Ăn trứng lộn có tốt không

Từ lâu, trứng vịt lộn đã được coi là món ăn ngon, thuốc bổ quý. Tuy nhiên, việc ăn nhiều trứng vịt lộn, có thể sẽ khiến cho nguy cơ mắc các bệnh vàng da, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ... cao hơn.

Từ lâu, trứng vịt lộn đã được nhân dân ta và một số nước Châu Á coi là món ăn ngon, thuốc bổ quý. Để tạo nên công dụng này phải có gia vị kèm theo là rau răm tươi và gừng tươi thái chỉ, ăn với trứng vịt lộn vừa luộc xong còn nóng, chấm với chút muối rang cho vừa miệng.

Tuy nhiên việc ăn quá nhiều, trứng vịt lộn sẽ có thể khiến cho "lợi" vô tình biến thành "hại".

1. Dư thừa hàm lượng cholesterol xấu

Bên cạnh các dưỡng chất như protein, lipid, canxi, photpho,... một quả trứng vịt lộn còn chứa tới 600 mg cholesterol - cao gần gấp 3 lần 1 quả trứng gà.

Điều đó có nghĩa là nếu ăn hàng ngày, nó sẽ dễ gây ra các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ... do dư thừa lượng cholesterol. Đặc biệt, người đang mắc các bệnh này dễ bị nặng hơn, tăng nguy cơ đột quỵ.

Với trẻ em, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong trứng dễ dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Trẻ dưới 5 tuổi càng khó tiêu hơn nữa. Việc này dẫn đến trẻ biếng ăn, do lúc nào bụng cũng ở trong trạng thái lưng lửng.

Nhiều chuyên gia dĩnh dưỡng khuyên rằng với người trưởng thành, một tuần cũng chỉ nên ăn 2 quả. Còn với trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ.

2. Dư thừa vitamin A

Trứng vịt lộn có khá nhiều vitamin A, nên nếu ăn thường xuyên dễ dẫn đến thừa loại vitamin này với các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, khô da...

Lưu ý, không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, dễ gây cảm giác ấm ách, khó ngủ. Do đó, loại trứng này chỉ thích hợp ăn vào buổi sáng.

Khi ăn, bạn nhớ ăn kèm thêm rau răm với gừng. Gừng sẽ giúp kích thích tiêu hóa, còn rau răm thì làm ấm bụng. Tuy nhiên, nếu đang mang thai ở 3 tháng đầu, bạn nên hạn chế ăn rau răm vì có thể gây ra hiện tượng bong, sảy thai.

3. Ảnh hưởng đến sinh lý

Bản thân trứng vịt lộn không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của người ăn nhưng nếu ăn nhiều trứng vịt lộn cũng có nghĩa bạn đã tiêu thụ nhiều rau răm - loại gia vị được cho rằng làm suy yếu khả năng sinh lý của quý ông.

Đông y cho rằng ăn nhiều rau răm sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục của nam giới.

Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm bổ dưỡng càng ăn sẽ càng có lợi cho sức khỏe, thế nhưng, thực sự thì bất cứ cái gì cũng vậy, nếu lạm dụng nó sẽ gây tác dụng ngược.

Vì chứa nhiều dinh dưỡng, nên nhiều người chỉ hiểu đơn giản là ăn trứng vịt lộn quá nhiều sẽ không tốt, nhưng cụ thể không tốt thế nào thì lại không rõ.

Trái với quan niệm của người dân các nước coi trứng vịt lộn là 1 trong 10 món ăn kinh dị nhất hành tinh, tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác lại xem đây như một món ăn bổ dưỡng, ngon miệng với giá cả bình dân.

Theo Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Khi dùng chung với gia vị như rau răm, gừng tươi, trứng vịt lộn trở thành một bài thuốc chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, còi cọc, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý...

