạng và chức vụ Mêsi của Ngài. Từ chỗ đó, Ngài bắt đầu rao giảng “Tin Lành” (Phúc Âm) cho dân chúng. Điều nầy đòi hỏi họ ăn năn tội và phải tin đến Ngài. Bằng cách đó, họ có thể hưởng được sự sống đời đời.

Người ta ước tính chức vụ của Chúa Jesus kéo dài ba năm, vì sách Phúc Âm của Giăng đã nhắc đến ba lễ Vượt qua (Giăng 2:13, 6:4 và 11:55). Ba năm nầy đôi lúc được gọi là “năm chuẩn bị, năm được mến mộ và năm gặp chống đối”. Các chi tiết đã được ghi lại trong các sách Phúc Âm Ma thi ơ, Mác, Lu-ca, và Giăng.

Những biến cố trong năm đầu của chức vụ Chúa Jesus gồm có việc Ngài chịu báp tem và chịu cám dỗ, việc Ngài kêu gọi các môn đồ đầu tiên, việc hóa nước thành rượu, việc dọn sạch đền thờ, chức vụ ở vùng Giu-đê, cuộc gặp gỡ với Ni-cô-đem và việc Giăng Báp-tít bị bỏ tù.

Năm thứ hai trong chức vụ của Chúa Jesus xảy ra hầu hết trong vùng Ga-li-lê. Nó bao gồm có việc Ngài giảng trong nhà hội tại Na-xa-rét, chức vụ rao giảng, chữa bệnh và dạy dỗ của Ngài; việc kêu gọi mười hai sứ đồ, bài giảng trên núi, sự qua đời của Giăng Báp tít, việc cấp dưỡng cho năm ngàn người và việc Ngài khước từ làm vua.

Năm thứ ba của chức vụ Chúa Jesus khởi đầu ở vùng Ga-li-lê. Sau đó, Ngài xuống phía Nam, hướng về thành Giê-ru-sa-lem, Ngài ở lại đó ba tháng. Có một thời gian Ngài đã ra khỏi xứ Ga-li-lê -- vào vùng Si-ôn, Ty-rơ, Bê-rê và Sê-sa-rê Phi líp-- trước khi đi chuyến cuối cùng đến thành Giê-ru-sa-lem. Một số biến cố quan trọng là: sự xưng nhận đức tin của người môn đồ (tức Phi-e-rơ -- ND), sự hóa hình của Chúa Jesus, việc Ngài khiến La-xa-rơ sống lại từ trong kẻ chết, việc Ngài nói trước về sự hủy phá đền thờ, bữa Tiệc Thánh, sự chết và sự sống lại của Đấng Chtist.

Những Cuộc Xung Đột

Chúa Jesus đã là mối đe dọa cho các lãnh tụ Do Thái giáo đã thành lập thời đó. Ngài bỏ qua các hàng rào ngăn cách của xã hội, hòa mình với người thâu thuế và kẻ có tội, Ngài đã đề cao phụ nữ. Ngài đã làm đảo lộn những tiêu chuẩn đã được chấp nhận bằng câu nói: “Kẻ đầu sẽ trở nên rốt và kẻ rốt sẽ trở nên đầu”. Ngài không khinh bỉ những người Sa-ma-ri láng giềng, là những người dân tộc thiểu số tạp chủng bị khinh dễ. Thực ra, người anh hùng trong một câu chuyện trong số các câu chuyện nổi tiếng mà Chúa Jesus đã kể lại là một người Sa-ma-ri, trong số đó, những kẻ “kẻ ti tiện” lại là những lãnh tụ của Do Thái giáo. Ngài đã khen ngợi đức tin của một số người ngoại bang, tương phản với người Do Thái.

Chúa Jesus thường va chạm với các lãnh tụ Do Thái giáo về sự tuân giữ ngày Sa-bát và các hình thức bề ngoài của luật pháp Do Thái. Ngài nhấn mạnh đến một sự giữ luật pháp bề trong, đòi hỏi nhiều hơn. Ngài gây cho người Sa-đu-sê tức giận, là giới thầy tế lễ của giai cấp thống trị, bằng việc rao giảng về sự phán xét trên quốc gia Do Thái, thậm chí cả đến việc hủy phá đền thờ, là trung tâm tôn giáo của họ. Ngài thường làm đảo lộn cán cân thăng bằng nhẹ nhàng của sự hòa bình giữa người Do Thái và người La mã bằng việc Ngài được dân chúng mến mộ. Đối với họ, Ngài là người giải phóng dân Do Thái được người ta trông đợi. Trong một trường hợp, họ đã cố ép Ngài làm vua để xách động một cuộc khởi loạn chống lại La mã. Nhưng khi Ngài đã tỏ rõ rằng vương quốc của Ngài không phải là một vương quốc chính trị, thì nhiều người đã lìa bỏ Ngài.

Cực điểm của đời sống và chức vụ của Chúa Jesus đã xảy ra vào dịp lễ Vượt qua ở tại thành Giê-ru-sa-lem. Ngài đã bị các lãnh tụ Do Thái bắt giữ và buộc tội Ngài đã phạm thượng theo luật pháp Do Thái, vì Ngài đã tuyên bố mình là Con của Đức Chúa Trời. Theo quan niệm của họ, tội phạm thượng đó đáng bị tử hình nhưng chỉ có cách thuyết phục người La mã mới có thể ra phán quyết tử hình đó. Dân Do Thái đã buộc tội Ngài xúi giục nổi loạn chống lại La mã, nhờ đó họ làm áp lực với quan tổng đốc La mã. Lời buộc tội đó thật mâu thuẫn dựa trên lời tuyên bố nầy rằng Ngài là vua dân Do Thái. Vì sợ gây cho người Do Thái nổi loạn trong dịp lễ Vượt qua nên quan tổng đốc La mã đã ra phán quyết tử hình Chúa Jesus. Ngài đã mất sự ủng hộ của dân chúng vì Ngài từ chối vũ trang chống lại La mã. Tuy nhiên, Ngài đã bị hành quyết bởi La mã như là “Vua dân Do Thái”.

Chúa Jesus đã bị đóng đinh trên một ngọn đồi nhỏ bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem gọi là Calvary (núi sọ), đó là một từ ngữ La tinh để gọi “cái sọ người”, còn tiếng A-ram thì gọi là Gô-gô-tha, với cùng một nghĩa như vậy. Sự đóng đinh là phương pháp hành quyết người nô lệ và quân phiến loạn của người La mã. Lúc Chúa Jesus từ trần, Lu-ca 23:44 nói rằng khắp đất đều tối tăm từ giữa trưa cho đến ba giờ chiều. Ma thi ơ thì nói rằng bức màn trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới, động đất xảy ra, nhiều mồ mả được mở ra. Trước khi mặt trời lặn, là lúc ngày Sa-bát bắt đầu, một trưởng lão Do Thái giàu có đã cấp một ngôi mộ mới để an táng thân thể Chúa Jesus. Và như thế, Chúa Jesus đã được an táng trong một ngôi mộ cho mượn.

Nhưng vào ngày thứ ba, Chúa Jesus đã từ kẻ chết sống lại, Ngài đã hiện ra cho Ma-ri Ma-đơ-len, sau đó lại hiện ra cho các môn đồ; rốt lại, Ngài hiện ra cho năm trăm người xem thấy (1Cô-rinh-tô 1Cr 15:3-8). Chúa Jesus đã ở với các môn đồ Ngài trong bốn mươi ngày trong thân thể phục sinh, giải thích cho họ biết ý nghĩa đời sống, sự chết và chức vụ của Ngài. Rồi Ngài rời họ và được cất lên trong một đám mây để trở về cùng Cha (Công vụ 1:1-11). Các môn đồ đã nhóm họp trên một phòng cao để cầu xin Đức Thánh Linh mà Chúa Jesus đã hứa ban cho họ. Sau mười ngày Đức Thánh Linh đã giáng xuống và làm báp tem cho họ trong sự đầy đủ của Ngài, ban cho họ quyền phép và khiến họ thực hiện nhiệm vụ truyền giáo vĩ đại của họ. Khi Đức Thánh Linh giáng lâm, biến cố vĩ đại nầy được gọi là ngày Lễ Ngũ Tuần. Rồi họ bắt đầu rao giảng rằng Chúa Jesus đã sống lại, làm Chúa và làm cứu Chúa. Sự sống lại của Chúa Jesus là tâm điểm của sự rao giảng của Cơ Đốc giáo.

Các Tín Đồ Của Chúa Jesus

Các tín đồ của Chúa Jesus lần đầu tiên được gọi là những Cơ Đốc Nhân (Cơ-rê-tiên) ở tại thành An-ti-ốt (11:26). Trước hết các môn đồ của Chúa Jesus đã đem sứ điệp về Đấng Christ đến cho những người Do Thái đang tản lạc khắp nhiều thành phố ở vùng Trung Đông. Sau đó, được Đức Thánh Linh hướng dẫn, sứ đồ Phao lô bắt đầu rao giảng Tin Lành của Đấng Christ cho dân ngoại. Lúc đầu ông tiếp xúc với những người kính sợ Đức Chúa Trời thông qua các nhà hội ở trong các thành phố của Á Châu và Hi-lạp, và cuối cùng là ở Rô ma. Nhưng hình thức nầy đã trở nên khó khăn vì sự chống đối của người Do Thái, do đó ông bắt buộc phải chuyển ra khỏi nhà hội. Truyền thuyết cho rằng Phao lô và Phi-e-rơ đã tử vì đạo tại Rô-ma vào năm 64 S.C.

