10 lỗi sai khi giao tiếp bằng phi ngôn ngữ

Hành động mạnh hơn lời nói và tránh những sai lầm ngôn ngữ cơ thể dưới đây là cách giúp bạn gửi đi thông điệp đúng đắn.

Theo Tiến sĩ, chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Carol Kinsey Goman, khi ngôn ngữ cơ thể của bạn không phù hợp với những gì bạn đang nói, đối phương có thể hiểu nhầm về sự chân thật của bạn. Bạn có thể trông yếu đuối, thiếu chân thành hoặc thậm chí là gian xảo.

Dưới đây là những lỗi ngôn ngữ cơ thể phổ biến nhất và cách giúp bạn khắc phục:

"Thu nhỏ" cơ thể của bạn

Bạn có thể nghĩ rằng đứng khom người, giữ khuỷu tay ôm sát vào người sẽ khiến mình trông bớt đáng sợ hơn nhưng đó thực sự là tư thế không nên khuyến khích, khiến bạn trông yếu ớt và dễ bị tổn thương. Sẽ tốt hơn khi bạn giữ tư thế thẳng người, mở vai và ngẩng cao đầu để trông tự tin và mạnh mẽ hơn.

Liên tục nhìn vào điện thoại

Khi ai đó đang nói chuyện với bạn, hãy chống lại cám dỗ về chiếc điện thoại hay ipad và dành cho đối phương sự chú ý trọn vẹn. Thói quen liên tục nhìn xung quanh phòng hoặc liếc nhìn điện thoại mỗi khi có thông báo [ngay cả khi bạn không thực sự đọc nó] cho thấy bạn không quan tâm đến những gì người kia đang nói. Họ có thể cảm thấy không thoải mái và không sẵn sàng mở lòng với bạn. Thay vì cầm điện thoại trên tay, hãy để điện thoại trong túi hoặc ví, tránh việc cám dỗ muốn mở điện thoại xem.

Khoanh tay

Dù bạn cảm thấy thoải mái thế nào khi khoanh tay thì hành động này đều truyền đi thông điệp về sự phản kháng. Bạn trông như đang có tâm trạng tồi tệ, lo lắng hoặc không muốn ai đó tiếp cận mình.

Thay vào đó, hãy mở rộng cánh tay, thả lỏng các cử động. Bạn đang gửi đi những tín hiệu thầm lặng về sự đáng tin cậy và chân thành.

Nói cao giọng

Một số người vô thức nói với giọng cao hơn. Có thể họ cảm thấy lo lắng, có thể họ nghĩ rằng nó nghe dễ thương hơn hoặc đơn giản chỉ là một thói quen cũ. Việc nói với âm vực cao hơn dễ khiến người đối diện cảm thấy bạn được không đồng cảm hoặc đang căng thẳng.

Hãy có ý thức về việc này và tránh nói cao giọng. Đặc biệt trong những cuộc điện thoại, khi đôi bên không nhìn thấy thái độ của nhau, giọng nói của bạn rất quan trọng.

Tránh giao tiếp bằng mắt

Bạn có thể là một người hướng nội, bạn có thể nhút nhát hoặc văn hoá nơi bạn sinh ra và lớn lên nói rằng việc giao tiếp bằng mắt lâu là không thích hợp. Tuy nhiên theo Goman, khi bạn tránh giao tiếp bằng mắt, đối phương có thể nghĩ rằng bạn đang tỏ ra khó chịu, không an toàn, thiếu chân thành và không trung thực.

Nếu việc nhìn thẳng vào mắt người khác khiến bạn không thoải mái, bạn có thể tập trung vào màu mắt của họ.

“Bất cứ khi nào bạn gặp ai đó, hãy nhìn vào mắt họ đủ lâu để nhận ra mắt họ có màu gì. Điều này sẽ giúp tạo ra kết nối cá nhân mạnh mẽ”, Goman gợi ý.

Cố cười giả tạo

Một số người cố cười ngượng nghịu để che đi sự khó chịu. Tuy nhiên, điều đó không khiến bạn trông thoải mái hơn mà dễ gửi đi thông điệp sai lầm đến người khác. Khuôn mặt của bạn trái ngược với những gì bạn thực sự cảm thấy và mọi người có thể cảm nhận rõ điều đó.

