Ăn phải rau có thuốc trừ sâu phải làm sao

0

Cách loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau quả đạt 75-90%

Rau củ và trái cây là những loại thực phẩm cung cấp dồi dào hàm lượng vitamin và chất xơ cho cơ thể. Tuy nhiên thực tế rau củ và trái cây được phun xịt rất nhiều loại thuốc trừ sâu để diệt các loại sâu bọ, côn trùng gây hại trong quá trình nuôi trồng và khi chúng ta ăn vào có thể sẽ gây ngộ độc thực phẩm. Bài viết này mình sẽ tổng hợp các cách loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau quả đạt 75-95% để các bạn có thể áp dụng trong việc rửa rau củ quả và trái cây an toàn.

Xem các loại nước rửa rau quả hữu cơ, sinh học tại Tiki

Mục lục nội dung

  • I/. Tìm hiểu về dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả
  • II/. Cách Nhận biết Rau quả có nhiễm thuốc trừ sâu hay không? [đánh giá sơ bộ]
  • III/. PHƯƠNG PHÁP RỬA VÀ LOẠI BỎ THUỐC TRỪ SÂU TRONG RAU QUẢ [giúp loại bỏ 75-90% dư lượng thuốc trừ sâu]
    • 1. Loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau quả: 04 cách Bóc tách thuốc trừ sâu hiệu quả
    • 2. Diệt khuẩn: diệt các loại vi khuẩn, nấm và vi sinh trong rau quả
    • 3. Phương pháp của người Nhật: Dùng bột vỏ sò điệp để rửa rau quả
  • Lời kết

I/. Tìm hiểu về dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả

Rau quả có thể chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu

Thực tế là các loại rau, củ, quả sau khi thu hoạch vẫn còn tồn đọng một dư lượng thuốc trừ sâu [thuốc bảo vệ thực vật] đáng kể, điều này gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm và có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho chúng ta.

Theo các kết quả kiểm tra của Cục bảo vệ thực vật trong khoảng từ năm 2002-2012, dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả vượt mức cho phép từ 10-30% [theo VUSTA Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam], đây là những chỉ số đáng báo động, nguy cơ ngộ độc thực phẩm, mất an toàn sức khỏe là rất cao. Nếu ăn phải các loại rau quả nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu cao trong thời gian dài thì có nguy cơ bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác.

Tìm hiểu thêm về thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Kết quả kiểm tra, năm 2000 2002 của cục BVTV cho thấy ở vùng Hà Nội số mẫu có dư lượng quá mức cho phép khá cao, trên rau, nho, chè từ 10% 26%, ở TPHCM từ 10 30%.

Mười năm sau, trên rau con số đó vẫn còn 10,2% Thuốc BVTV làm tăng tính kháng thuốc của sâu bệnh, tiêu diệt ký sinh thiên địch, có thể gây bộc phát các dịch hại cây trồng.

Theo Phạm Bình Quyến 2002, khi phu thuốc Padan trên lúa, nhóm thiên địch nhện lớn bắt mồi giảm mật độ 13 lần trong khi không phun tăng 25 lần. Điều tra tổng số loài thiên địch ở vùng chè Thái Nguyên nơi không sử dụng thuốc trừ sâu nhiều gấp 1,5 2 lần so với nơi có sử dụng thuốc. Sâu tơ hại rau kháng 24 loại thuốc

Ngoài ra, việc sử dụng nhiều thuốc tác động xấu đến môi trường, gây ô nhiễm đất và nước không khí ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê cả nước hiện còn tồn đọng trên 706 tấn thuốc cần tiêu hủy và 19.600 tấn rác bao bì thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom và xử lý, hàng năm phát sinh mới khoảng 9.000 tấn.

Vì sao lại như vậy?