Phao lô đã đề cập đến các Cơ-Đốc-Nhân như là Ecclesia (Hội Thánh), nghĩa là “người được kêu gọi ra khỏi”. Ông cũng nói về họ như là thân thể của Đấng Christ. Từ ngữ Ecclesia được sử dụng trong phiên bản Hi-lạp của Kinh Thánh Cựu Ước, được gọi là bản Bảy Mươi (Septuagint -- LXX). Nó có nghĩa là “Hội đồng, Hội chúng” hay là “Dân sự của Đức Chúa Trời”. Trong Thánh Kinh Tân Ước, nó đề cập đến toàn thể tự nhóm họp hay là một tập thể địa phương gồm các Cơ Đốc Nhân; ví dụ như: “Hội Thánh tại An-ti-ốt” (13:1). Nó đề cập đến một tập hợp gồm có nhiều thành viên hơn là đề cập đến một cơ sở nhà thờ (1Cô-rinh-tô 12:13-27; Ê-phê-sô 4:4, 16). Vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, các nhóm Cơ Đốc Nhân đã tản lạc khắp các miền chung quanh Địa Trung Hải. Trong thế kỷ thứ hai, họ đã lan rộng đến Ai cập, Bắc Phi và xứ Gaul (Pháp).

NHỮNG NIỀM TIN CỦA CƠ ĐỐC GIÁO

Chúa Jesus đã đưa ra những yếu tố của Thần đạo học Cơ Đốc trong một hình thức ngắn gọn, theo như Ngài đã giải thích, vì các môn đồ của Ngài không đủ sức chứa đựng nhiều hơn. Tuy nhiên, những đề tài nầy đã được các sứ đồ như Phao lô, Phi-e-rơ và Giăng giải rộng ra chúng đã được ghi lại trong các sách thư tín của Thánh Kinh Tân Ước. Nhiều điều dạy dỗ của Chúa Jesus là thuộc luân lý, trong khi nhiều điều dạy dỗ của Phao lô là thuộc thần học. Chúc Jesus đã xử dụng nhiều lần một công cụ để dạy dỗ được gọi là lời ví dụ (hay ngụ ngôn), đó là một câu chuyện ngắn xử dụng các nhân vật và các biến cố. Những ví dụ của Ngài rất dễ nhớ và hầu hết đều đã dẫn chứng đến những sự dạy dỗ của các tôn giáo trên thế giới.

Nước Đức Chúa Trời

Đề tài của nhiều lời ví dụ là nước Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 13:1-58), các nào để vào đó (Giăng 3:5) và giữ vững nó trong tấm lòng của một người (Lu-ca 8:1-15). Sứ điệp chính củaChúa Jesus là nước Đức Chúa Trời đã đến gần (Mác 1:15). Các sách Phúc âm trình bày Chúa Jesus như là vị vua được Đức Chúa Trời phái đến (Lu-ca 1:32-33). Ví dụ như Ngài đã tiến vào thành Giê-ru-sa-lem như là Vua Hòa Bình, cỡi trên một con lừa, một dấu hiệu của hòa bình (Ma-thi-ơ 21:4-5). Ngài ước ao được làm vua trong lòng của dân chúng. Vị vua đã dạy con người phải yêu thương nhau (Giăng 13:34). Ngài sẽ trở lại trong quyền năng vào cuối thời đại nầy và thành lập vương quốc hữu hình của Ngài trên đất (Mác 9:1; Lu-ca 21:27).

Chúa Jesus đã kiểm chứng Mười Điều Răn và đã tóm lược chúng thành hai nhóm lớn: người phải kính mến Chúa hết lòng và phải yêu thương kẻ lân cận như mình. Ngài đã giải bày chi tiết trong bài giảng trên núi (Ma-thi-ơ 5-7), và trong những sự dạy dỗ khác. Chúng có thể được gọi là những nguyên tắc của Nước Trời:

·Phước cho kẻ nhu mì, kẻ công nghĩa, kẻ thương xót, kẻ trong sạch, kẻ làm cho người hòa thuận, kẻ chịu bắt bớ.

·Sự ghen ghét cũng ngang bằng với tội sát nhân, tham dục trong lòng ngang bằng với tội tà dâm.

·Ai vả má ngươi bên nầy hãy đưa luôn má bên kia cho họ; đi dặm đường thứ hai; yêu thương kẻ thù nghịch; tha thứ cho kẻ khác.

·Đừng khoác vẻ sùng kính; kẻ giả hình chẳng được vào thiên đàng.

·Ngươi không thể vừa phục vụ Đức Chúa Trời vừa phục vụ tiền bạc, của cải ngươi ở đâu thì lòng ngươi cũng ở đó.

·Sự sống quan trọng hơn thức ăn hay áo quần; trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời rồi mọi nhu cầu sẽ được ban cho ngươi.

·Đừng xét đoán kẻo e ngươi bị đoán xét.

·Hãy xin sẽ cho, hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ cửa sẽ mở cho.

·Điều gì ngươi muốn người khác làm cho mình thì hãy làm điều gì đó cho họ.

·Ngươi sẽ biết người ta qua kết quả của họ làm.

·Đừng sợ kẻ giết thân xác mà hãy sợ Đấng có thể hủy diệt cả thân xác lẫn linh hồn trong địa ngục.

·Ai theo Đấng Christ, phải tự bỏ mình đi, vác thập tự của mình mà theo Ngài.

·Con người là Chúa của ngày Sa-bát.

·Do sự đầy dẫytrong lòng mà miệng nói ra.

·Ai mất sự sống mình sẽ tìm lại được.

·Đức tin bằng hột cải có thể dời được núi.

·Con người sẽ trở lại để phán xét trần gian.

Hữu Thể Tối Cao

Cơ Đốc giáo đặt căn bản thần học của nó trên quan niệm của người Do Thái về Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh Cựu Ước, tất cả các thuộc tánh được gán cho Đức Chúa Trời đều được giáo hội công nhận. Tuy nhiên, người Cơ Đốc tin rằng Ngài đã tự mặc khải chính mình Ngài trong con người Jesus Christ. Bằng cách nhìn đến Ngài, người ta có thể biết Đức Chúa Trời như thế nào (Giăng 14:9). Trong Thánh Kinh Cựu Ước, Chúa Jesus giống như một nụ hoa; còn trong Kinh Tân Ước Ngài đã trở nên nở rộ Trong kinh Cựu Ước, Ngài bị ẩn khuất; còn trong kinh Tân Ước, Ngài được mặc khải. Trong kinh Cựu Ước, Ngài được che kín, trong kinh Tân Ước, Ngài được phơi bày ra.

Đấng Mê-si

Từ ngữ Mê-si đến từ tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “Đấng được xức dầu”. Người Hê bơ rơ xức dầu cho ba loại cá nhân: các vị vua (1Sa-mu-ên 10:1), các thầy tế lễ (Lê-vi Ký 4:3, 8:30) và các tiên tri (Thi Thiên 105:15). Lời hứa về Đấng Mê-si được liên kết với Con Vua Đa vít mà vương quốc của người sẽ còn mãi mãi (2Sa-mu-ên 7:12-16). Chúa Jesus không trực tiếp dạy rằng Ngài là Đấng Mê-si, nhưng Ngài đã chấp nhận lời của Anh rê nói với Phi-e-rơ: “Chúng ta đã thấy Đấng Mê-si” (Giăng 1:41). Khi người đờn bà Sa-ma-ri nói rằng Đấng Mê-si sẽ hiện đến thì Chúa Jesus đã nói với bà rằng: “Ta, người đang nói với ngươi đây, là Đấng đó” (4:26). Khi các thầy tế lễ hỏi Ngài có phải là Đấng Christ không thì Ngài đã trả lời: “Ta chính phải đó” (Mác 14:61-62).

Con Đức Chúa Trời

Không có một giáo chủ nào khác đã tuyên bố mình là Con Đức Chúa Trời hay là một thần linh, còn các Cơ Đốc Nhân lại tin rằng Chúa Jesus là Đức Chúa Trời đúng như Ngài đã nói. Ngài được tuyên bố là Đức Chúa Trời trở nên xác thịt bởi: những điều Ngài đã làm, những điều Ngài đã phán và những gì Ngài có ở nơi Ngài. “Ngài đi từ chỗ nọ qua chỗ kia làm phước” (Công vụ 10:38). “Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy” (Giăng 7:46). “Chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài” (Giăng 1:14). Vào lúc gần cuối chức vụ của Ngài, Chúa Jesus đã hỏi ba môn đồ thân tín của Ngài rằng người ta đã tin Ngài là ai. Chúa Jesus đã khen ngợi Phi-e-rơ vì câu trả lời của ông và Ngài nói rằng sự hiểu biết đó là do Đức Chúa Trời tỏ ra cho ông, sự xưng nhận nầy đã trở thành viên đá nền tảng cho giáo hội Cơ Đốc: “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống” (Ma-thi-ơ 16:16).