Để khắc phục sai lầm này, trước tiên bạn cần nhận thức được những gì bạn đang làm. Sau đó, bạn có thể bày tỏ cảm xúc của mình theo cách chân thật và phù hợp hơn.

Nghịch tóc

Một trong những điều gây mất tập trung nhất trong cuộc trò chuyện là ai đó liên tục chạm vào mặt và/hoặc tóc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta làm điều này như một thói quen và thậm chí có thể không nhận ra mình đang làm điều đó. Hành động này có thể khiến bạn trông lo lắng, thiếu sự chuẩn bị, không quan tâm đến chủ đề đang thảo luận.

Đừng nghịch những sợi tóc của bạn hay sờ lên mặt, xoắn quần áo. Giữ tay thoải mái ở hai bên hoặc cầm đồ uống để tránh cám dỗ nghịch thứ gì đó.

Quá im lặng

Thật thô lỗ khi bạn cắt ngang ai đó đang nói chuyện hoặc nói với sang người khác. Tuy nhiên, việc quá im lặng khi những người khác đang nói cũng là điều không nên.

Bạn có thể gật đầu, mỉm cười, cúi người và đáp lại lời ai đó bằng những tiếng “ừ”, “ừm” nhỏ hoặc “Tôi hiểu” để thể hiện sự quan tâm của mình cũng như tăng cường kết nối với người bạn đang nói chuyện.

"Khéo ăn khéo nói sẽ có cả thiên hạ". Có những quy tắc không ai nói bạn phải làm nhưng người biết sẽ gặp nhiều thuận lợi khi "ghi điểm" mạnh trong...

Biết được những điều này, bạn sẽ xử lý ngôn ngữ cơ thể của mình tốt hơn, mở ra các mối quan hệ tốt đẹp.

1. Xoa tay vào nhau trong cuộc họp quan trọng

Trong hoàn cảnh khác, hành động này có nghĩa rằng “Chà, bên ngoài thực sự rất lạnh” nhưng trong môi trường kinh doanh, nó truyền đi thông điệp rằng “Tôi sẽ không mua nó” hoặc “Tôi không ấn tượng”. Bạn có thể dùng hành động này với người mình không thích nhưng nếu bạn đang nghe một bài thuyết trình của nhân viên hoặc cuộc họp với đồng nghiệp, nó sẽ tạo ra khoảng cách giữa bạn và những người đó.

Cách khắc phục: Khi bạn muốn kết nối với người khác, hãy thể hiện sự cởi mở. Để cánh tay của bạn ở hai bên người [chẳng hạn như đặt lên tay cầm của ghế]. Điều này truyền tải sự tin tưởng, nồng nhiệt và giúp đối phương cảm thấy gần gũi hơn với bạn.

2. Quay lưng

Khi chúng ta nghe những điều mình không thích, chúng ta thường tạo ra rào cản để ngăn cách với người nói. Khi không thể đặt vật gì đó [như lịch để bàn] giữa hai người, chúng ta có xu hướng quay lưng lại với họ. Đầu của chúng ta có thể nghiêng về phía họ nhưng cơ thể thường “phản bội” lại điều đó.

Cách khắc phục: Trừ khi bạn đang nói chuyện với người bạn thực sự không thích, tốt nhất hãy giữ lập trường cởi mở, thân thiện với tư thế thẳng người, cố gắng không khoanh tay hoặc tạo ra rào cản bằng đồ vật.

3. Khoanh tay trong một cuộc trò chuyện thú vị

Nếu bạn muốn kết thúc cuộc họp một cách nhanh chóng, hãy khoanh tay lại. Hành động này tạo ra rào cản vật lý giữa bạn và người kia, đồng thời gửi đi thông điệp “đã kết thúc”.

Cách khắc phục: Nếu bạn chưa sẵn sàng kết thúc cuộc trò chuyện, đừng khoanh tay để tránh truyền đi thông điệp về sự không quan tâm, xa cách và thù địch. Nếu bạn đang tổ chức một cuộc họp và thấy một số người tham gia ngả người ra sau và khoanh tay, bạn nên kết thúc cuộc họp đó.

4. Không giao tiếp bằng mắt

Thật khó để nói dối khi bạn nhìn thẳng vào mắt người một người. Việc tránh giao tiếp bằng mắt được cho là không trung thực hoặc bạn dường như có điều gì đó muốn che giấu. Nếu bạn muốn chiếm lòng tin của ai đó, đừng quên giao tiếp bằng mắt với họ.