Bên cạnh việc các hộ nuôi trồng thực vật thiếu hiểu biết về sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật thì còn nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan khác như: vì mục đích lợi ích kinh tế, thiếu kiến thức, thiếu lương tâm Dưới đây là những nguyên nhân chính:

Sử dụng thuốc quá nhiều, quá mức cần thiết. Theo Phạm Văn Lầm 2000, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật cho chè ở Thái Nguyên từ 6,2 đến 29,7 lần/ năm, cho lúa ở đồng bằng sông Hồng từ 1 5 lần/ vụ, ở đồng bằng sông Cửu Long từ 2 6 lần/ vụ, trên 6 lần có 35,6% hộ. Số lần phun cho rau từ 7 10 lần/ vụ ở đồng bằng sông Hồng, ở Thành phố Hồ Chí Minh 10 30 lần. Một kết quả điều tra năm 2010 [Bùi Phương Loan 2010] ở vùng rau đồng bằng sông Hồng cho thấy số lần phun thuốc bảo vệ thực vật từ 26 32 lần [11,1 25,6 kg ai/ha] trong 1 năm. Số lần phun như trên là quá nhiều, có thể giảm 45 50% [Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Huân, Trương Quốc Tùng 2002, 2010]

Sử dụng thuốc khi thiếu hiểu biết về kỹ thuật. Theo Đào Trọng Ánh 2002, chỉ có 52,2% cán bộ kỹ thuật nông nghiệp khuyến nông cơ sở hiểu đúng kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tỷ lệ này ở người bán thuốc là 33% ở nông dân 49,6%.

Sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, tùy tiện khi sử dụng.

Kết quả điều tra năm 2002 [Đào Trọng Ánh] chỉ có 22,1 48% nông dân sử dụng đúng nồng độ liều lượng thuốc trên lúa, 0 26,7% trên rau và 23,5-34,1% trên chè, trong khi đó có nhiều nông dân tăng liều lượng lên gấp 3 5 lần. Ở các tỉnh phía Nam, có tới 38,6% dùng liều lượng cao hơn khuyến cáo, 29,7% tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc khi phun. Năm 2010, 19,59% nông dân cả nước vi phạm sử dụng thuốc, trong đó không đúng nồng độ là 73,2% [Cục BVTV]

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ thời gian cách ly

Đây là một tồn tại nguy hiểm, tác động trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm song đáng tiếc là rất phổ biến, đặc biệt là ở các vùng rau quả, chè có tới 35 60% nông dân chỉ thực hiện thời gian cách ly từ 1 3 ngày, 25 43,3% thực hiện cách ly 4 6 ngày trong khi phần lớn các loại thuốc có yêu cầu cách ly từ 7 14 ngày hoặc hơn. [Đinh Ngọc Ánh 2002], năm 2010 trên diện rộng còn tới 10,22% nông dân không đảm bảo thời gian cách ly. [Cục BVTV]

Coi trọng lợi ích lợi nhuận hơn tác động xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng.

Có một thực tế rất đáng lên án là một bộ phận nông dân cố tình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sai quy định pháp lý và kỹ thuật vì mục đích lợi nhuận của bản thân, xem nhẹ luật pháp và lợi ích cộng đồng. Đặc biệt ở các vùng rau, quả, chè, hoa, nông sản có giá trị cao

Kết quả điều tra năm 2003 2005 tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, có tới 20 88,8% số nông dân vẫn dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục. Năm 2010, Cục BVTV cho biết còn 5,19% số hộ dùng thuốc cấm, ngoài danh mục, 10,22% không đúng thời gian cách ly, 51% không thực hiện theo khuyến cáo của nhãn.

Nguồn: vusta.vn

Chính vì vậy việc tìm hiểu cách loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau quả là điều rất cần thiết để tránh những rủi ro mất an toàn thực phẩm và những rủi ro sức khỏe.

[1] Tác hại khi chúng ta ăn phải các loại rau quả có chứa thuốc trừ sâu

Ăn rau quả nhiễm thuốc trừ sâu có thể dẫn đến ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác

Nếu ăn phải các loại rau quả có dư lượng thuốc trừ sâu cao, nhẹ thì chúng ta bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hoặc nặng hơn chúng ta có thể gặp phải những bệnh tật rất nguy hiểm như sau:

  • Ung thư
  • Nhận thức kém
  • Rối loạn thần kinh
  • Suy yếu hệ miễn dịch
  • Béo phì
  • Vô sinh và các dị tật bẩm sinh cho thai nhi

Khi ăn rau, củ, quả nếu cảm thấy có nhiều mùi vị khác lạ, hoặc mùi hôi hắc, không còn mùi thơm đặc trưng thì cần bỏ ngay để tránh nguy hại sức khoẻ.