Ba Ngôi

Trước khi Chúa Jesus rời trần gian, Ngài đã hứa ban cho Đức Thánh Linh, là một Đấng yên ủi khác, Đấng ấy sẽ lấy những sự của Đức Chúa Trời mà bày tỏ ra cho các môn đồ. Ngài sẽ cáo trách thế gian về tội lỗi, Ngài sẽ dẫn dân sự Ngài vào lẽ thật và Ngài sẽ ban cho họ quyền phép để làm chứng cho toàn thế gian (Giăng 14:16-18, 26; 15:26; 16:7-14). Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời, là đại biểu của Đấng Christ ở thế gian ngày nay. Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh là ba ngôi hiệp nhất. Mỗi vị đều chứng tỏ có những phẩm chất cá tính và thần tính hoàn toàn bình đẳng với nhau và đã được biểu hiện ra không thể nào lẫn lộn được, hoàn toàn Hiệp nhất trong Ba ngôi. Đây là một sự mầu nhiệm đối với đầu óc hữu hạn của chúng ta, nhưng Ba Ngôi nầy tiêu biểu về Đức Chúa Trời vô hạn, đã được bày tỏ ra theo như chúng ta tin và tin cậy nơi sự mặc khải nầy, khi mà chúng ta không thể hoàn toàn hiểu hết ý nghĩa của Ba Ngôi đó.

Những Bài Tín Điều Của Giáo Hội

Thần đạo học của giáo hội đã trải qua nhiều cuộc tranh luận suốt bao thế kỷ. Những nhà lãnh đạo giáo hội đã cố gắng lập ra các bản tín điều để phô diễn niềm tin của Cơ Đốc giáo. Bài tín điều các sứ đồ là một trong những bản tín điều đầu tiên được đề xuất. Vào khoảng năm 185 S.C, giám mục ở Lyons xứ Gaul là Irenaueus đã phát hành một cuốn sách trong đó ông đã binh vực giáo lý sau đây của sứ đồ theo các sách phúc âm và các thư tín. Giáo hội tại Rô ma đã công nhận bản tín điều nầy để bảo vệ đức tin chống lại phái Trí huệ (Gnostics) và phái Marcion của thời kỳ đó. Đây là hình thức ban sơ của bản tín điều đó.

Tôi tin nơi Đức Chúa Trời là Cha toàn năng, và tin nơi Jesus Christ, Con độc sanh của Ngài, là Chúa chúng ta. Ngài được sinh ra bởi nữ đồng trinh Ma-ri, chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ-phi-lát, bị đóng đinh, chịu chết và được chôn. Ngày thứ ba Ngài sống lại từ trong kẻ chết, Ngài thăng thiên, ngồi bên hữu Đức Chúa Cha, từ đó Ngài sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin nơi Thánh Linh, Hội Thánh, sự tha tội, và sự sống lại của thân thể.

Bài tín điều Nicene được Hoàng đế Constantine ở Rô ma công nhận vào năm 325 S.C, nhằm bài bác sự tranh luận của phái Arian. Vấn đề đưa ra là Chúa Jesus có phải là vĩnh hằng hay là hữu hạn. Arian đã cho rằng Chúa Jesus đã được tạo nên. Ngài có một ban đầu và không thể là vĩnh hằng cũng không có đồng bản thể (Substance) như Đức Chúa Trời. Bản tín điều nầy tuyên bố rằng Chúa Jesus được sinh ra chớ không được tạo dựng và Ngài có cùng bản thể như Đức Chúa Cha. Một bài tín điều khác là bài tín điều Chalecdon vào năm 451 S.C. tuyên bố rằng Chúa Jesus có hai bản tính và vẫn là Đức Chúa Trời. Ngài là một thân vị, là Ngôi Lời của Đức Chúa Trời, nhưng Ngài có cả nhân tánh và thần tánh.

Tình Trạng Của Loài Người

Con Người Và Tội Lỗi

Người Cơ Đốc tin rằng con người được tạo dựng không có tội lỗi, nhưng vì A-đam, là đầu của nhân loại, đã sa ngã nên tội lỗi đã vào trong thế gian. Giờ đây mọi người đều được sinh ra trong tình trạng tội lỗi, và vì mọi người đều sinh ra trong tội lỗi có một bản chất tội lỗi nên họ phạm tội. Như vậy, mỗi người sẽ bị phán xét về tội riêng của mình, chớ không phải tội của A-đam (Rô-ma 3:12, 23; 5:17-19). Tội lỗi là thiếu sự đồng nhất với luật pháp Đức Chúa Trời, là phản nghịch luật pháp của Đức Chúa Trời (1Giăng 3:4), là không công bình (5:17), là thiếu đức tin (Rô-ma 14:23), là biết điều lành mà không làm (Gia-cơ 4:17). Những hành động tội lỗi mà con người phạm là những sự biểu lộ bản chất tội lỗi của họ mà chúng ta đã phân cách họ với Đức Chúa Trời. Hình phạt tối hậu cho tội lỗi là sự chết. Trừ phi hình phạt cho tội lỗi đã được trả, bằng không thì con người bị phân cách với Đức Chúa Trời mãi mãi.

Sự Cứu Rỗi

Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã cung ứng một phương cách để thắng hơn sự phân cách giữa Ngài với con người. Nó được gọi là “sự chuộc tội” (hay sự giải hòa) và có nghĩa là được trở lại thành “Một” với Đức Chúa Trời. Qua sự hi sinh của Chúa Jesus là Chiên Con của lễ Vượt qua, Ngài đã cung ứng sự cứu chuộc, giá chuộc để được thoát khỏi vòng nô lệ, và sự cứu rỗi. Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, con người đáng phải chết vì tội của mình. Nhưng Chúa Jesus đã chịu thế cho con người, Ngài đã mang sự hình phạt tội lỗi trên chính mình Ngài và đã thỏa đáp những sự đòi hỏi công bình của Đức Chúa Trời. Ngài đã trả sự hình phạt cho tội lỗi (Ê-sai 53:2; 2Cô-rinh-tô 5:21). Sự chết và sự sống lại của Ngài đã trả đủ giá. “Ngài đã bị nộp (cho sự chết) vì tội lỗi chúng ta và sống lại vì sự công bình của chúng ta” (Rô-ma 4:25).

Vậy thì, con người phải làm sao để sự cứu rỗi nầy có hiệu lực cho chính mình? Phao lô đã nói: “Nếu bởi một người (A-đam) mà sự chết đã cai trị bởi một người ấy, thì huống chi những kẻ nhận ân điển và sự ban cho của sự công bình cách dư dật nhờ một mình Đức Chúa Jesus mà cai trị trong sự sống là dường nào?” (5:17). Trong Giăng 1:12, chúng ta lại đọc được: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài”. Do đó, câu trả lời là vấn đề tiếp nhận Chúa Jesus Christ vào trong lòng mình. Ở một chỗ khác,Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng phải có sự xưng nhận và từ bỏ tội lỗi, và quyết định bước đi trong đường lối của Đấng Christ (1Giăng 1:9 Rô-ma 10:9-10). Những ai xưng nhận tội lỗi và tiếp nhận Chúa Jesus thì không chỉ nhận được sự cứu rỗi, mà còn sẽ được sự sống lại trong đời sống mới khi Chúa Jesus tái lâm.

Thập Tự Giá

Cây thập tự đã trở thành biểu tượng của Cơ Đốc giáo vì sự chết của Chúa Jesus là tâm điểm của sự cứu rỗi. Nếu Chúa Jesus không chịu chết thì tội lỗi cũng không được cất bỏ (bôi xóa) và Chúa Jesus cũng chỉ là con người như bao giáo chủ khác. “Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ... Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại. Nhưng mỗi người theo thứ tự riêng mình: Đấng Christ là trái đầu mùa, rồi tới ngày Đấng Christ đến, những kẻ thuộc về Ngài sẽ sống lại” (1Cô-rinh-tô 15:20-23).

Lai Thế Học

Trong lai thế học của Cơ Đốc giáo, tức là giáo lý về những sự cuối cùng có niềm tin nơi sự đích thân trở lại của Chúa Jesus. Có nhiều sự thông giải về thời điểm và những biến cố liên quan đến điều nầy, tuy nhiên, hầu hết đều tin rằng Ngài sẽ đến để cai trị và phán xét trần gian nầy, và để tạo dựng trời mới và đất mới. Với sự hiện ra của Ngài, lời cầu nguyện của các Cơ Đốc Nhân trải hai ngàn năm qua : “Nước Cha được đến” sẽ được trả lời với đầy đủ ý nghĩa.

Những biến cố của thời kỳ cuối cùng không được tuyên bố trong KinhThánh theo một chuỗi liên tục chính xác. Nhiều người Cơ Đốc truyền giáo tin rằng sự hiện ra của Đấng Christ được chia làm hai giai đoạn: Sự cất lên (hay sự biến hóa) của Thân thể Đấng Christ (tức Hội Thánh) (1Tê-sa-lô-ni-ca 4:17) và sự hiện ra của Chúa Jesus Christ trong quyền năng và vinh hiển (Ma-thi-ơ 24:29-30). Giữa hai biến cố đó sẽ có một thờ kỳ bắt bớ gọi là Cơn Đại Nạn. Khi Đấng Christ hiện ra, Sa tan sẽ bị xiềng lại. Sau đó Đấng Christ sẽ lập vương quốc của Ngài trên đất trong một ngàn năm. Tình trạng đã có trong vườn Ê đen sau buổi sáng tạo sẽ được khôi phục (Khải Huyền 20:1-3, 7-14). Sau đó, Sa tan sẽ bị ném vào địa ngục và Chúa Jesus sẽ phán xét kẻ ác tại Tòa Lớn và Trắng và dẫn đến việc lập trời mới và đất mới.

Cho dù có thể chúng ta không đồng ý về chuỗi liên tiếp của các biến cố thời kỳ cuối cùng, hoặc không hiểu chính xác lúc nào chúng xảy ra và xảy ra như thế nào, nhưng chúng ta đều có trách nhiệm đem Tin Lành cứu rỗi đến vì Chúa Jesus sẽ tái lâm, nên trách nhiệm của chúng ta là phải sẵn sàng để gặp Ngài (Ma-thi-ơ 24:42-44; 1Giăng 3:3).

Những Nơi Chốn, Những Con Người Và Những Tập Tục Thiêng Liêng

Những Nơi Thiêng Liêng

Như chúng ta đã nói ở trên, chữ Hội Thánh lần đầu tiên được dùng để chỉ những người theo Đấng Christ. Theo thời gian, từ ngữ nầy càng ngày càng ít chỉ đến dân sự nầy mà chỉ đến nhiều hơn về tòa nhà chứa đựng số người đó. Những người Cơ Đốc đầu tiên là người Do Thái, họ hội họp trong các nhà hội của người Do Thái. Khi Tin Lành truyền đến cho dân ngoại, các tín đồ bắt đầu nhóm họp ở nhà riêng. Trong những thế kỷ sau, những giáo đường nguy nga và những nhà thờ được xây cất. Vào thế kỷ thứ hai mươi, người ta có xu hướng cất những tòa nhà đồ sộ có thể chứa nhiều chỗ hơn, nhưng lại ít trang hoàng hơn các giáo đường ban đầu. Có một sự phân biệt rõ ràng giữa kiểu thiết kế và mục đích của phía Công giáo La mã và phía Tin Lành. Người Công giáo có các nhà thờ tập trung vào bàn thờ cho bí tích thánh thể trong khi hầu hết các nhà thờ Tin Lành thì tập trung vào tòa giảng cho việc rao giảng lời Đức Chúa Trời.

Những Người Thiêng Liêng

Theo Cơ Đốc giáo, Đức Chúa Trời đã cung ứng sự tăng trưởng và sự trưởng thành thuộc linh cho các tín đồ để họ phục sự Ngài. Đó là phương tiện thông qua những con đường mà Ngài đã kêu gọi và khiến họ làm những nhiệm vụ lãnh đạo đặc biệt. Hội Thánh nhìn nhận những ân tứ và sự kêu gọi đối với những con người nầy. Phao lô đã liệt kê những con đường được ban cho Hội Thánh và mục đích của họ (Eph Ep 4:11-16). Ông cũng chỉ ra những chức vụ lãnh đạo khác trong Hội Thánh cùng những phẩm chất và bổn phận của họ trong các thư ông gởi cho Ti-mô-thê và Tít.

Những Tập Tục Thiêng Liêng

Một người trở nên một phần của Thân Thể Đấng Christ, tức Hội Thánh, bằng việc xưng nhận Chúa Jesus là Chúa. Như là một chứng cớ cho thế gian về từng trải thuộc linh nầy, người tín đồ được làm phép báp tem bằng nước. Việc nầy tượng trưng cho sự chết về bản ngã cũ và sự mới mẻ của đời sống trong Đấng Christ. Đó là một trong hai hành động thiêng liêng, hay là thánh lễ (bí tích), đã được chỉ định trong Kinh Thánh (Rô-ma 6:1-7; Cong 2:38). Thánh lễ kia là tiệc thánh mà trong đó bánh và nước nho làm biểu tượng cho thân thể đã bị tan vỡ ra và huyết đã bị đổ ra của Đấng Christ (1Cô-rinh-tô 11:17-19).

Các Ngày Lễ

Những ngày lễ của Cơ Đốc giáo là những lễ kỷ niệm công tác của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ mà các Cơ Đốc Nhân ghi nhớ mỗi năm. Nhiều nhóm người trong Hội Thánh kỷ niệm ba biến cố chính mỗi năm.

Lễ Giáng Sinh. Được tổ chức vào ngày 25 tháng 12. Ngày giáng sinh tương trưng cho ngày sinh nhật của Đấng Christ. Người Cơ Đốc nhìn nhận rằng kỳ giáng sinh không được biết chính xác, tuy nhiên, sự kiện thì quan trọng hơn nhật kỳ.

Chủ Nhật Phục Sinh.Người Cơ Đốc cũng kỷ niệm Chủ Nhật Phục Sinh, nó tượng trưng cho ngày Chúa Jesus từ kẻ chết sống lại. Đó là biến cố quan trọng nhất trong thế giới Cơ Đốc Giáo. Nó là một hình ảnh về sự hằng sống của Đấng Christ trong lòng một người.

Chủ Nhật Ngũ Tuần.Ngày thứ ba mà người Cơ Đốc kỷ niệm là Chủ Nhật Ngũ Tuần, nó nhắc nhở về sự giáng lâm của Đức Thánh Linh trên Hội Thánh.

NHỮNG SỰ TRUYỀN THÔNG CỦA CƠ ĐỐC GIÁO

Kinh Thánh của Cơ Đốc giáo gồm kinh Cựu Ước và kinh Tân Ước. Kinh Tân Ước làm cho trọn vẹn kinh Cựu Ước. Kinh Cựu Ước có rất nhiều kiểu mẫu và biểu tượng của những điều mà chúng được ứng nghiệm nơi Chúa Jesus Christ. Những sinh tế của thời Cựu Ước đã được thay thế bằng sinh tế toàn vẹn của Đấng Christ, là Chiên Con của Đức Chúa Trời, trên thập tự giá. Những nguyên tắc xử sự đều mới mẻ. Cựu Ước thì nói rằng: “Lấy mắt đền mắt, lấy răng đền răng”. Còn Tân Ước thì bảo rằng: Ai vả má bên hữu, hãy đưa luôn má bên tả cho họ nữa”.

Cũng như trong trường hợp Kinh Thánh Cựu Ước. Kinh Thánh Tân Ước không do người sáng lập (giáo chủ) viết ra. Thực ra, Chúa Jesus đã chẳng lưu lại bất cứ sự ghi chép nào, và Kinh Thánh bảo cho chúng ta biết rằng Ngài chỉ viết một lần duy nhất ở trên cát. Có khoảng bảy tác giả trong Kinh Tân Ước: Ma-thi-ơ, Mác, Lu ca, Giăng, Phao lô, Gia cơ, Giu đe. Tất cả các sách của họ đã được viết xong trước năm 100 S.C. Nhưng làm thế nào chúng ta biết được Kinh Thánh là Lời được hà hơi của Đức Chúa Trời? Câu trả lời là ở trong từ ngữ “kinh điển” (canon). Nó xuất xứ từ chữ Kanon của Hi-lạp, nghĩa là “một cái cần đo hay một cái thước để đo lường”. Từ ngữ canon ám chỉ đến cái tiêu chuẩn màdựa vào đó sách nào được nhận là Kinh Thánh. Tiêu chuẩn Kinh Thánh Tân Ước đã được Hội Thánh nhìn nhận dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Có hai tiêu chuẩn chính được dùng để thử nghiệm tính kinh điển, đó là sự hà hơi thiên thượng (Divine Inspiration) và những đặc tính siêu nhiên (Supernatural Characteristics). Athanasius (295-373 S.C.) là “cha đẻ của chính thống”, người đã chống đối Arius tại Hội Nghị Nicea, là người đầu tiên đã liệt kê tất cả hai mươi bảy sách được kể là kinh điển của Tân Ước, gọi là “nguồn sự cứu”. Những sách đã được viết ra khác được gọi là Ngụy Kinh (hay Thứ Kinh) (Apocrypha các sách ẩn giấu), chúng không đáp ứng được tiêu chuẩn tính kinh điển, do đó chúng bị giáo hội Tin Lành loại bỏ.