Cách khắc phục: Hãy tập nhìn mọi người bằng ánh mắt thân thiện và cởi mở. Nếu bạn thấy chưa quen, bạn có thể thử nhìn vào sống mũi của họ.

5. Giao tiếp bằng mắt quá nhiều

Những người nói dối chuyên nghiệp thường tập giao tiếp bằng mắt rất nhiều. Vì vậy, bạn cũng đừng cho rằng giao tiếp bằng mắt thật nhiều là điều tốt. Nó có thể khiến bạn trông hung hăng hơn ở nơi văn phòng.

Cách khắc phục: Đừng nhìn chằm chằm vào mắt ai đó. Thay vào đó, hãy giao tiếp bằng mắt trong một hoặc hai giây và làm điều đó thường xuyên.

6. Thu hẹp người

Điều này phổ biến hơn với các chị em phụ nữ. Họ có thể không nhận ra rằng việc giữ tư thế khom người, đầu cúi thấp, vai gập thường gửi đi thông điệp về sự phục tùng hoặc khó chịu. Tư thế thu hẹp mình lại còn khiến bạn trông thiếu an toàn, đồng nghiệp và cấp trên khó tin tưởng vào khả năng của bạn.

Cách khắc phục: Không có lý do gì để bạn thu người lại như một chiếc kén. Hãy giữ tư thế ngẩng cao đầu, thẳng lưng, vai mở. Bạn đang truyền đi thông điệp về sự tự tin.

7. Đứng ngồi không yên

Dù bạn đang nói chuyện với ai, việc bồn chồn như với họ rằng “Tôi đang cảm thấy lo lắng”. Hãy coi đôi chân của bạn là nền móng của bạn. Nếu chân bạn run, làm sao người đối diện có thể tin tưởng rằng tòa nhà của bạn vững chắc? Hãy điều chỉnh lại hành động của bạn, tránh gửi đi thông điệp về sự không thoải mái khi liên tục lắc chân hoặc gõ tay vào bàn.

Cách khắc phục: Bạn có thể đặt một chiếc gương hoặc ngồi trước những người thân thiết của mình để luyện tập thuyết trình. Bạn sẽ biết được các chuyển động của mình thế nào, học cách kiểm soát và trông có năng lực, tự tin hơn.

8. Tay khoa trương

Thông thường, khi chúng ta phấn khích, bàn tay cũng thể hiện phù hợp với tâm trạng. Chúng ta dễ thực hiện nhiều các chuyển động tay, chỉ vào người khác hay khua khoắng xung quanh. Việc thực hiện quá nhiều các cử động tay cũng là không nên trong cuộc trò chuyện, dễ gửi đi thông điệp sai đến người đối diện.

Cách khắc phục: Bạn có các cử động tay trong cuộc trò chuyện là điều bình thường song điều quan trọng là phải biết cách kiểm soát chúng. Nếu bạn đang nói về một điểm quan trọng, hãy chỉ về một phía với bàn tay mở, lòng bàn tay hướng về phía người bạn trò chuyện cùng.

9. Không “bắt chước” người khác

Bộ não của chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi thấy người khác phản chiếu ngôn ngữ cơ thể của mình. Chúng ta dễ thấy gần gũi hơn và chú ý hơn đến những người như vậy. Bên cạnh đó, việc làm tương tự hành động của người khác còn giúp bạn thiết lập lòng tin, mở ra những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn.

Cách khắc phục: Đừng bắt chước mọi hành động của người khác như một chú khỉ. Thay vào đó, hãy làm theo những cách đơn giản như mỉm cười và gật đầu theo họ. Bạn sẽ khiến đối phương thấy tin tưởng và an toàn hơn.

10. Sờ mặt quá thường xuyên

Ngoài những rủi ro liên quan đến sức khỏe, việc liên tục chạm vào mặt còn dễ truyền đi thông điệp về sự không chắc chắn, cảm giác khó chịu.

Cách khắc phục: Nếu bạn có một cuộc họp hoặc cuộc đàm phán quan trọng, tốt nhất hãy luyện tập trước gương để nắm bắt tình hình và kiểm soát mọi thứ tốt hơn.

Chủ Đề