Ăn thơm nhiều có tốt không

Dứa là loại trái cây nhiệt đới rất được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc ăn dứa như một loại trái cây thì chúng còn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên ăn quá nhiều dứa cũng sẽ không tốt cho sức khỏe.

Vậy dứa mát hay nóng? Ăn nhiều dứa có tốt cho sức khỏe không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết bên dưới đây nhé!

Thành phần dinh dưỡng trong dứa

Dứa không chỉ dùng làm món tráng miệng mà còn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo món ăn ngon cung cấp các dinh dưỡng thiết yếu tốt cho sức khỏe người dùng.

Theo nghiên cứu y học, trong dứa có chứa các chất như axit hữu cơ, vitamin C, vitamin B6 và các khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe. Cụ thể trong 100g dứa chứa 0,03mg carotene; 0,08mg vitamin B1; 0,02 vitamin B2; 16mg vitamin C; 16mg Ca; 11mg photpho và hàm lượng vi chất của các chất như sắt, đồng, protein, lipid, hydrate cacbon…

Trong đó vitamin C là dưỡng chất rất cần thiết cho sức khỏe, có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch và giúp hấp thụ tốt sắt (Fe) trong cơ thể. Ngoài ra, dứa cũng chứa nhiều mangan – khoáng chất tự nhiên giúp ích cho sự phát triển cơ thể. Vì thế, ăn dứa thường xuyên sẽ giúp cơ thể duy trì trạng thái trao đổi chất tốt, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

Ăn thơm nhiều có tốt không
Dứa chứa nhiều vitamin C tốt cho hệ tiêu hóa

Nhiều người cho rằng việc ăn dứa nhiều sẽ khiến gây nóng trong người. Có lẽ do nhiều người sau khi ăn dứa lại có cảm giác rát lưỡi và cơ thể bị nóng và buồn nôn. Nhưng thực chất dứa là loại thực phẩm phát triển tốt vào mùa hè và cũng là loại trái cây giải nhiệt tốt.

Theo y khoa, dứa là loại trái cây có tính bình, vị chua ngọt thanh, giàu chất xơ và vitamin C có tác dụng giải nhiệt tốt và có lợi cho hệ tiêu hóa. Vì vậy việc ăn dứa không chỉ không nóng mà ngược lại rất tốt cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên cũng không nên làm dụng và ăn quá nhiều chỉ nên bổ sung lượng vừa đủ loại trái này cho cơ thể.

Ăn thơm nhiều có tốt không
Dứa mát hay nóng là điều mà nhiều người quan tâm

Tác dụng của dứa đối với sức khỏe

Dứa là loại trái cây phổ biến vì dễ ăn và có thể kết hợp với nhiều món ăn. Nó không chỉ mát là còn tốt với sức khỏe. Ngoài tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, giải nhiệt tốt thì dứa còn mang lại nhiều tác dụng khác mà bạn có thể biết như:

Tăng cường hệ miễn dịch

Dứa chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng tăng cường đề kháng, kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động của một số chất chống oxy hóa. Hơn nữa, ăn dứa giúp tái tạo năng lượng, kích thích hệ miễn dịch hoạt động ổn định và trao đổi chất được tăng cường.

Ăn dứa giúp giảm cân hiệu quả

Dứa rất giàu chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và các chất béo trong cơ thể bị đánh tan. Chính vì điều này mà các chị em phụ nữ thường sử dụng dứa nhưng một tuyệt chiêu giảm cân giữ vóc dáng. Bên cạnh đó việc uống một ly nước ép dứa mỗi ngày sẽ giúp chống lại các tác nhân gây lão hóa, giúp chị em luôn tươi tắn và trẻ mãi không già.

Ăn thơm nhiều có tốt không
Ăn dứa giúp giảm cân và chống lão hóa tốt

Hỗ trợ tiêu hóa tốt

Như chúng ta đều biết trong dứa chứa nhiều chất xơ thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Ngoài ra còn chứa hàm lượng bromelain đáng kể giúp phân hủy protein giúp tiêu hóa dễ dàng. Đặc biệt ăn dứa sẽ rất hiệu quả với đối tượng bị suy tuyến tụy và không thể tạo ra đủ enzyme cho hoạt động tiêu hóa. 

Bạn có thể ăn dứa sau bữa ăn hoặc kết hợp dứa với các nguyên liệu như thịt cá để làm nên những món ngon đầy đủ chất dinh dưỡng giúp kích thích hấp thu và tiêu hóa tốt của dạ dày.

Cải thiện thị giác

Việc ăn dứa thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể hợp chất beta carotene – chất giúp trì hoãn sự thoái hóa của bạch cầu dẫn đến thoái hóa điểm vàng gây ảnh hưởng đến thị lực. Ăn dứa sẽ giúp bổ sung vitamin C và một số chất chống oxy hóa khác cũng sẽ hỗ trợ duy trì thị lực tốt.

Kiểm soát tốt bệnh viêm khớp

Dứa có chứa nhiều men gan hỗ trợ duy trì xương chắc khỏe. Theo nghiên cứu trong một cốc nước ép dứa chứa 70% lượng mangan cung cấp cho nhu cầu cơ thể, chất này có tác dụng bổ sung giúp xương chắc khỏe. Bên cạnh đó bromelain – thành phần có trong dứa cũng sẽ giúp cơ thể chống viêm, làm dịu các cơn đau khớp và ngăn ngừa các bệnh như gút, viêm các khớp.