Trong bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2007 thì trong trứng chứa protein, lipit, gluxit, các chất sắt, canxi, phốt pho, be-ta caroten, vitamin A, B1,B2, PP,… (riêng trong trứng lộn còn có thêm vitamin C) cần thiết cho cơ thể.

Nếu so sánh thành phần dinh dưỡng trong 100g (trứng gà, vịt và vịt lộn) thì trong trứng vịt lộn có hàm lượng sắt, canxi, phốt pho, beta-caroten, vitamin A, PP cao hơn hẳn trứng gà và trứng vịt. Ví dụ vitamin A trong trứng gà là 700mcg, trứng vịt là 360mcg, vịt lộn là 875mcg; canxi trong trứng gà là 55mg, trứng vịt là 71mg, vịt lộn là 82mg.

Ăn trứng lộn có tốt không

Trứng lộn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với trứng thường. Ảnh minh hoạ

5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn trứng vịt lộn

Trẻ dưới 5 tuổi: Ở độ tuổi này, hệ tiêu hoá của trẻ còn chưa hoàn thiện, khả năng chuyển hóa các chất còn yếu. Trong khi đó, trứng vịt lộn lại chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, trướng bụng, đi ngoài...

Người mắc bệnh tim mạch: Hàm lượng chất đạm và cholesterol trong trứng vịt lộn rất cao, khi ăn nhiều sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu, gây hại cho tim mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tác nghẽn động mạch, dẫn đến đột quỵ.

Người mắc bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ sẽ bị bệnh nặng hơn khi ăn trứng vịt lộn. Vì lượng đạm lớn trong trứng vịt lộn sẽ kích thích sự tích tụ của mỡ trong máu và gan, khiến bệnh nặng thêm.

Người bệnh cao huyết áp: Huyết áp sẽ gia tăng khi cơ thể bạn nạp vào một lượng đạm và cholesterol lớn. Lời khuyên tốt nhất cho những người mắc bệnh huyết áp cao là tránh xa trứng vịt lộn.

Người mắc bệnh về gan, tỳ vị: Tỳ vị và gan có nhiệm vụ sàng lọc chất độc hại trong cơ thể. Trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan và các bệnh tỳ vị dễ đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là bị đau bụng.

3 lưu ý nhất định phải biết khi ăn trứng vịt lộn

Ăn trứng lộn có tốt không

Đại kỵ khi ăn trứng vịt lộn, cần biết kẻo ”rước độc” vào người

Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, tốt cho cơ thể. Thế nhưng không phải ai ăn trứng vịt lộn cũng tốt hoặc ăn vào thời điểm nào cũng được. Nếu ăn sai cách hoặc với một...

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu quả trứng vịt lộn?

Số lượng trứng vịt lộn sử dụng hợp lý nhất: trẻ em: chỉ nên ăn tối đa một quả/ngày; người lớn: ăn tối đa hai quả/ngày. Khi ăn nên kèm gia vị. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi. Nên ăn vào buổi sáng sớm có kèm món ăn bổ sung.

Ăn trứng vịt lộn có tác hại gì?

Một quả trứng vịt lộn còn chứa tới 600 mg cholesterol - cao gần gấp 3 lần 1 quả trứng gà. Điều đó có nghĩa là nếu ăn hàng ngày, nó sẽ dễ gây ra các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ... do dư thừa lượng cholesterol. Đặc biệt, người đang mắc các bệnh này dễ bị nặng hơn, tăng nguy cơ đột quỵ.

Trứng vịt lộn có tác dụng gì cho sức khỏe?

Trong Đông Y, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý. Trong một quả trứng vịt lộn có tới 182 kcal năng lượng, 13,6 gr protein, 12,4 gr lipid, 82 mg canxi, 212 gr photpho và 600 mg cholesterol.

Tại sao không nên ăn trứng vịt lộn?

Nguyên nhân là do trong trứng vịt lộn có hàm lượng chất đạm và cholesterol cao (600mg/quả trứng), nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu gây hại cho tim mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ.