100 tác phẩm âm nhạc cổ điển hàng đầu năm 2022

08:07, 29/09/2009

Trong hẻm sâu của ngõ 212, phố Đà Nẵng, TP Hải Phòng ngày ngày vẫn vang lên âm hưởng của những bản nhạc kinh điển của Beethoven (Đức), của Mozart (Áo) và thỉnh thoảng lại vang lên những bản do chính tay cậu viết. Cậu bé ấy là Kim Hoàng Huy, năm nay vừa tròn 14 tuổi.

Những bản nhạc vọng đến trời Tây

Không thạo piano, violon và các bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng cũng chưa bao giờ sử dụng, thế nhưng có một cậu bé 14 đã làm ngạc nhiên giới âm nhạc châu Âu và chính cả thầy giáo của mình về năng khiếu sáng tác nhạc… thính phòng.

100 tác phẩm âm nhạc cổ điển hàng đầu năm 2022
Kim Hoàng Huy đang sáng tác nhạc

Kim Hoàng Huy lần giở chiếc máy tính cá nhân có cài phần mềm Finale sáng tác nhạc cổ điển châu Âu rồi đếm. Cả thảy, đã có hơn 100 bản nhạc được cậu sáng tác từ năm học lớp 6 đến nay. Năm học lớp 9 này, Huy chuyển về Nhạc viện Hà Nội để học lớp đặc biệt sáng tác nhạc cổ điển. Cậu là thành viên nhỏ tuổi nhất và cũng là “nhạc sĩ” nhí hiếm hoi sáng tác nhạc cổ điển.

Cách đây 2 năm, một số bản nhạc của Huy đã được đăng ký bản quyền và gửi vào một số forum nhạc của các nước châu Âu. Dàn nhạc Hoàng gia Anh, Dàn nhạc giao hưởng Israel, Dàn nhạc Berlin, một số nhóm tam tấu, tứ tấu… đã từng thử chơi nhạc của Huy. Những bản concerto violon “Họa mi nỗi buồn”, bản giao hưởng hợp xướng “Ngày phán xét cuối cùng”, Piano Sonata in C major; Piano Sonata in D minor; Beethovens Concertos transcribed to piano solo… đã từng sâu lắng trong những buổi hòa nhạc trong những gian phòng bên trời Âu. Huy tâm sự: "Đó thực sự là những sản phẩm tinh thần hay nhất của em, em gửi tới những trang mạng đó phần nào để xem họ có chơi được nhạc của mình không để có hướng điều chỉnh sáng tác".

Đầu năm 2009, tại Munich, dàn nhạc Berliner (Đức) do nhạc trưởng Simon Rattle chỉ huy đã chơi bài Judgement Day Symphony for Choir and Orchestra in D minor. Nhạc trưởng Simon biết tới Huy khi ông xem những bản nhạc của cậu được “up” lên một số trang âm nhạc ở châu Âu. Trao đổi qua mail với Huy, nhạc trưởng Simon đánh giá: “Đó là một bước quan trọng trên bước đường tiến tới thể loại anh hùng ca của em. Bản giao hưởng tràn đầy nội dung lớn lao trên tinh thần lạc quan và có sức diễn cảm cùng với nhiều kịch tính” (được dịch từ tiếng Đức khi Simon và Huy “chat” trên mạng).

Huy phân tích: "Nội dung và tư tưởng của mỗi bản nhạc khác nhau nên mình cần tạo “kiểu dáng” khác biệt cho nó. Trong âm nhạc, nhất là dòng nhạc cổ điển, nếu người nghe không có đôi tai thẩm âm thì nghe bản nào cũng na ná giống nhau”. Nếu Beethoven sáng tác khi ông đang điên loạn nhất thì với Huy, những bản nhạc chỉ ra đời khi trong người hừng hực dòng lý tưởng đê mê, khó tả và khó cưỡng lại được. Tuy nhiên, trong sáng tác nhạc cũng có những nguyên tắc bó gọn trong thể thống nhất của chương hồi.