Kinh Tân Ước được xếp đặt theo đề tài. Trước tiên là năm sách lịch sử: Ma thi ơ, Mác, Lu ca, Giăng, Công vụ các sứ đồ, sau đó là hai mươi mốt thư tín tức là các sách giáo lý, một sách tiên tri là sách Khải huyền, tổng cộng là hai mươi bảy sách. Kinh Tân Ước được chia ra thành từng chương (hay đoạn) do Hồng y Hugo vào năm 1240. Lần đầu tiên, sách được viết ra bằng tiếng Hi-lạp, được Jerome phiên dịch ra tiếng La tinh vào năm 405 và được ấn hành ra trong tiếng Anh vào năm 1525 (Bản Kinh Thánh Tân Ước Tyndale). Nhiều phiên bản khác của Kinh Thánh cũng đã được làm ra, nhiều thủ bản đã xuất hiện. Nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và là cuốn sách bán chạy nhất thế giới ngay từ đầu.

Lý do chính khiến những người Cơ Đốc gọi Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời là do sự hà hơi thiên thượng của nó, được xác nhận nhờ một số sự kiện. Trước hết là bằng chứng nội tại của nó, nghĩa là chính Kinh Thánh tuyên bố về sự hà hơi nầy. Một câu mà bạn có thể ghi nhớ mà nó tuyên bố về điều nầy là: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị dạy người trong sự công bình” (2Ti-mô-thê 3:16). Đức Chúa Trời đã soi dẫn các trước giả để khi họ viết ra thì họ “được Đức Thánh Linh cảm động” (2Phi-e-rơ 1:21). Bằng cách nầy, Đức Chúa Trời có được những điều viết ra theo những gì Ngài muốn.

Những bằng chứng khác về sự hà hơi (linh cảm) của Kinh Thánh là:

· Tính hiệp nhất của nó. Nó có nhiều đề tài nhưng chỉ có một sứ điệp. Nó được viết ra do khoảng bốn mươi trước giả trải hơn một ngàn năm trăm năm, nhưng chỉ một tác giả là Đức Chúa Trời.

·Sự bảo tồn của nó trước nghịch cảnh. Nó đã bị tấn công, nhưng vẫn còn tồn tại từ thời Môi se cho đến ngày nay hai ngàn ba trăm năm! (?)

·Tính thích hợp của nó. Nó có thể áp dụng cho mọi nền văn hóa và cho mọi giai tầng xã hội.

·Uy quyền của nó. Nó nói trước nhiều điều về Đấng Christ và những biến cố của thế giới, nhiều điều đã được ứng nghiệm một cách đáng chú ý.

·Bằng chứng nội tại của nó. Tân Ước trích dẫn Cựu Ước như là nguồn của nó và Tân Ước đã ứng nghiệm nhiều lời tiên tri của Cựu Ước.

· Sự chính xác về khảo cổ học của nó. Các nhà khảo cổ đã xác nhận tính chính xác của Kinh Thánh qua những khám phá như các cuộn sách ở Biển Chết vào năm 1947.

·Công việc lạ lùng của nó. Kinh Thánh đã là phương tiện cho sự cứu rỗi, đời sống, sự can đảm và hi vọng đời đời trong tâm lòng của hàng triệu người.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ ĐỐC GIÁO

Hội Thánh ban đầu được tổ chức rất lỏng lẻo và thường nhóm họp tại tư gia. Ngày để thờ phượng được chuyển đổi từ ngày Sa bát của Do Thái giáo (ngày thứ bảy) sang ngày Chủ nhật, là ngày Chúa Jesus từ kẻ chết sống lại. Những người lãnh đạo sinh sống bằng nghề nghiệp riêng của họ và chỉ đôi lúc họ mới nhận sự dâng hiến. Khi thành Giê-ru-sa-lem bị La mã phá hủy vào năm 70 S.C, các Cơ Đốc Nhân bị tan lạc và cần thiết phải ghi chép lại chuyện tích về cuộc đời Chúa Jesus trước khi tất cả những người đã từng biết Ngài qua đời. Dường như Mác là người đầu tiên viết lời ký thuật. Khi các niềm tin khác nhau bắt đầu phát triển, Phao lô đã nhanh chóng nhìn thấy mối hiểm họa của những sự sai lầm, nên ông đã giảng dạy và đã viết các bức thư mà chúng đã trở thành những tiêu chuẩn giáo lý cho Hội Thánh. Lúc đầu, những người chống đối chính của ông là những người Do-Thái giáo, họ ra sức áp đặt những đòi hỏi của luật pháp trên các tín đồ Cơ Đốc. Phải Trí huệ (Gnosticism) cũng đã xuất hiện và là mối đe dọa cho đức tin Cơ Đốc vào gần cuối thế kỷ thứ nhất. Các thư tín của Giăng đã đặc biệt chỉ giáo chống lại tà thuyết nầy. Cuối cùng các tà thuyết khác nhau đã đưa đến việc lập ra các bản tín điều của Hội Thánh.

Thời Kỳ Bách Hại (năm 60-300)

Sự bắt bớ Hội Thánh đã bắt đầu vào thời Hoàng đế Nê-ron (54-68 S.C) và Phi-e-rơ đã bị ông đóng đinh vào thập tự giá vào năm 68 S.C. Trong hai thế kỷ, có những thời kỳ bách hại và an ổn xen kẽ nhau, nhưng sự bắt bớ đã trở nên lan rộng dưới triều của Dioletian (năm 303-310). Hàng ngàn người Cơ Đốc đã chịu tử đạo một cách cay nghiệt trong thời kỳ nầy.

Thời Kỳ Giáo Hội Hoàng Gia (năm 300-500)

Constantine lên ngôi Hoàng đế vào năm 312 S.C. Ngay trước trận chiến tranh với Maxentius để tranh ngôi Hoàng đế, Constantine tuyên bố rằng đã thấy một giấc mơ. Ông nói rằng ông đã thấy một cây thập tự in trên bầu trời với dòng chữ In hoc signo vinces (“Chiến thắng bằng dấu hiệu nầy”) và ông hứa sẽ trở thành một người Cơ Đốc nếu ông thắng trận. ông đã được thắng lợi hoàn toàn và đã công bố dung nạp tôn giáo nầy cho toàn đế quốc. Vào khoảng năm 400 S.C, Cơ Đốc giáo đã trở thành tôn giáo chính thức của đế quốc. Dưới sự hướng dẫn của Constantine, bản tín điều Nicene đã được hình thành, nhưng có lẽ động cơ của ông là để giữ cho đế quốc của mình được đoàn kết. Năm 330, ông dời thủ đô về Constantinople ở phía Đông, nhưng việc nầy đã gây cho các giám mục nắm quyền trên Rô ma và dẫn đến việc đế quốc La mã bị tan rã.

Vào thế kỷ thứ tư, một phong trào tu hành đã được đẩy mạnh, và nó đã có tác động lớn cho Hội Thánh. Xử dụng lời của Đấng Christ theo nghĩa đen, họ tự phủ nhận những tiện nghi thuộc thể và sự tiếp xúc với xã hội. Được biết như là những tu sĩ (monk), họ khấn hứa sống khó nghèo, trinh bạch và vâng phục, và họ sinh sống trong các tu viện, dành nhiều thời gian để suy gẫm. Thời kỳ nầy của chủ nghĩa tu hành đã sản sinh ra Jerome (sinh năm 342 S.C) là người đã phiên dịch Kinh Thánh ra tiếng La tinh. Bản dịch tiếng La tinh của ông, bản Vulgate, đã trở thành Kinh Thánh tiêu chuẩn cho giáo hội Công giáo La mã.

Một trong những nhà thần học danh tiếng của thời kỳ nầy là Augustine (năm 354-430 S.C) Ở Bắc Phi. Ông được chú ý vì quan điểm của ông về các giáo lý nguyên tội, sự sa ngã của con người và sự tiền định. Quyền hành của các giám mục đã tăng trưởng trong hệ thống hoàng triều cho đến lúc nó trở thành vấn đề: Họ hay là các Hoàng đế nắm quyền cai trị đế quốc? Với sự xâm lăng của các bộ tộc man di từ phương bắc, các giám mục đã cấp những nhượng địa cho họ và đế quốc La mã đã sụp đổ vào năm 476. Sau khi sụp đổ, đế quốc La mã Thánh đã giành được phần của mình và ủng hộ chế độ giáo hoàng chống lại các kẻ thù của nó bằng cách cấp cho nó phần đất nó chiếm giữ như một sở hữu tạm thời.