PGS.TS Nguyễn Văn Viên

Tìm hiểu thêm về các tác hại của thuốc trừ sâu trong rau quả khi ăn phải

1. Ung thư

Hơn 260 nghiên cứu trên toàn thế giới đã tiến hành khảo sát tác hại nghiêm trọng của các loại hóa chất nông nghiệp. Kết quả cho thấy, chúng có liên quan đến một số loại ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt, não, xương, tuyến giáp, đại tràng, gan, phổi Một số nhà nghiên cứu cho thấy các hóa chất methyl bromide, captan có khả năng gây và phát triển ung thư tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, phụ nữ muốn có con, đang mang thai hoặc đang cho con bú tiêu thụ phải thuốc trừ sâu có thể làm tăng nguy cơ ung thư não ở thai nhi.

2. Nhận thức kém

Theo Livestrong, một nghiên cứu năm 2010 đã cho thấy trẻ em thường xuyên tiếp xúc với một lượng thuốc trừ sâu có chứa phốt pho được tìm thấy trong trái cây và rau quả, có nguy cơ cao bị rối loạn tăng động hơn so với những đứa trẻ ít tiếp xúc. Điều đó cũng ảnh hưởng đến hành vi và khả năng học tập, nhận thức ở trẻ.

3. Rối loạn thần kinh

Theo Sở tài nguyên và môi trường Mỹ, các loại thuốc trừ sâu có trong cần tây, đào, dâ, táo, ớt, rau xanh, nho và khoai tây có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người. Dấu hiệu khi bị nhiễm độc là sùi bọt mép, đau dạ dày, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.

4. Hệ miễn dịch suy yếu

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc trừ sâu làm thay đổi hệ miễn dịch ở động vật và chúng dễ bị nhiễm bệnh hơn do sức đề kháng kém. Thuốc trừ sâu xâm nhập vào cơ thể để làm giảm số lượng tế bào máu trắng và các tế bào lympho có công dụng ngăn ngừa bệnh tật. Chúng cũng làm cho cơ thể không thể kháng được virus và vi khuẩn gây bệnh.

5. Béo phì

Một số nghiên cứu cho thấy hầu hết những người béo phì đều có nồng độ 2,5-dichlorophenol [2,5-DCP] cao trong nước tiểu. Điều đáng nói 2,5-DCP là một trong những loại thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

Tiến sĩ Robert Sargis, một nghiên cứu sinh ở Mỹ tiết lộ các loại thuốc diệt nấm nông nghiệp thường tạo ra nhiều chất kháng insulin trong các tế bào chất béo. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây béo phì ở con người.

6. Vô sinh và dị tật bẩm sinh

Một nghiên cứu năm 2006 đã chứng minh chlorpyrifos trong các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ làm giảm testosterone ở nam giới, gây vô sinh và sảy thai ở nữ giới. Loại hóa chất này thường được tìm thấy trong các loại quả như dâu tây, táo hay đào.

Thuốc trừ sâu cũng gây hại cho phụ nữ mang thai khi các hóa chất gây nhiều vấn đề dị tật bẩm sinh khác nhau ở thai nhi.

[2] 12 LOẠI RAU QUẢ CHỨA NHIỀU THUỐC TRỪ SÂU NHẤT NĂM 2018 [tại Mỹ]

Mặc dù kết quả này không đúng hoàn toàn ở Việt Nam, tuy nhiên dựa trên kết quả này bạn có thể phán đoán được loại rau quả nào chứa nhiều sâu, rầy, côn trùng gây hại => từ đó xác định được các loại rau quả nào có nguy cơ chứadư lượng thuốc trừ sâu cao.

Cứ vào trung tuần tháng 4 hàng năm, Nhóm Công tác Môi trường [EWG], một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động về môi trường của Mỹ lại công bố danh sách những loại rau quả chứa hàm lượng thuốc trừ sâu nhiều nhất và ít nhất ở Mỹ.

12 loại rau củ quả chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất [theo công bố của EWG Mỹ 2018]

Top các hộp đựng thực phẩm bán chạy nhất tại Tiki

Thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi trong trồng cây để kiểm soát sâu bệnh như côn trùng, loài gặm nhấm, cỏ dại, vi khuẩn, nấm mốc và nấm.