Chương I: Allegro con brio (Mang sắc thái kịch tính). Chương II: Scherzo – Allegro con brio (Đảo lộn, đá phần nào đó là châm biếm). Chương III: Adagio molto e cantabile (Âm điệu chậm). Chương IV: Adagio – Allegro – Allegro motto – Adagio ma non troppo – Presto – Prestissimo (Tổng kết). Mỗi bản nhạc đều phải lần lượt trải qua cảm xúc của 4 chương này nên mỗi bản thường dài từ 20 phút trở lên. Có bản của Huy dài tới 1 tiếng 10 phút. Trong đó có bản Grande sonata in C minor được Huy sáng tác trong vòng 3 tháng từ 11/4 đến 8/7. Chính vì quá trình tích trữ vốn sống, hoặc bộc phát cảm xúc sẽ là lúc Huy sáng tác được nhiều nhất.

100 tác phẩm âm nhạc cổ điển hàng đầu năm 2022
Hiện Kim Hoàng Huy đang theo học tại Nhạc viện Hà Nội. Ảnh: TG

Ông Hoàng Hưng- ông ngoại của Huy cũng là một người làm nghệ thuật cho biết: “Tôi luôn dạy cháu phải trau dồi kiến thức sách vở và thực tế cuộc sống để làm giàu chất sống giàu có thêm. Người sáng tác nhạc mà cứ thu lu trong cái vỏ bọc thì sẽ không có những tác phẩm hay. Có những đốt sáng tác miêu tả nội tâm sâu như thế nào? Khi sáng tác, nội tâm phải sâu lắng mới sáng tác được. Cảnh phải đẹp mới khiến thi vị nỗi lòng. Nói chung, nhạc phẩm không thể là kết quả của quá trình lao động hời hợt mà nó phải là kết tụ tinh hoa của trí tuệ, lý trí, cảm xúc và cả tình yêu”.

Từ nhỏ ôm nhạc… ngủ

Những ngày thơ ấu, ngồi nhìn ông  vẽ, đưa đưa cây cọ trên tấm lụa trắng hay khung giấy vàng đục mà Huy thèm được bắt chước. Ông sợ cháu bị vấy mực, sơn lên quần áo nên mở nhạc cổ điển cho cháu nghe. Ông Hoàng Hưng cũng không thể ngờ rằng, cháu ông ôm cái đài cassetle nhiều hơn ôm ông khi Huy vẫn ở tuổi nằm nôi. Cô Lan Hương – mẹ Huy vừa vui, vừa lo. Cô lo bởi cứ khi nào tắt nhạc là Huy khóc, không chịu bú sữa mẹ.

“Có đêm, Huy giật mình tỉnh giấc, bế ẵm ru mãi mà cháu vẫn khóc, cơn khóc càng dữ hơn. Ông ngoại đang ngủ phòng bên với tiếng vọng sang bảo thử mở “nhạc Bét và nhạc Mô” lên xem nó nín không? Tôi bèn mở lên thì một lúc sau cháu nín và ngoan ngoan ăn sữa. Lạ lùng quá”, - mẹ Huy kể lại.

14 năm trước, Huy là kết quả của cuộc tình Việt – Hàn giữa anh Kim Seong và chị Lan Hương. Kim Seong là thuyền trưởng trên những con tàu viễn dương nên thường xuyên phải cập bến ở Hàn Quốc, mỗi năm chỉ về quê vợ thăm gia đình vài lần. Những ngày bên nhau, bố con cũng chỉ xì xồ bằng tiếng Anh, Huy không biết tiếng Hàn và anh Seong không biết tiếng Việt.

Hình hài giống những cậu bé người Hàn, tính cách rất Việt Nam nhưng khi ngồi vào máy sáng tác thì em như một người khác thường. Có thể bỏ ăn, không ngủ để sáng tác nhạc. Nhiều hôm, Huy “cày” games đến sáng rồi lao vào gõ gõ trên màn hình những khúc nhạc mà đêm qua cậu chợt nghĩ ra.