Thời kỳ Ám thế (năm 500-900)

Với sự sụp đổ của đế quốc tại Rô ma, giáo hội tiến vào Châu Âu và Anh quốc ở phía Bắc. Sau đó có những cuộc xâm lăng của người Hồi giáo nhưng họ đã bị chận đứng ở Pháp và bị loại ra khỏi thành Constantinople trong vài trăm năm. Các sử gia xem thời kỳ nầy là “Thời Kỳ Ám Thế” vì nó là một thời kỳ có rất ít hoặc không có sự tiến bộ nào trong học thức cổ điển. Nhiêù linh mục, là những người thuộc tầng lớp học thức, đã rút vào các tu viện để trốn lánh sự đời và sự tục hóa (Seclarization) đang xảy ra trong giáo hội. Vào các thế kỷ thứ tám và thứ chín, một số vấn đề nẩy sinh đã gây một sự chia rẽ lớn giữa giáo hội ở Rô ma và giáo hội Đông Phương ở Constantinople. Những người Cơ Đốc Đông phương tập trung vào thần học và nhấn mạnh đến thần tánh của Đấng Christ, còn những người Cơ Đốc phương Tây lại nhấn mạnh đến nhân tánh của Ngài. Giáo hội phương Đông trở thành Chính thống giáo và các linh mục của nó được gọi là “Giáo trưởng” (Patriarchs). Giáo hội ở Rôma tự gọi mình là Công giáo (Catholic) tức giáo hội “phổ thông”. Đông giáo hội công nhận các tranh ảnh về Chúa Jesus, bà Ma-ri và các sứ đồ trong khi Tây giáo hội lại xử dụng tượng chạm. Đông giáo hội cho rằng Chúa Jesus đã ban Đức Thánh Linh xuống còn Tây giáo hội cho rằng cả Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con Sai đức Thánh Linh xuống. Đông giáo hội dùng bánh và nước nho trong tiệc thông công còn Tây giáo hội chỉ dùng bánh mà thôi. Đông giáo hội cho phép giới linh mục được kết hôn và xử dụng tiếng Hi -lạp trong các giờ thờ phượng. Tây giáo hội đòi hỏi linh mục phải sống độc thân và xử dụng tiếng La tinh trong giờ thờ phượng.

Thời Kỳ Giáo Hội Trung Cổ (năm 950-1500)

Khoảng một trăm năm sau năm 950, Cơ Đốc giáo đã bành trướng mạnh mẽ ở Châu Âu. Giáo hội La mã sai phái giáo sĩ đi đến tận Ấn độ và Trung hoa. Có một thời kỳ Cơ Đốc giáo võ trang khi các đoàn quân viễn chinh Cơ Đốc. (Thập tự quân) cố giành lại các vùng bị Hồi giáo chiếm giữ. Năm 1054, Giáo hoàng Leo IX dứt phép thông công Giáo trưởng ở Constantinople, việc nầy gây ra sự tuyệt giao vĩnh viễn giữa Đông giáo hội và Tây giáo hội. Năm 1204, các đoàn thập tự quân trên đường đến Đất Thánh đã dừng chân tại Constantinople và đã cướp phá thành phố nầy. Vài trăm năm sau, thành phố nầy rơi vào tay người Hồi giáo (năm 1453 S.C) và nhà thờ thánh Sophia nổi tiếng đã trở thành một nhà thờ Hồi giáo. Tại phương Tây, có nhiều cuộc tranh chấp giữa các Hoàng đế và các vị giáo hoàng, phía nầy dứt phép thông công và truất phế phía kia. Nhưng vào cuối thế kỷ thứ mười lăm, chế độ Giáo hoàng lại được thành lập ở Rô-ma.

Các Phong Trào Cải Chánh Giáo Hội (năm 1500 đến 1700)

Vào thế kỷ thứ mười sáu, một cuộc cách mạng đã làm rúng động giáo hội La mã đến tận nền móng của nó. Đó là cuộc Cải Chánh mà đã sản sinh ra giáo hội Tin Lành. Ngoài những tình hình có trong giáo hội La mã, còn có những bước khác đã đóng góp cho cuộc cải chánh nầy. John Wyclif ở Anh quốc (vào khoảng năm 1328 -- 1384) đã phiên dịch bản Kinh Thánh Vulgate tiếng La tinh ra Anh ngữ vào năm 1382, để giúp cho người dân thường có thể được đọc Kinh Thánh. Ông đã bị giáo hội La mã kết án và bị ép buộc phải rút về tư thất của ông, nhưng những tư tưởng của ông đã lan khắp Anh quốc. John Huss ở xứ Bohemia (1374 -- 1415), là người đã chịu ảnh hưởng của các tác phẩm của Wyclif, đã lãnh đạo phong trào nầy ở Bohemia cho cuộc cải chánh trong giáo hội. Tư tưởng của ông đã được ghi lại trong sách của ông, cuốn The Ecclesia (Hội Thánh). Vì tư tưởng của ông đã tạo một sự thách thức nghiêm trọng cho giáo hội ở Rô ma nên ông đã bị kết án và bị hỏa thiêu trên giàn hỏa.

Martin Luther

Con người nổi bật của cuộc Cải Chánh là Martin Luther (1483 - 1586). Ông đã tham dự vào chức vụ của giáo hội Công giáo, đã tuyên thệ trở thành một tu sĩ và trở thành giáo sư của Đại học đường Wittenberg và đã đậu văn bằng tiến sĩ thần khoa. Giảng thuyết về thư Rô ma và thư Ga la ti, ông đã bị xúc động bởi câu: “Người công bình sống bằng đức tin”. Ông lý luận: “Nếu người công bình sống bằng đức tin thì tại sao chúng ta cố gắng kiếm được sự cứu rỗi bằng việc lành?” Ông đã thấy rằng Thánh Kinh, chớ không phải Giáo hoàng, là thẩm quyền cuối cùng cho người Cơ Đốc, và ông đã thấy rằng con người chỉ được cứu bởi đức tin mà thôi. Điều nầy dẫn ông đến việc viết ra một truyền đơn về chức tư tế của mọi tín đồ. Sau việc nầy, ông đã viết ra một tài liệu trong đó ông liệt kê chín mươi lăm điểm dối gạt của hệ thống bùa xá tội nầy. (Bùa xá tội là các tài liệu mà một người có thể mua để được thoát khỏi sự hình phạt những tội lỗi của đời nầy. Về sau, cái bùa nầy còn được mở rộng bao gồm cả việc xá tội cho những người ở trong ngục luyện tội nữa). Ông đã niêm yết bảng danh sách nầy tại cửa giáo đường Wittenberg vào ngày 31 tháng Mười năm 1517. Nó đã tạo ra một sự xúc cảm và Charles V, Hoàng đế của La mã Thánh đã triệu vời ông đến Hội đồng Worms vào tháng tư, năm 1521 mà ở đó ông bị dứt phép thông công và bị truyền phải chấm dứt việc in ấn các sách của ông.

Luther đã làm việc âm thầm một thời gian, trong thời gian đó ông dịch Kinh Thánh ra tiếng Đức. Tại Đức, một giáo hội cải cách đã mọc lên từ sự phản kháng nầy. Chính dựa trên giáo lý xưng nghĩa bởi đứ c tin nầy mà giáo hội Cải Chánh (protestant) đã được khai trương. Ông tiếp tục việc viết sách và viết thánh ca cùng thành lập các cuộc cải chánh khác. Ông khuyến khích các linh mục và các nữ tu lập gia đình và chính ông cũng cưới vợ. Năm 1546 ông qua đời, nhưng cuộc cải chánh đã đâm rễ và trải rộng trên nhiều mảnh đất khác, nhất là đối với các nước vùng Bắc Âu.

John Calvin

Một người khác có ảnh hưởng trong cuộc cải chánh là John Calvin (1509 - 1564 S.C). Khi được 24 tuổi, John Calvin đã tiếp xúc với phong trào cải chánh. Sự tham gia của ông vào phong trào đòi hỏi ông phải rời bỏ giáo hội La mã. Vào tuổi hai mươi sáu, ông đã viết cuốn The Institutes Of The Christian Religion (Những tổ chức của Cơ Đốc giáo), mà nó đã trở thành thần đạo học cổ điển của phái Cải Chánh. Sự dạy dỗ của ông chịu ảnh hưởng của Augustine và quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Tại Geneva, ông đã lập ra một hình thức quản trị giáo hội được biết đến như là hệ thống trưởng lão (Presbyterian System), mà nó đã giữ một chỗ nổi bật trong lịch sử.

Cuộc Phản Cải Chánh

Nhận thấy rằng không thể chận đứng phái Cải Chánh, giáo hội La mã triệu tập các giám mục của mình tại Hội Nghị Trent vào năm 1545 S.C. Tại cuộc hội nghị nầy họ khăng khăng cho rằng giáo hội bình đẳng với Kinh Thánh và là người thông giải duy nhất về Thánh Kinh. Hội nghị tái khẳng định bảy bí tích truyền thống và vẫn giữ việc tôn thờ các thánh và các ảnh tượng. Do đó, giáo hội La mã động viên các tài nguyên để dùng sức mạnh khôi phục lại những gì đã mất. Phản ứng chiến đấu nầy của nó được biết dưới tên cuộc phản cải chánh. Kết quả là hàng ngàn người đã thiệt mạng tại Âu Châu và nó có tác dụng đến nỗi vào khoảng năm 1572, cuộc cải chánh đã hoàn toàn bị trừ khử tại nước Ý. Nhưng tại những vùng thuộc Anh Quốc và phía bắc Âu Châu, phái Cải Chánh đã gia tăng nhiều về số lượng.