  • Nho: Theo thống kê của báo Huffington Post [Anh], có hơn 50 loại thuốc trừ sâu được dùng để bảo quản và giúp nho tươi lâu hơn. Thậm chí nho khô cũng có dư lượng thuốc trừ sâu khá cao.
  • Đào: Hơn 60 loại thuốc trừ sâu có trong quả đào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hóa chất này có thể gây suy giảm nhận thức.
  • Dâu tây: Khoảng 40 loại hóa chất được sử dụng để bảo quản dâu tây trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Điều này có thể ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh, sinh sản và hormone.
  • Táo: Hơn 45 loại thuốc trừ sâu khác nhau có trong quả táo để bảo quản và chống nấm và côn trùng xâm nhập. Ngoài ra, dư lượng thuốc trừ sâu cũng có trong các loại nước ép táo, nước sốt táo để chúng tồn tại lâu hơn khi đóng chai.
  • Dưa chuột: Có 86 loại thuốc trừ sâu có trong dưa chuột và có thể tồn tại trong thời gian dài. Lưu ý khi ăn bạn nên rửa sạch, gọt vỏ.
  • Mận: Đây là loại trái cây phổ biến có chứa hóa chất bảo quản và ngăn chặn sự tấn công của loài ong và một số côn trùng khác. Mận có chứa khoảng 33 loại hóa chất độc hại. Ăn mận thường xuyên có thể gây hại cho thận và gan.
  • Chuối: Các hóa chất được sử dụng để bảo quản chuối và kích thích chuối chín được chứng minh có nguy cơ cao gây vô sinh và ung thư.

Nguy hiểm và nguy cơ mất an toàn thực phẩm luôn rình rập, vì vậy các bạn hãy luôn nên tìm hiểu cách loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau quả để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các bữa ăn của gia đình mình.

Một số thông tin khác:

  • Tỉ lệ thuốc trừ sâu trong hoa quả, rau xanh và các loại đậu là cao nhất.
  • Các loại đậu như đậu đũa, đậu cô-ve thường bị phun nhiều thuốc trừ sâu, trong đó có nhiều thuốc trừ sâu có tộc tính cao.
  • Các loại rau thường tích trữ dư lượng thuốc trừ sâu cao vì các phiến lá rau xanh mềm mại, có nhiều nếp nhăn trữ nước, lượng nước nhiều, các loại sâu, côn trùng thích ăn nên khi trồng phải phun nhiều thuốc trừ sâu bảo vệ.
  • Rau gia vị có lượng thuốc trừ sâu ít hơn do tinh dầu trong các rau này chính là thuốc đuổi côn trùng tự nhiên.
  • Dưa chuột, cà chua do độ ẩm môi trường phát triển lớn dễ sinh bệnh, nên thuốc diệt nấm khuẩn nhiều. So với thuốc trừ sâu, thuốc diệt khuẩn nấm gây nguy hại cho cơ thể ít hơn.

[3] 15 LOẠI RAU CỦ QUẢ CHỨA ÍT THUỐC TRỪ SÂU NHẤT NĂM 2018

Không chỉ đưa ra danh sách 12 loại rau củ quả bẩn nhất, tổ chức EWG còn công bố danh sách 15 loại rau củ quả chứa hàm lượng thuốc trừ sâu ít nhất.

15 loại rau củ quả chứa ít thuốc trừ sâu nhất năm 2018 [theo công bố của EWG Mỹ 2018]

Nếu như năm 2017 vị trí đứng đầu danh sách thuộc về quả bắp ngọt thì năm nay quả bơ đã soán ngôi.

Các vị trí tiếp theo xếp theo thứ tự là: ngô ngọt, dứa, bắp cải, hành tây, đậu đông lạnh, đu đủ, măng tây, xoài, cà tím, dưa mật, kiwi, dưa vàng, súp lơ trắng và súp lơ xanh.

Xem chai rửa rau quả hữu cơ sinh học

II/. Cách Nhận biết Rau quả có nhiễm thuốc trừ sâu hay không? [đánh giá sơ bộ]

Có rất nhiều cách để nhận biết và đánh giá nồng độ thuốc trừ sâu trong rau quả, cụ thể là hiện nay trên thị trường mình thấy có rất nhiều loại máy đo nồng độ nitrat, máy kiểm tra phốt-pho hữu cơ và nhóm Carbamate Tuy nhiên các máy này trên thực tế có đúng như quảng cáo không, có chính xác không thì hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học nêu ví von rằng chủ yếu đây là những liệu pháp mang tính tinh thần là chính

Rau quả thì thường được phun thuốc trừ sâu để bảo vệ khỏi các mầm bệnh. Thế nhưng việc lạm dụng quá mức là một vấn đề đáng báo động. Vì vậy các bạn cần có cách nhận biết sơ bộ để có thể tự bảo vệ cho sức khỏe của mình.

