Ăn cơm bị nghẹn là điềm gì năm 2024

Nếu bạn thường xuyên bị nuốt nghẹn thì tuyệt đối không được chủ quan bởi tình trạng này có thể cảnh báo những bất thường về sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc thường gặp về nuốt nghẹn, đặc biệt là nên làm gì trong trường hợp này.

1. Như thế nào là nuốt nghẹn?

Thông thường, thức ăn được nhai và nghiền nát tại miệng rồi đẩy xuống họng và đi qua thực quản. Phản xạ co bóp của thực quản sẽ giúp vận chuyển thức ăn xuống dạ dày một cách nhẹ nhàng, trơn tru nên bạn sẽ không có bất kỳ cảm giác khó chịu nào.

Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà một số người bị nuốt nghẹn, tức là cảm thấy rất khó khăn và mất nhiều thời gian để đẩy thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Thậm chí, có người còn không thể nuốt được kèm theo các triệu chứng sau.

  • Cảm thấy vướng víu ở cổ họng.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Ho hoặc nôn khan.
  • Đau tức ngực, khó thở.
  • Ngất xỉu, bất tỉnh.

Lưu ý là nuốt nghẹn không phải bệnh lý. Đây chỉ là dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo các bệnh lý hay vấn đề về sức khỏe. Đó là lý do bạn không được chủ quan mà cần phải có cách xử trí kịp thời, đặc biệt là đi khám sớm.

Nuốt nghẹn là tình trạng phải cố hết sức và mất nhiều thời gian để đẩy thức ăn xuống dạ dày

2. Tại sao bị nuốt nghẹn?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nuốt nghẹn, có thể kể đến như:

Bệnh lý thực quản

Các bệnh lý thực quản là nguyên nhân hàng đầu gây nuốt nghẹn, chẳng hạn như viêm thực quản, hẹp thực quản, túi thừa thực quản, dị vật thực quản,… Lúc này, khi thức ăn đi qua thực quản sẽ có xu hướng bị tắc nghẽn, nghẹt lại nên bạn sẽ cảm thấy khó nuốt.

U/ ung thư thực quản

Trường hợp nghiêm trọng hơn gây nuốt nghẹn là xuất hiện các khối u thực quản. Khối u có thể là lành tính, cũng có thể là ác tính nhưng dù thế nào thì cũng sẽ khiến bạn thường xuyên bị nuốt nghẹn. Nếu là u ác tính thì cần điều trị tích cực vì chúng đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh lý ngoài thực quản

Có nhiều bệnh lý ngoài thực quản gây nuốt nghẹn như bướu cổ, tuyến giáp, khối u/ hạch di căn vùng trung thất, khối u phế quản/ phổi, các bệnh lý về tim mạch như dày thất, suy tim, tim to, phình mạch,…

Nuốt nghẹn có thể do thói quen ăn uống, cũng có thể dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

Do thói quen ăn uống

Nuốt nghẹn cũng có thể xảy ra nếu như bạn ăn nhanh nuốt vội, trò chuyện, cười đùa, căng thẳng, bực tức,… trong khi ăn hoặc ăn những loại thức ăn đặc, dẻo, dai và dễ dính. Lúc này, phản xạ co bóp của thực quản bị rối loạn nên thức ăn tạm thời “đứng im” tại một chỗ, khiến bạn cảm thấy nghẹn ở cổ họng, đau tức ngực, khó thở,…

3. Làm gì khi bị nuốt nghẹn?

Tùy vào từng nguyên nhân mà có cách xử trí tình trạng nuốt nghẹn cho phù hợp. Nếu nuốt nghẹn do thói quen ăn uống gây rối loạn phản xạ co bóp của thực quản thì bạn chỉ cần dừng ăn, uống từng ngụm nước nhỏ, đồng thời dùng tay để vuốt dọc ngực và lưng là được. Sau khi tình trạng thuyên giảm thì cần lưu ý ăn chậm, nhai kỹ và tập trung vào chuyện ăn uống.

Nếu nuốt nghẹn xảy ra thường xuyên và không phải do thói quen ăn uống, bạn cần nhanh chóng đi khám. Bởi lúc này, có thể thực quản của bạn xảy ra vấn đề hoặc bạn đang gặp phải các tình trạng đáng lo ngại khác về sức khỏe. Qua kiểm tra, thăm khám, bác sĩ sẽ biết chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị hiệu quả.

Nếu thường xuyên bị nuốt nghẹn, nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị

4. Chẩn đoán và điều trị nuốt nghẹn như thế nào?

Đây chính là mối quan tâm của rất nhiều người, nhất là những người đang gặp phải tình trạng nuốt nghẹn thường xuyên.

Chẩn đoán

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và điều tra tiền sử bệnh lý, chẳng hạn như nuốt nghẹn từ khi nào, tần suất bao lâu, triệu chứng đi kèm là gì, có thường xuyên mắc các bệnh về tiêu hóa không, có đang sử dụng thuốc điều trị nào không,… Tiếp đến, bác sĩ sẽ thăm khám cận lâm sàng bằng các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm máu, phân tích tế bào máu.
  • Kiểm tra trở kháng và pH để xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
  • Nội soi ống tiêu hóa để xác định bệnh lý tiêu hóa và hô hấp.
  • Chụp X-quang ngực cổ để tìm kiếm dị vật đường hô hấp.
  • Chụp cắt lớp [CT] hoặc chụp cộng hưởng từ [MRI] để phát hiện khối u, chẩn đoán ung thư.

Điều trị

Sau khi xác định được nguyên nhân và chẩn đoán được tình trạng, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị được áp dụng trong trường hợp nuốt nghẹn do bệnh lý bao gồm:

  • Các loại thuốc điều trị nuốt nghẹn do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản như thuốc kháng acid dạ dày, thuốc ức chế acid dạ dày, thuốc ức chế bơm proton [PPI].
  • Thuốc giãn cơ trơn giúp điều trị nuốt nghẹn do co thắt thực quản.
  • Nong thực quản do hẹp thực quản, rối loạn nhu động ruột,…
  • Hóa trị, xạ trị, phẫu thuật cắt bỏ trong trường hợp ung thư thực quản.

Điều trị bằng thuốc được áp dụng trong trường hợp nuốt nghẹn do bệnh lý

Song song với các phương pháp điều trị trên thì bạn cần đặc biệt chú ý trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tránh xa những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ nuốt nghẹn như xôi nếp, bánh dẻo,… Khi ăn thì nhai kỹ nuốt chậm. Khi uống nước thì uống thành từng ngụm nhỏ và nuốt nhẹ nhàng. Khi bị khó nuốt, đừng cố gắng nuốt thật nhanh mà hãy hít thở thật chậm và thật sâu.

Trên đây là những thắc mắc thường gặp về nuốt nghẹn và giải đáp từ bác sĩ. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ khám và điều trị nuốt nghẹn uy tín, đừng quên đến Chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Chuyên khoa sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về chất lượng dịch vụ, chuyên môn bác sĩ và cơ sở vật chất. Mọi bệnh lý về tiêu hóa sẽ được chẩn đoán và điều trị tích cực, hiệu quả, mang đến sự an tâm và hài lòng cao nhất cho quý khách hàng.

Để được tư vấn thêm về dịch vụ cũng như đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc, ngay từ bây giờ, quý khách hãy gọi đến hotline của bệnh viện theo số 1900 56 56 56.

Chủ Đề