Azipowder là thuốc gì

Thành phần:

Azithromycin

Công dụng:

Dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như:

-  Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản cấp do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis hay Streptococcus pneumoniae.

-  Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như nhiễm trùng tai, mũi, họng như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa.

-  Nhiễm trùng da, mô mềm: nhọt, bệnh mủ da, chốc lở do Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Streptococcus agalactiae...

-  Bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục ở cả nam và nữ, chưa biến chứng [trừ lậu cầu] do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae  không đa kháng.

Chỉ nên dùng cho những bệnh nhân dị ứng với penicilin để giảm nguy cơ kháng thuốc.

Liều lượng - Cách dùng

Người lớn:

-  Nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, nhiễm trùng da và mô mề:  -  Liều khởi đầu: ngày đầu tiên uống một liều duy nhất 500 mg, và 4 ngày tiếp theo, dùng liều duy nhất  250 mg/ ngày.    

-  Bệnh lây truyền qua đường sinh dục do nhiễm Chlamydia trachomatis, Haemophyllus duccreyi hoặc Neisseria gonorrhoeae: liều duy nhất 1 gam.

-  Người già, bệnh nhân suy thận hoặc suy gan nhẹ  không cần chỉnh liều.

Trẻ em dưới 12 tuổi:

- Liều duy nhất mỗi ngày: 10 mg/kg/ngày trong 3 ngày

- Hoặc ngày đầu  tiên 10 mg/kg/ lần/ngày, 4 ngày tiếp theo 5 mg/ kg /lần/ ngày.

- Chưa có thông tin về hiệu quả và tính an toàn của Azithromycin sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Do đó, không nên dùng thuốc cho trẻ em ở nhóm tuổi này.

CÁCH DÙNG                  

Hoà tan bột thuốc với một ít nước ấm, khuấy đều rồi uống. Uống khi bụng đói,  1 giờ trước bữa ăn hoặc ít nhất 2 giờ sau khi ăn.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với nhóm macrolide. Không dùng với ergotamine & bromocriptine.

Tương tác thuốc:

- Thức ăn làm giảm sinh khả dụng của thuốc tới 50%.

- Dẫn chất nấm cựa gà: không sử dụng đồng thời Azithromycin với các dẫn chất nấm cựa gà do nguy cơ ngộ độc nấm cựa gà.

- Thuốc kháng acid: chỉ dùng ít nhất 1 giờ trước hoặc ít nhất 2 giờ sau khi uống thuốc kháng acid.

- Digoxin,cyclosporin: do Azithromycin ảnh hưởng đến chuyển hoá digoxin, cyclosporin, cần theo dõi và điều chỉnh liều [nếu cần] khi dùng đồng thời các thuốc trên.

- Thuốc chống đông loại coumarin: có thể sử dụng đồng thời warfarin và Azithromycin nhưng vẫn phải theo dõi thời gian chống đông máu của người bệnh.

- Rifabutin: giảm bạch cầu trung tính khi dùng phối hợp với Azithromycin.

- Theophylin: chưa thấy ảnh hưởng dược động học khi dùng phối hợp Azithromycin & theophylin, nhưng vẫn phải theo dõi nồng độ của theophylin khi dùng 2 thuốc này cho người bệnh.

- Carbamazepin, cimetidin, methylprednisolon: Azithromycin ít ảnh hưởng đến dược động học của carbamazepin, cimetidin, methylprednisolon.

Tác dụng phụ:

- Thuốc được dung nạp tốt. Hầu hết tác dụng phụ ở thể vừa và nhẹ, có thể hồi phục khi ngưng điều trị.

- Hay gặp nhất là rối loạn tiêu hoá [khoảng 10%] với các triệu chứng: khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, co cứng cơ bụng, nôn, nhưng thường nhẹ, ít xảy ra hơn so với dùng erythromycin.

- Giảm thính lực có phục hồi ở một số bệnh nhân dùng thuốc kéo dài với liều cao.

- Hiếm gặp các trường hợp về rối loạn vị giác, viêm thận, viêm âm đạo...; các tác dụng phụ của macrolid trên thần kinh như nhức đầu, buồn ngủ, choáng váng, hoa mắt, mệt mỏi...; trên da như nổi mẫn, phù nề, nhạy cảm ánh sáng, phù mạch ngoại vi....

- Giảm nhẹ nhất thời số lượng bạch cầu trung tính, thoáng qua trong các thử nghiệm lâm sàng nhưng chưa xác định rõ mối liên quan với việc dùng thuốc.

- Tăng có phục hồi transaminase gan. Một số trường hợp bất thường về gan như viêm gan, vàng da ứ mật đã được báo cáo.

Chú ý đề phòng:

- Cần chỉnh liều thích hợp cho bệnh nhân suy gan, suy thận [ClCr

Chủ Đề