Cách kiểm tra sơ bộ [cảm quan] xem rau quả có thuốc trừ sâu hay không

Ở phần này mình xin giới thiệu các kiểm tra về mặt cảm quan, kiểm tra sơ bộ, dựa vào các kinh nghiệm thực tế của những người đi trước. Các kiến thức này tuy không kiểm tra được chính xác 100%, tuy nhiên với các chị em nội trợ như mình thì đây thực sự những kinh nghiệm thực sự rất hữu ích đấy các mẹ.

Cách kiểm tra cảm quan sơ bộ xem rau quả có thuốc trừ sâu hay không:

1. Nhìn bề ngoài:

Quan sát bằng mắt để phân biệt [cảm quan]

Các bạn hãy quan sát tổng quan bên ngoài xem rau quả có phần nào dập úng bất thường không. Thường thì rau có thuốc khi dập úng sẽ có màu khá xậm, có mùi khác thường, có thể chảy nước màu vàng nâu xậm rất lạ. Có những điểm thâm đen lạ không? Đặc biệt ở phần núm cuống có bị thâm nhiễm không? => Nếu có những đặc điểm này thì rau quả nhiều khả năng chứa nhiều thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo quản.

Các loại rau quả, trái cây nếu bị phun thuốc trừ sâu hoặc các loại thuốc bảo quản tại thời điểm thu hoạch rất thường hay bị ẩm, úng từng mảng lớn.

Hãy cảnh giácvới các loại rau quá quá xanh, quá đẹp, màu sắc đẹp bất thường, hoàn hảo Các loại rau quả trồng và chăm sóc tự nhiên thường luôn có những khiếm khuyết nhất định, rau đôi chỗ có thể bị sâu ăn, côn trùng cắn, quả thì đôi chỗ có thể bị chim ăn, thâm nhẹ, chín không đều [chín tự nhiên]. Vì vậy các bạn hãy cẩn thận với các rau quả quá hoàn mỹ, các quả quá mập, quá phổng phao, quá đẹp mắt so với bình thường vốn có; xem màu sắc có đúng như mầu tự nhiên không.

Rau quả có màu bất thường như xanh, xanh đen => khả năng nhiễm đạm nitrat [NO3]

Nhìn bề ngoài thì rất tươi, nhưng cầm thấy nhẹ và không chắc tay, quan sát thêmphần núm cuống có đọng phấn lạ và ngửi có mùi hắc => nhiều khả năng nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

2. Ngửi mùi:

Rau quả trồng và chăm sóc tự nhiên [rau quả hữu cơ organic] thường sẽ dậy lên mùi thơm rất đặc trưng của rau quả đó. Khi ăn vào cũng cảm thấy vị thơm và ngọt tự nhiên nữa. Nếu mùi vị cảm thấy không tự nhiên, kèm theo rau quả rất đẹp, bóng bẩy => khả năng rau quả đó bị phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo quản là khá cao.

Ngoài ra các bạn có thể ngửi mùi phần bị dập úng: rau quả tự nhiên khi dập úng sẽ có mùi lên men tự nhiên tại các phần bị dập úng đó. Còn nếu khi bạn ngửi thấy mùi hăng, hắc, gắt mũi hoặc các mùi lạ gây khó chịu => 99% đã bị phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản.

3. Ngâm nước vài ngày => Xem có bị vữa ra không?

Các loại rau, củ quả sẽ bị vữa ra, tan ra trong nước nếu chúng chứa nhiều thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng, thuốc bảo quản

Đây là biện pháp gia đình mình thường sử dụng.

Các loại rau quả sau khi mua về mình hay ngâm trực tiếp vào 1 thau nước trong 1-3 ngày [tùy từng loại]. Nếu sau vài ngày rau quả vẫn còn chắc thì không sao, nhưng nếu các loại rau quả này bị vữa ra, bị nhũng ra và tệ hại hơn là bị hòa tan luôn vào thau nước => chắc chắn chứa rất nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Phương pháp này mình dùng thấy rất hiệu quả. Đôi khi mua 1 vài trái bí, trái dưa, sau khi ngâm 2 ngày thì trái vẫn còn xanh, chắc, trái thì bị mềm nhũng, đụng vào là bị vữa ra, tan luôn trong thau nước lạnh Tự nghĩ rằng nếu ăn phải thì làm sao nhỉ?