Thời Kỳ Giáo Hội Cận Đại (năm 1700 đến Thế Kỷ 20)

Sự tự do mới tìm được của tín đồ trong phái Cải chánh đã dẫn đến các niềm tin và các phong trào khác nhau. Giáo hội Anh Quốc là phái Cải Chánh nhưng vẫn giữ nguyên nhiều hình thức thờ phượng của Công giáo. Những nhóm người tách biệt nhau bao gồm giáo hội Hội Chúng (Congregational Church); rồi sau đó phái Ana Báp tít là những người làm báp tem lại cho những người thành nhân, vì họ không nhìn nhận việc làm phép báp tem cho trẻ em. Trong thế kỷ mười tám John Wesley bắt đầu hội Giám lý (Methodism) và vào hậu bán thế kỷ mười tám các cuộc xung kích truyền giáo cận đại đã bắt đầu. thế kỷ hai mươi đã chứng kiến một cuộc phấn hưng thuộc linh với việc nhấn mạnh đến Lễ Ngũ Tuần một cách mới mẻ dẫn đến sự bùng nổ truyền giảng Tin Lành với sự mở rộng việc truyền giáo xa hơn.

Mặc cho thuyết tiến hóa, chủ nghĩa duy vật, sự phản công của các tôn giáo khác và duy linh thuyết, người Cơ Đốc đang gia tăng ý thức phụ thuộc lẫn nhau. Như là một Hội Thánh kết đoàn để đối diện với một thế giới đang đổi thay, Hội Thánh đã tự nhận thấy những nhu cầu mới. Hội Thánh đã có nhiều thành công, nhưng Hội Thánh đối diện với một nhiệm vụ chưa hoàn tất. Toàn thể Hội Thánh phải đem toàn bộ Phúc Âm đến cho toàn thế giới.

ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ ĐỐC GIÁO

Trong việc thẩm định những điểm mạnh và những điểm yếu của Cơ Đốc giáo, chúng ta gặp một điều bất lợi là không có một tiêu chuẩn cao hơn để so sánh với nó. Tuy nhiên, nhìn vào những tôn giáo khác, chúng ta có thể kết luận về những tiêu chuẩn và những giá trị căn bản quan trọng.

Những Điểm Mạnh Của Cơ Đốc Giáo

· Quan niệm của nó về Đức Chúa Trời như là một hữu thể tối cao và là một Cha từ ái.

·Bản tính của người sáng lập ra nó là không chỗ trách được.

·Người sáng lập đã chứng minh thần tánh Ngài bằng sự phục sinh của Ngài.

·Những sự dạy dỗ đều có phẩm chất đạo đức và xã hội cao nhất.

· Thánh Kinh của nó có nguồn gốc thiên thượng.

·Bất cứ nơi nào nó đến nó đều đem lại sự văn minh ở đó.

·Nó nhấn mạnh đến sự truyền giáo và đã nâng cao những tiêu chuẩn sinh sống của các quốc gia ở khắp thế giới.

·Nó cung ứng sự cứu rỗi hiện tại và sự thông công với Đức Chúa Trời.

· Đức Thánh Linh hiện diện trong mọi đời sống người tín đồ.

·Nó cung ứng một niềm hi vọng tươi sáng về một tương lai đời đời với Đức Chúa Trời.

Những Điểm Yếu Của Cơ Đốc Giáo

Vì Cơ Đốc giáo là tiêu chuẩn để phán xét trong bài khóa nầy nên chúng ta không thể tìm thấy lỗi lầm của nó. Tuy nhiên, chúng ta phải nói thêm là có những lỗi lầm trong số tín đồ của nó. Chúng ta không dung thứ những hành động sai, nhưng chúng ta phải yêu cầu người ta không nên phán xét vị Giáo chủ qua những lỗi lầm của những người đi theo Ngài. Sự tương tự của dây xích không thể áp dụng cho Cơ Đốc giáo. Hội Thánh không yếu ớt như cái mắc xích yếu ớt nhất của nó, Hội Thánh phải mạnh mẽ như Đấng lập nên nó. Một người chỉ nên xét đoán Cơ Đốc giáo qua Đấng Christ chớ không phải qua một số người không sống đúng theo tiêu chuẩn của Ngài. Sau đây là một số điểm yếu mà người Cơ Đốc thường bày tỏ ra trong đời sống hằng ngày của họ.

·Một số người Cơ Đốc không thực hành những gì mà họ biết đó là sự dạy dỗ của Đấng Christ.

·Một số người quá nhấn mạnh đến thần học mà thiếu sót về hành vi đạo đức.

·Một số người có khuynh hướng thoái thác trách nhiệm ban phát, sống đạo và nói về Đấng Christ cho người khác.

·Một số người có khuynh hướng cai trị hơn là phục vụ.

·Những người lãnh đạo thành công thường ỷ lại vào tài sản vật chất.

·Hội Thánh thường bị chia rẽ bởi những vấn đề về giáo lý, về sự thờ phượng và về tổ chức.

Tất cả những điều nầy có thể được tóm gọn vào một điểm. Tất cả chúng ta đều kém thiếu nếu chúng ta không hết lòng yêu mến Đức Chúa Trời và anh em mình như chính mình. Chúa Jesus đã phán: “Hãy nên trọn vẹn... như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn” (Ma-thi-ơ 5:48). Ngài là lý tưởng mà chúng ta phải dùng làm khuôn mẫu cho đời sống chúng ta và theo đó mà chúng ta xét đoán Cơ Đốc Giáo. Dầu sao chăng nữa, mỗi tín đồ phải nhận biết rằng đời sống mình là một cái gương phản chiếu sự sống bề trong. Đối với nhiều người, điều nầy là cái nhìn duy nhất của họ về Cơ Đốc Giáo và vị Giáo chủ của nó.

Những cuốn sách hay nhất tôi đọc trong năm nay. Như mọi năm, xin lưu ý rằng không phải tất cả những thứ này đã được xuất bản vào năm 2021, chúng chỉ là những cuốn sách hay nhất tôi đọc vào năm 2021. Và giống như năm ngoái, tôi không bao gồm đọc lại.

Theo thứ tự tăng dần. . .

Những đề cập đáng kính: Sự thật về lửa của Adam Ramsey, những người hầu vì vinh quang của ông bởi Miguel Nuñez, sự biện minh được chứng minh bởi Robert Traill, và được nói quá: một món nướng từ bờ biển của 50 quốc gia của Colin Quinn.

10. Belichick và Brady: Hai người đàn ông, những người yêu nước và cách họ cách mạng hóa bóng đá của Michael Holley

Có phải là Brady? Có phải là Belichick? [Cô bé Meme:] Tại sao không cả hai? Biên niên sử tỉ mỉ này về sự trỗi dậy của người yêu nước New England trung bình có lẽ là đội di sản đa năng nhất của NFL là một bữa ăn ngon cho những người muốn xem xúc xích được thực hiện như thế nào. Tôi đã chọn nó để hy vọng nó sẽ có nhiều tiểu sử hơn về huấn luyện viên và tiền vệ và thay vào đó là một tài khoản chi tiết về toàn bộ trò chơi của đội bóng và trò chơi theo mùa, theo mùa trong thời đại Brady/Belichick. Tuyệt vời cho người hâm mộ của những người yêu nước hoặc chỉ là người hâm mộ của bóng đá.
This meticulous chronicle of the rise of the middling New England Patriots into perhaps the NFL’s most versatile legacy team is a fine meal for those who want to see how the sausage was made. I picked it up expecting it to be more biographical of the coach and quarterback and found instead a detailed account of the whole team’s ups and downs game by game, season by season in the Brady/Belichick era. Great for fans of the Patriots or just fans of football.

9. The Cold Vanish: Tìm kiếm sự mất tích ở vùng đất hoang dã Bắc Mỹ của John Billman

Mối quan tâm của tôi đối với cả tội ác thực sự và những câu chuyện biến mất bí ẩn đã thu hút tôi đến cuốn sách này, đó là phần sau này. Nó là một cuộc khảo sát hấp dẫn và lạnh lùng về một mẫu của số lượng người đang nghĩ đến những người chỉ đơn giản là biến mất trong các khu rừng và hoang dã của Mỹ. Một số câu chuyện được kể theo thời gian ngắn, trong khi Billman cũng theo dõi một vài câu chuyện về chiều dài của cuốn sách, kể lại những cuộc tìm kiếm tuyệt vọng của các gia đình, bạn bè và thực thi pháp luật. Nếu bạn muốn bị hoảng sợ về ngoài trời tuyệt vời, đây là cuốn sách của bạn. Tôi thấy nó là một lời nhắc nhở hấp dẫn về việc chúng ta thực sự nhỏ bé như thế nào.

8. Thần của khu vườn: Suy nghĩ về sự sáng tạo, văn hóa và vương quốc của Andrew Peterson

Được dẫn dắt bởi phụ đề, tôi đã đi vào cuốn sách này mong đợi nhiều phản ánh hơn về nghệ thuật và nghệ thuật, dọc theo dòng của Peterson, trang trí tuyệt vời The Dark. Thay vào đó, nó có nhiều hơn một cuốn sách hồi ký về cây cối. Bạn đã đọc đúng. Khi tôi điều chỉnh, tôi thấy nó thực sự cảm động đọc - cá nhân, trung thực và thơ mộng. Khá cảm động, nếu đây là loại điều của bạn.