Ăn thơm nhiều có tốt không
Ăn dứa giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp hiệu quả

Phòng ngừa bệnh ung thư

Ăn dứa thường xuyên không chỉ giúp bạn có một cơ thể đẹp, ngăn ngừa lão hóa mà còn giúp bạn chống lại các tác nhân dẫn đến ung thư tiềm tàng. Với khả năng cung cấp các chất chống oxy hóa sẽ giúp làm chậm quá trình tổn thương của tế bào, sự phát triển của các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh ung thư.

Có nên ăn dứa nhiều không?

Mặc dù biết dứa rất tốt cho sức khỏe cho đặc biệt là hệ tiêu hóa nhưng nếu lạm dụng sẽ rất nguy hại cho cơ thể, cụ thể:

  • Trong dứa chứa chất bromelain tuy có thể ngăn ngừa tình trạng viêm nhưng nếu bổ sung nhiều sẽ gây tra tình trạng dị ứng. Một số biểu hiện của dị ứng do ăn dứa như phát ban, tiêu chảy, buồn nôn.

  • Bạn đang sử dụng thuốc kháng sinh như thuốc amoxicillin, tetracycline thì không nên ăn dứa vì dứa hấp thu chất kháng sinh làm nồng độ thuốc trong máu tăng cao.

  • Một số người có thói quen ăn lõi dứa, điều này không nên vì xơ lõi có thể gây búi xơ ruột.

  • Chỉ nên ăn dứa khi đã vàng chín vì ăn quả xanh thường gây rát cuống họng và ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.

Chính vì những nguy hại này mà các chuyên gia khuyên chúng ta chỉ nên ăn tối đa một tuần 2 quả và ăn sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn giúp trơn tru hơn.

Một số lưu ý khi ăn dứa

Bên cạnh việc ăn dứa vừa phải thì còn có những trường hợp đặc biệt lưu ý khi sử dụng dứa, cụ thể như sau:

  • Những người cao huyết áp, tiểu đường không nên ăn dứa vì trong dứa chứa nhiều đường.

  • Khi bụng đói thì không nên ăn dứa vì trong dứa chứa enzym phân hủy rất mạnh làm tổn thương dạ dày gây cảm giác cồn cào.

  • Không nên kết hợp với mật ong vì sẽ làm dạ dày đầy hơi, trướng bụng khó tiêu.

  • Trước khi ăn nên ngâm dứa qua nước muối loãng trong 10 phút sẽ đỡ rát lưỡi do trong dứa có axit.

  • Dứa mọc sát dưới đất nên khi ăn nhớ loại bỏ những chỗ dập nát vì chúng có khả năng nhiễm nấm cao, dễ gây ngộ độc.

  • Đặc biệt, thai phụ không nên ăn dứa nhất là trong 3 tháng đầu vì trong dứa có chất gây kích thích co bóp tử cung khiến thai phụ dễ bị đau bụng, thậm chí là sảy thai và sinh non.

  • Các nghiên cứu khoa học cho thấy mắt dứa không tốt cho sức khỏe nên cần gọt bỏ trước khi sử dụng, nếu ăn sẽ khiến cơ thể bị say khó chịu.

  • Tráng ăn dứa quá nhiều dẫn tới mất cảm giác ngon miệng.

  • Những người có tiền sử viêm da cơ địa và dạ dày không nên ăn dứa.

  • Không nên ăn dứa xanh vì có thể gây tiêu chảy và nôn mửa.

Trên đây là toàn bộ bài viết “Dứa mát hay nóng? Ăn nhiều dứa có tốt không?” mà bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm nhiều thông tin về loại trái cây này và các công dụng mà dứa mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên chỉ nên ăn một lượng vừa đủ để cơ thể hấp thu tốt và phát huy hết tác dụng của loại quả nhiệt đới này.

Ăn thơm nhiều có ảnh hưởng gì không?

(SGTTO) – Các nghiên cứu đã chứng minh, nếu ăn quá nhiều thơm (dứa) thì bạn thể mắc bệnh tiểu đường, sâu răng, những phản ứng dị ứng, các rối loạn thuốc kê theo toa và thể gây ra các vấn đề chảy máu nghiêm trọng.

1 ngày nên ăn bao nhiêu thơm?

Ăn bao nhiêu dứa là đủ và tác hại đáng sợ nếu dùng nhiều? Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo, nam giới trên 19 tuổi và phụ nữ từ 19 - 30 tuổi có thể sử dụng khoảng 2 cốc sinh tố dứa/ngày sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ trên 31 tuổi chỉ nên uống khoảng 1.5 cốc.

Mỗi ngày ăn một quả dứa có tác dụng gì?

Quả dứa rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, dứa còn rất giàu chất xơ, tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi chướng bụng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Ăn dứa cũng giúp bạn cảm thấy no với ít calo.

Thơm có tác dụng gì?

​Khóm cung cấp vitamin và khoáng chất..
Khóm có tác dụng tăng cường sự vững chắc của xương..
Cải thiện tiêu hóa..
Giữ nướu răng khỏe mạnh..
Giảm viêm khớp..
Ngăn ngừa cao huyết áp..
Khóm giúp phòng chống ung thư.
Ngăn ngừa ho và cảm lạnh..