[*] Ngoài ra còn một mẹo hay nữa mình chia sẻ với các bạn. Cách này kiểm tra tự nhiên, đơn giản nhưng hơi mất thời gian một chút.

Bạn cứ để rau quả trong môi trường bình thường [rau thì 1-2 ngày, củ & quả thì khoảng 3-5 ngày]. Sau vài ngày bạn hãy quan sát phần dưới đáy rau quả có bị dập úng nhiều không, có chảy nước vàng có mùi hắc, khó chịu [không phải mùi thơm tự nhiên của rau quả đó khi bị lên men] => nếu có thì khả năng rau quả chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu cao.

Các loại rau quả chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao khi bạn ăn vào sẽ cảm thấy nóng trong ruột, cảm giác nóng ran cổ họng hoặc thanh quản, nóng miệng và có thể gây lở lét vùng miệng rất khó chịu. Ngoài ra sau khi ăn có thể bạn gặp tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng => có thể kéo dài vài ngày mới khỏi.

III/. PHƯƠNG PHÁP RỬA VÀ LOẠI BỎ THUỐC TRỪ SÂU TRONG RAU QUẢ [giúp loại bỏ 75-90% dư lượng thuốc trừ sâu]

Để làm sạch rau quả, có 02 bước chủ yếu đó là:

  • Bước 1: Loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau quả [bóc tách phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu đọng trên bề mặt rau quả]
  • Bước 2: Diệt khuẩn [diệt các loại vi khuẩn bám trên bề mặt rau quả]

Để loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau quả đạt 75-90% thì các bạn chú ý có 2 bước ngâm và rửa trôi [rửa dưới vòi nước mạnh khoảng 30 giây] là quan trọng nhất.

1. Loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau quả: 04 cách Bóc tách thuốc trừ sâu hiệu quả

Đây là bước quan trọng nhằm loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau quả. Bạn có thể bóc tách và loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau quả bằng một trong 03 cách sau đây:

Ngâm và rửa dưới vòi nước:

Bạn ngâm rau trong nước sạch từ 15-30 phút, sau đó rửa dưới vòi nước chảy mạnh ít nhất 30 giây cho mỗi cọng rau, quả.

Sau khi ngâm, các bạn cần rửa từng nhánh rau dưới vòi nước chảy mạnh khoảng 30 giây

[*] Mẹo: ở bước ngâm này bạn có thể dùng nước vo gạo để ngâm nhằm trung hòa các hóa chất độc hại có trong thuốc trừ sâu. Nếu không, bạn có thể dùng nước ấm để ngâm sẽ giúp phần lớn các loại độc tố bị bóc tách ra khỏi bề mặt của rau quả => Rất hiệu quả.

Gọt bỏ vỏ:

Rửa sạch và gọt bỏ vỏ giúp loại bỏ hơn 96% các loại thuốc trừ sâu bám trên bề mặt rau củ quả

Với các loại củ quả chứa nhiều thuốc trừ sâu như dưa leo, dưa chuột, cà tím, cà rốt => tốt nhất các bạn nên rửa sạch và gọt bỏ vỏ trước khi ăn.

Ngâm Baking soda + Rửa:

Ngâm rau quả trong nước baking soda để bóc tách các loại chất dơ, mảng bám thuốc trừ sâu

Baking soda là một phương pháp tuyệt vời để làm sạch bề mặt các loại trái cây, rau quả có chứa dư lượng thuốc trừ sâu một cách tự nhiên và hiệu quả.

Cho vào thau chuyên dùng rửa rau quả 5 ly nước lớn [khoảng 1,5 lít nước], thêm vào thau 4 thìa nhỏ baking soda [bột nở] rồi khuấy đều hỗn hợp.

Sau đó, ngâm rau củ và trái cây vào dung dịch này và giữ nguyên hỗn hợp trong vòng 15 phút. Sau cùng, dùng khăn lau khô trái cây là có thể dùng được. Đối với các loại rau, chỉ nên ngâm hỗn hợp trong vòng 5-7 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Lưu ý: Baking soda chỉ có tác dụng bóc tách bề mặt, sau đó các bạn phải rửa sạch dưới vòi nước chảy mạnh để loại bỏ các độc tố của thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản mới được.

Nhiệt độ + Rửa:

Trước khi sử dụng rau củ, bạn nên đem chúng đi phơi nắng trong khoảng 7-10 phút.

