Bạch hải đường là ai

Trích đoạn vở Bạch Hải Đường - Video: GIA TIẾN

Vốn mê cải lương nên từ hồi 11, 12 tuổi Ái Như đã coi và thuộc làu các vở cải lương nổi tiếng. Trên sân khấu Hoàng Thái Thanh đã có những phiên bản kịch từ cải lương như Nửa đời hương phấn, Sông dài... và bây giờ là Bạch Hải Đường, và dự kiến Đời cô Lựu cũng sẽ lên sàn kịch.

Khán giả ghiền cải lương ít ai không biết đến vở cải lương Tướng cướp Bạch Hải Đường. Một vở diễn mà qua nhiều thế hệ nghệ sĩ, từ Hùng Cường, Trọng Hữu đến Kim Tử Long, đều tạo nên dấu ấn riêng trong lòng khán giả.

E ngại về cái bóng quá lớn của bản dựng cải lương đã nhanh chóng được giải tỏa khi Bạch Hải Đường trên sân khấu kịch mang hơi thở hoàn toàn mới.

Giữa nhiều vở diễn sân khấu nói về thân phận người phụ nữ, Bạch Hải Đường khai thác bi kịch của người đàn ông.

Xem vở, người ta thương Đặng Hoàng Minh [tức Bạch Hải Đường] khi số phận cùng cực thiếu nơi nương tựa đã khiến anh ta đi lệch hướng.

Chứng kiến mẹ mình ra đi trong đau đớn, nghèo khổ và thèm thuồng một cái cái bánh bao mà đến chết vẫn không có để ăn, cái bánh bao vấy máu là thứ đầu tiên mà cậu bé khờ dại cướp đoạt của người khác.

Và nó cũng là nỗi hận, sự mặc cảm thân phận để Đặng Hoàng Minh trượt dài và trở thành Bạch Hải Đường, dù là chỉ cướp của người giàu có và chia sẻ cho người nghèo.

Trí Quang [phải, vai Bạch Hải Đường] và Tuyết Thu [vai Nhung] trong vở Bạch Hải Đường - Ảnh: G.TIẾN

Xem Bạch Hải Đường, có thể thấy được sự tỉ mỉ của đạo diễn Ái Như trong việc mài giũa tâm lý nhân vật. Trí Quang [vai Bạch Hải Đường], Tuyết Thu [vai Nhung] đã dành cả tháng trời ròng rã trên sàn tập để có được những lớp diễn khiến người xem phải day dứt.

Nhung làm người ta "bực mình" vì sự chảnh chọe, được chồng nuông chiều sanh hư, bài bạc, cặp bồ và đỉnh điểm là bán đứng chồng con. Nhưng người đàn bà nông cạn, nhẹ dạ như Nhung của Tuyết Thu cũng khiến người ta se thắt ở lớp diễn tống tiền bà cò Bằng với một chút ngượng ngùng.

Với Trí Quang, Bạch Hải Đường là vai diễn cực kỳ nặng tâm lý. Mọi kỳ vọng đổ dồn lên Trí Quang để vở có thể làm khán giả đau với nỗi niềm của người đàn ông đi lạc lối, bị phản bội lòng tin.

Trí Quang rất nỗ lực và với khả năng diễn xuất ngày càng tinh tế, đây là nhân vật anh hoàn toàn có thể làm chủ được. Dù vậy, Trí Quang cần thêm vài ba suất diễn nữa để thật "ngấm", để khi anh rơi giọt nước mắt đàn ông khán giả cũng cảm được ngay sự vụn vỡ, tan nát.

Các nhân vật hỗ trợ cho cặp đôi chính như ông bà Cò [Thành Hội - Ái Như], Cang [Thanh Sơn], ông bầu Trung [Thế Hải]... mỗi người có hòa phách riêng để góp phần tạo nên những thăng trầm trong cuộc đời của Bạch Hải Đường.

Âm nhạc bàng bạc tâm tư phát ra từ máy hát Akai là một điểm cộng để tăng thêm cảm xúc cho vở. Tuy nhiên, cảnh trong tù khá dài, có thể làm gọn lại để tránh làm loãng cảm xúc của vở diễn.

Trí Quang cho biết khi đọc đoạn độc thoại trên kịch bản, nước mắt anh đã chảy dài. Anh tâm sự: "Hồi mẹ mất, tôi khóc đến ngất xỉu. Người ta phải thảy tôi lên xích lô để đi theo xe tang.

Vì vậy, khi chị Như giao vai này tôi đã không dám nhận. Được mọi người động viên, tôi xây dựng Bạch Hải Đường không theo kiểu một tên giang hồ ngang tàng mà rất tình cảm, tràn đầy ấm áp yêu thương với bạn bè, vợ con.

Lúc nào tập tôi cũng tự dặn phải kiềm chế, phải mạnh mẽ để nước mắt rơi như cứa vào lòng người ta, như giọt nước nhọc nhằn từ những vách đá sâu hoắm. Nhưng cứ ra diễn là tự nhiên cảm xúc đẩy mình lên. Thôi thì ráng qua từng suất diễn...".