7. Thử thách rao giảng của John Stott

Khối lượng mảnh khảnh này thực sự là một sự chưng cất của Stott, tác phẩm trong cuốn sách rao giảng lớn của anh ấy giữa hai thế giới. Nhiều hơn về triết lý rao giảng hơn là thực tiễn, tôi vẫn thấy nó đầy đủ của những điều quan trọng. Stott có một sở trường hiếm hoi để áp dụng những sự thật vượt thời gian cho các nhu cầu cấp bách trong ngày.

6. 11/22/63 của Stephen King

Một nhà văn tìm thấy một cổng thông tin thời gian trong một quán ăn và quyết định điều tốt nhất cần làm là quay lại và ngăn chặn vụ ám sát JFK. Từ tiền đề tiện lợi đó đến một cuốn sách hoành tráng liên quan đến các câu hỏi về tình yêu, đạo đức và bản chất của thời gian và không gian. Một số phần bị trễ, nhưng câu chuyện chỉ khiến tôi cắm vào. Và trong khi kết thúc không chính xác là những gì tôi mong đợi, nó vẫn thỏa mãn theo đúng nghĩa của nó. Một trong những tác phẩm tốt hơn của King King.

5. Tâm linh thực sự: Làm thế nào để sống cho Chúa Giêsu khoảnh khắc của Francis Schaeffer

Tôi thực sự đã có cuốn sách này trong một thời gian dài và tôi có thể tin rằng tôi không bao giờ đọc nó cho đến năm nay. Được viết với cái nhìn sâu sắc đặc trưng của Schaeffer, tâm linh thực sự đóng vai trò là một loại mồi tuyệt vời cho đời sống Kitô hữu, một loại cơ bản của các tín đồ đối với các tín đồ, đi sâu hơn (nhưng không phải về mặt học thuật) so với văn bản giới thiệu trung bình. Một bài đọc thực sự mới mẻ.

4. Tại sao Thiên Chúa có ý nghĩa trong một thế giới không có: vẻ đẹp của chủ nghĩa Kitô giáo của Gavin Ortlund

Tôi đoán nó sẽ là một danh sách Top Ten mà không có mục nhập Ortlund! Lần này, nó có một tác phẩm xuất sắc khác từ Gavin, người cũng đã lập danh sách năm ngoái. Tại sao Thiên Chúa có ý nghĩa giống như lý do của Tim Keller, nhưng đối với những người bạn vô thần/bất khả tri có đầu óc học tập và trí tuệ của bạn. Nếu tôi đang xếp hạng các khuyến nghị dựa trên mức độ trí tuệ của người Hồi giáo, thì Gav Gavin sẽ là người đứng đầu, giữa Keller, và (tất nhiên là (tất nhiên) của tôi. Hai trước đây thực sự là về trường hợp của chủ nghĩa Kitô giáo chống lại chủ nghĩa vô thần/chủ nghĩa tự nhiên trong khi tôi nói nhiều hơn về trường hợp của Kitô giáo giữa các tôn giáo so sánh, nhưng cả ba sẽ rơi vào thể loại xin lỗi tâm linh của Hồi giáo, sử dụng logic, lịch sử và dự kiến Lý do xin lỗi nhưng thực sự chuyên về * vẻ đẹp * của Kitô giáo siêu việt, bên cạnh sự gắn kết trí tuệ của nó. Gavin Ortlund đã viết một cuốn sách ở đây mà tôi nghĩ nên phục vụ nhà thờ tốt trong nhiều thập kỷ và nhiều thập kỷ tới. Tuyệt vời.

3. Mục sư là cố vấn: Lời kêu gọi chăm sóc linh hồn của David Powlison

Chuyên khảo nhỏ này, được xuất bản sau đó trong năm nay bởi Crossway, là một sự phản ánh hoàn toàn bổ ích về sự cần thiết hoàn toàn của mục vụ mục vụ cho sự hưng thịnh của con người thực sự và sự thật quan trọng của sự siêu nhiên của Kitô giáo. Công việc của Powlison, phục vụ để nhắc nhở tôi một lần nữa về sự độc đáo của chăm sóc mục vụ và, thông qua những lời nhắc nhở này, thực sự làm tôi mới làm mới với ân sủng của Chúa Kitô một cách đáng ngạc nhiên.

2

Bản phát hành mới hay nhất mà tôi đọc vào năm 2021 là cuốn sách Kitô giáo hay nhất tôi đọc cả năm và do đó, lựa chọn của tôi cho năm 2021 cho Giải thưởng Sách Giáo hội. Cuốn sách Perry Perry chỉ là một sự chu đáo, tuyệt vời nhìn chằm chằm vào vinh quang của Thiên Chúa. Những gì có thể tốt hơn? Khi sự theo đuổi của sự thánh thiện cá nhân không chủ yếu thông qua hành xử mà là sự nhìn thấy, tôi đã thưởng thức trang này sau trang kết hợp chủ nghĩa cổ điển của cô ấy với ngôn ngữ thơ mộng. Holier hơn ngươi sẽ sử dụng tuyệt vời bất kỳ thời gian nào của Cơ đốc giáo, đặc biệt là trong một ngày của sự yếu đuối bình thường (ngay cả trong nhà thờ) về Thiên Chúa.

1. Phía đông Eden của John Steinbeck

Tôi đọc về chuột và đàn ông ở trường trung học cơ sở và sau đó đã chọn một cuốn sách Steinbeck khác trong ba mươi năm. Vì vậy, tôi là một người theo dõi để đánh giá cao sự thành thạo của anh ấy về thiết lập, nhịp độ và đặc biệt là đặc tính. Đây là lần đầu tiên tôi thông qua kiệt tác này, một giải thưởng Nobel cho người chiến thắng văn học theo sau câu chuyện hoành tráng của các gia đình Trask và Hamilton ở Thung lũng Salinas của California trong nhiều thập kỷ vào đầu thế kỷ 20. Nhưng Eden thực sự là một sự phục hồi, một cuộc cấy ghép của Sentesis Saga theo thời gian và không gian cho những vùng đất cứng của Bờ Tây Mỹ và Trái tim Mỹ. Cuốn sách hay nhất tôi đã đọc trong năm nay. -

Nếu tôi có thể, tôi cũng muốn chỉ cho bạn hai cuốn sách tôi đã xuất bản năm nay: Bộ điều khiển phúc âm, giới thiệu gần như mọi thứ của tôi Thức tỉnh vào ban đêm, nhìn lên trần nhà, tự hỏi liệu Chúa có quan tâm không.

Danh sách trước: 2020 2019 2018 2017 2016
2020
2019
2018
2017
2016

Một bộ sách Christian tốt để đọc là gì?

Sách truyện viễn tưởng Christian..
Luôn luôn là bạn (Murphy Brothers Story #1) ....
Trong ngọn núi này (Mitford Years, #7) ....
Những ngọn đồi cao, xanh này (Mitford Years, #3) ....
Một ánh sáng trong cửa sổ (Mitford Years, #2) ....
Cuộc thánh chiến cuối cùng (Cuộc thánh chiến cuối cùng, #1) ....
Một cô con gái của Zion (Zion Chronicles #2) ....
Chỉ một nụ hôn (Harbor Pointe, #3).

Một Cơ đốc nhân mới nên đọc gì đầu tiên?

Bắt đầu một dự án đọc một phúc âm và để nó bắt đầu với Luke.Trong những câu đầu tiên của Tin Mừng của mình, Luke kể chi tiết mục đích của mình cho môn đệ của mình Theophilus, để bạn biết sự chắc chắn của những điều bạn đã được dạy.Khái niệm này phóng xạ người đọc thẳng đến ngày hiện tại.. In the first verses of his gospel, Luke details his purpose to his disciple Theophilus “so that you will know the certainty of the things you've been taught.” This concept catapults the reader straight to the current day.

Cuốn sách thánh chính của Kitô giáo là gì?

Kinh thánh là Kinh thánh của tôn giáo Kitô giáo, có ý định kể về lịch sử của trái đất từ sự sáng tạo đầu tiên của nó sang sự truyền bá của Kitô giáo trong thế kỷ thứ nhất A.D. Cả Cựu Ước và Tân Ước đã trải qua những thay đổi trong nhiều thế kỷ, bao gồm cảấn phẩm của nhà vua ... is the holy scripture of the Christian religion, purporting to tell the history of the Earth from its earliest creation to the spread of Christianity in the first century A.D. Both the Old Testament and the New Testament have undergone changes over the centuries, including the the publication of the King ...

5 niềm tin Kitô giáo lớn là gì?

5 là: 1) sự độc đáo của Chúa Giêsu (sinh vật trinh nữ) -chict 7;2) một Thiên Chúa (Ba Ngôi) ngày 14 tháng 10;3) sự cần thiết của thập tự giá (sự cứu rỗi) và 4) sự phục sinh và thứ hai sẽ được kết hợp vào ngày 21 tháng 10;5) Cảm hứng của Kinh thánh ngày 28 tháng 10.