Phơi nắng: ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%.Trước khi sử dụng rau củ, bạn nên đem chúng đi phơi nắng trong khoảng 7-10 phút.

Chần nước ấm: làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súp lơ, đỗ, rau cần sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu suy giảm 30%, sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu.

Thực tế là, nồng độ dư lượng thuốc trừ sâu vẫn còn được lưu giữ trong quả, chiếm tỷ lệ khá cao. Một số loại quả như dâu tây, táo và đào có dư lượng thuốc trừ sâu chiếm trên 98%. Thậm chí ngay cả ớt và các loại rau xanh cũng có chứa thuốc trừ sâu còn đọng lại sau khi thu hoạch, điều này không chỉ gây nguy hiểm cho sâu bệnh mà nguy hiểm với con người.

Điều này có nghĩa là ngay cả những loại trái cây và rau sạch nhất, vẫn chứa một số loại thuốc trừ sâu. Và đó là lý do tại sao, ta cần rửa tất cả các loại thực phẩm trước khi sử dụng, điều này là rất quan trọng, nhất là những ai đang thực hiện thực đơn ăn kiêng giảm cân trong tuần bằng rau củ quả.

Sai lầm khi nghĩ rằng để rau quả trong tủ lạnh
sẽ làm cho thuốc trừ sâu tự phân giải!

Nhiều người quan niệm, sau khi mua rau, củ, quả về, để cách ly cũng như phân hủy hóa chất thuốc trừ sâu có trong đó thì cho vào tủ lạnh để vài ngày. Lúc này, hoa quả vẫn tươi, không bị mất nhiều chất dinh dưỡng mà thuốc trừ sâu cũng giảm độc.

=> Đây là một quan niệm sai lầm, thậm chí nhiệt độ lạnh còn làm thuốc trừ sâu rất khó bị phân phải hơn.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Viên Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp VN nhấn mạnh, cách nghĩ này là sai lầm và không có tác dụng. Tủ lạnh không có tác dụng phân hủy thuốc trừ sâu và các loại thuốc bảo quản tồn dư trong rau củ quả. Nhiệt độ lạnh thậm chí còn giúp thuốc không bị biến chất và khó bị phân hủy. Do đó, nếu bảo quản rau quả trong tủ lạnh để giảm thuốc thậm chí còn phản tác dụng, giúp lượng thuốc trong rau quả khó bị mất đi hơn nữa.

2. Diệt khuẩn: diệt các loại vi khuẩn, nấm và vi sinh trong rau quả

Diệt khuẩn không phải nhằm mục đích loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau quả mà là để tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi sinh vật, các loại mầm bệnh có trong rau quả. Các vi khuẩn này có thể sinh ra do quá trình bón phân chuồng, phân hữu cơ không được xử lý đúng cách, hoặc do quá trình bảo quản rau quả bị ôi, thối gây vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Dưới đây là những phương pháp diệt khuẩn tự nhiên áp dụng khi bạn rửa rau quả:

Ngâm nước muối:

Ngâm rau quả trong dung dịch nước muối loãng để sát khuẩn

Bạn dùng nước muối 5% để ngâm rau quả khoảng 5-15p rồi rửa lại bằng nước sạch.

Ngâm giấm [hoặc chanh]:

Giấm là một trong những thành phần hiệu quả nhất để loại bỏ vi trùng và thuốc trừ sâu từ trái cây và rau củ vì nó có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Bạn chỉ cần pha loãng 10% giấm trắng với 90% nước, ngâm trái cây và rau quả của bạn trong đó khoảng 10 phút và sau đó rửa lại bằng nước sạch. Nếu không có giấm các bạn có thể thay thế bằng nước cốt chanh, các bạn ngâm rau quả trong nước cốt chanh khoảng 2-3 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Ngâm với Bột Nghệ:

Bột nghệ có tính sát khuẩn rất tốt. Ở Ấn Độ, nghệ được sử dụng rất phổ biến dùng để rửa rau quả

Nghệ có tính khử trùng rất mạnh nên các bạn có thể sử dụng bột nghệ để sát khuẩn và hỗ trợ loại bỏ thuốc trừ sâu cho rau quả khá hiệu quả.

Các bạn hãy cho một ít bột nghệ hòa vào 1 chậu nước ấm. Sau đó bạn cho các loại rau, củ hoặc trái cây vào và ngâm trong khoảng 15 phút. Rửa lại bằng nước sạch trước khi dùng.