100 tác phẩm âm nhạc cổ điển hàng đầu năm 2022
Góc nhỏ quán cà phê phố là nơi Huy lấy cảm hứng sáng tạo. Ảnh: T.G

Sống cùng ông ngoại từ nhỏ, lại được ông dạy vẽ và nhạc lý nên Huy càng phát huy nhanh nhạy bản năng sáng tạo không tưởng về thể loại nhạc thính phòng. Ông Hoàng Hưng vốn là người yêu nhạc. Ông biết nhạc cụ, biết nhạc lý và ông còn đam mê hội họa. Từ 18 tuổi xuân xanh đến khi nghỉ hưu, ông Hoàng Hưng vẽ mẫu cho Công ty Mỹ thuật Hải Phòng (cũ). Tiền kiếm cũng đủ ăn nhưng niềm đam mê vẽ và chơi nhạc, ông luôn cảm thấy thiếu. Thấy cháu có khả năng về âm nhạc cổ điển Âu châu, ông mần mò học lỏm nhạc lý rồi dạy cháu.

Từ những ngày đi học mẫu giáo đến khi học hết cấp I, Huy thường theo ông đi xem những buổi hòa nhạc ở nhà hát thành phố để cùng nghe ông phân tích những điểm căn bản của nhạc lý. Từ những ngày ấy, trong tâm thức cậu bé có mái tóc và mí mắt rất Hàn Quốc đã hình thành tư duy sáng tạo âm nhạc.

Nhạc sĩ Nguyễn Kim (Người dạy nhạc cho Huy) nhận xét :“Bản thân tôi trong nghề đã già rồi mà chưa có bản nhạc cổ điển nào. Tôi thấy cháu có một bộ óc trời cho. Nhiều sáng tác của cháu tôi đánh giá ở tầm cao. Không chỉ tính độc đáo của thể loại nhạc này mà Huy còn là một nhân tài hiếm thấy ở nhạc cổ điển”.

Bậc tiểu học, Huy đã sáng tác được 2 bản “Tuổi xanh bừng sáng” và “Thiên đường vui”. Rồi những bản nhạc mang âm hưởng tuổi thơ bỗng tắt đi để Huy nhảy sang sáng tác những bản nhạc cổ điển mang sắc thái hành động, cảm xúc và tình yêu mãnh liệt. Bên cạnh những bản thông thường thì những giao hưởng “Nỗi lòng”, sáng tác vào tháng 4/2009; “Biệt ly” (cuối năm 2008); “Họa mi nỗi buồn” (25/12/2008) là những bản về tình yêu.

Lý giải cho điều này, chính Huy cũng không thể hiểu nổi sao một cậu bé 14 tuổi, chưa có mảnh tình nào mà có thể sáng tác những bản nhạc mang âm hưởng tình yêu vĩ đại như vậy. Còn ông Hoàng Hưng thì cho biết: trong óc của con người luôn có hai dạng cảm xúc: cảm xúc về tình yêu và cảm xúc về sự vật. Khi đến tuổi đang lớn thì bỗng dưng cảm xúc tình yêu nó trỗi dậy và khiến cho người sáng tác nhạc chưa từng “thực tế” lần nào nhưng lại mang vào trong bản nhạc những cung bậc cảm xúc của tình yêu.

Mang trong mình những tiềm năng của một nhà soạn nhạc tương lai, Huy không giấu giếm ước mơ trở thành một Beethoven của Việt Nam. Chưa một lần đứng lên nhận giải thưởng âm nhạc nào vì không có một sân chơi nào giành cho nhạc cổ điển này nhưng không vì thế mà Huy nhụt ý chí sáng tác. Có thể, thời thế sẽ tạo ra những gu thưởng thức khác nhau. Sau một thập niên nữa, Huy hy vọng bên những quán cà phê dưới bóng phượng đỏ bên trong thành phố cảng này sẽ vang lên một vài bản nhạc cổ điển của nhạc sĩ Việt Nam, trong đó có nhạc của Kim Hoàng Huy.

tintuconline.vietnamnet.vn