EWG hướng dẫn cách giảm thiểu rủi ro khi ăn rau củ quả

Báo cáo của EWG nhấn mạnh trẻ em là đối tượng phải bị gánh hậu quả nghiêm trọng nếu cơ thể hấp thụ nhiều thuốc trừ sâu.

Hiệp hội Bác sĩ Nhi khoa Mỹ chỉ ra thuốc trừ sâu có thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe mạn tính bao gồm các vấn đề phát triển thần kinh và hành vi, dị tật bẩm sinh, hen suyễn và ung thư. Trẻ tiếp xúc với thuốc trừ sâu lúc còn ở trong bụng mẹ cũng dễ gặp nguy hiểm.

Tổ chức EWG nhấn mạnh muốn giảm thiểu rủi ro với sức khỏe, nếu người tiêu dùng muốn ăn những loại rau củ quả bị liệt vào danh sách đen, hãy mua những nông sản có nguồn gốc hữu cơ.

Ngoài ra, rửa cẩn thận dưới vòi nước sạch cũng là một cách hiệu quả để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu ra khỏi sản phẩm. Đó là lời khuyên của Trạm Thí nghiệm Nông nghiệp Connecticut, một nhóm khoa học do chính phủ quản lý.

Các nhà khoa học ủng hộ việc rửa sạch tất cả các sản phẩm tươi dưới nước sạch trước khi dùng ít nhất 30 giây.

Còn nghiên cứu mới nhất của Trường Đại học Massachusetts cho thấy ngâm các nông sản trong dung dịch nước pha baking soda cũng là một cách để loại bỏ thuốc trừ sâu trên rau củ quả.

Nguồn: soha.vn

3. Phương pháp của người Nhật: Dùng bột vỏ sò điệp để rửa rau quả

Đây là phương pháp được người Nhật sử dụng khá phổ biến bằng cách sử dụng bột vỏ sò điệp để loại bỏ thuốc trừ sâu, bóc tách các chất dơ và khử trùng cho rau quả.

Vỏ sò điệp có tác dụng phân giải, loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, chất bảo quản, ký sinh trùng bám trên bề mặt của rau quả. Ngoài ra vỏ sò điệp có độ pH cao [pH từ 12.5~13] giúp diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột, đại tràng, khuẩn cầu
Đồng thời tạo nên một lớp màng bảo vệ, chống vi khuẩn xâm nhập, giúp bảo quản rau củ quả tươi ngon lâu hơn

Cách làm: Các bạn cho khoảng 3g [1 muỗng café] bột sò điệp vào 2 lít nước, khuấy đều hòa tan. Cho rau củ quả vào, ngâm khoảng 5 ~ 10 phút, khi đó chất bẩn sẽ bị hòa tan và bóc tách dần, dung dịch sẽ từ từ chuyển sang màu vẫn đục và có lớp váng dầu nổi lên[có quan sát bằng mắt thường]. Sau đó các bạn nhớ rửa thật sạch lại dưới vòi nước mạnh.

Các loại bột vỏ sò điệp hiện nay bán khá nhiều trên thị trường. Các bạn có thể tìm đến các hệ thống cửa hàng tiện ích Hachihachi của Nhật để tìm mua loại bột sò điệp rửa rau quả này.

Xem video hướng dẫn cách rửa và loại bỏ thuốc trừ sâu trên rau quả:

Lời kết

Để chọn được những loại rau củ quả xanh, nhiều dinh dưỡng và ít độc tố, ít dư lượng thuốc trừ sâu thì tốt nhất các bạn nên chọn mua từ các nguồn cung cấp rau quả uy tín, chất lượng đây là yếu tố quan trọng nhất. Sau khi mua về, các bạn có thể sử dụng cách loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau quả như mình giới thiệu ở bài viết này nhằm đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe và đảm bảo được các giá trị dinh dưỡng, các nguồn vitamin dồi dào của rau quả xanh trong các bữa ăn mỗi ngày.

Chúc các bạn thành công.

Rất mong nhận được ý kiến góp ý của các bạn. Thân mến!

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm [Toàn tập]

Top các hộp đựng thực phẩm bán chạy nhất tại Tiki
4.3/5 - [7 bình chọn]
  • Tony Ngo
  • Updated 12/12/2020
  • Bảo quản thực phẩm

Video liên quan

Chủ Đề