Cải lương tết chờ gặp khán giả

LINH ĐOAN

Ní nọt nào muốn làm Tướng cướp Bạch Hải Đường, vô đây ca bài Phụng Hoàng [8 câu], qua Nam ai lớp mái và hai câu vọng cổ  [5+6], mời:

Nhấp vô:

//www.youtube.com/watch?v=COI9qqw68Cs

Tiếp theo là Nam ai, Vọng cổ, Trường tương tư [lớp chót]

Tướng cướp Bạch Hải Đường trong trại giam năm ấy

Nhấp vô:

//www.youtube.com/watch?v=2ZfGqlugGgg

Khúc 3, lúc Minh [Bạch Hải đường vượt ngục về]:

      Thương Tín trong vai Bạch Hải Đường trong phim

Nhấp vô:

//www.youtube.com/watch?v=4sM8eLtuyzk

Anh em nào khoái nghiên cứu về Tướng cướp Bạch Hải Đường thì tham khảo mấy bài viết dưới đây:

Cha, mẹ, em của tướng cướp khét tiếng này là những người bình dị, cần cù, siêng năng. Về phần mình, Bạch Hải Đường có thời gian kiếm sống bằng mồ hôi và công sức lao động tử tế.

Gặp vợ người anh em kết nghĩa của Bạch Hải Đường

Đằng sau cái danh “siêu trộm” manh động của giới giang hồ cũ, ít ai biết quá khứ lương thiện của Bạch Hải Đường. Cha, mẹ, em của tướng cướp khét tiếng này là những người bình dị, cần cù, siêng năng. Về phần mình, Bạch Hải Đường có thời gian kiếm sống bằng mồ hôi và công sức lao động tử tế.

Tính đến nay, hồ sơ về Bạch Hải Đường đã khép lại hơn 30 năm [y chết trong tù vào năm 1983], nhưng dư âm về “siêu trộm” vẫn được người dân truyền miệng với bao giai thoại ly kỳ. Những thông tin về cha mẹ, vợ con, em của Bạch Hải Đường đến nay vẫn chìm trong sự bí ẩn. Đã có nhiều nhà báo, nhà văn, người viết tiểu thuyết, truyện… nỗ lực tìm kiếm để nghe kể chuyện về Bạch Hải Đường nhưng chưa có ai thật sự thành công. 

Với mong muốn đem đến cái nhìn chân thực với độc giả, chúng tôi đã dày công tìm kiếm, cuối cùng cũng sở hữu một số thông tin quý giá. Trong đó, thông tin chân thực nhất được cung cấp bởi một người phụ nữ có chồng từng kết nghĩa anh em với Bạch Hải Đường, hiện sống tại Long Xuyên, nơi Bạch Hải Đường năm xưa thường lưu trú.

Được sự hướng dẫn của công an phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, chúng tôi tìm đến đường Thoại Ngọc Hầu. Ở đây có trại Ba Lâu nổi tiếng trước giải phóng. 

Khi được hỏi, những người dân trên con đường này đều kể rành mạch, lúc xưa chính con hẻm Ba Lâu là nơi Bạch Hải Đường nương thân cùng cha mẹ và các em mình. Những người cao niên cho biết, so với mấy chục năm về trước, hẻm Ba Lâu không khác là mấy, có chăng chỉ thêm một số ngôi nhà xây bê tông thay bằng nhà vách dừa sàn gỗ và đường đi được cơi lên cao hơn. Trại Ba Lâu vẫn nằm sâu tít hút trong con hẻm nhỏ, bên cạnh những mái nhà cổ san sát mà lúc xưa được gọi là khu ổ chuột của TP Long Xuyên, chốn tá túc của các thành phần tạp nham và dân ngụ cư đến thuê mướn.

Đi sâu vào hẻm, chúng tôi đến nhà bà Bé Hai [61 tuổi], gian nhà nhỏ, cửa cắt ngay lối đi, tương đối chật hẹp. Bà Hai sống với vợ chồng người con trai, ngày ngày bán cơm mướn cho một tiệm nằm gần đường Thoại Ngọc Hầu. 

Ban đầu, bà khá ngại, nhưng khi hiểu ý định của chúng tôi muốn dựng lại chân tướng thực của Bạch Hải Đường thì bà cởi mở trò chuyện hơn. Bà Bé Hai nói, chuyện đã qua 3 thập niên, với bao vật đổi sao dời nhưng những gì cơ bản về Bạch Hải Đường thì bà vẫn còn nhớ rõ. Bà là vợ của ông Hai, ngày trước ở trong con hẻm này, rất thân thiết với Bạch Hải Đường. Chồng bà lớn hơn Bạch Hải Đường 3 tuổi, vì mến mộ khí phách của y nên đã kết nghĩa làm anh em. Chính những lần Bạch Hải Đường sang nhà trà, rượu với ông Hai mà bà biết khá nhiều chuyện.

Được trẻ con quấn quít

Bà Hai kể, ngày đó Bạch Hải Đường và gia đình đến hẻm này mướn nhà sinh sống, quan hệ với hàng xóm khá hiền hòa. Bà Hai nói về Bạch Hải Đường có gì đó như ngưỡng mộ. “Tôi không bênh Bạch Hải Đường, nhưng thực tình mà nói, dân chúng lâu nay cho rằng Bạch Hải Đường không phải kẻ tàn ác. Trong xóm này, người nghèo ai cũng ngưỡng mộ khí phách của ông ta. Hồi đó, nghe đâu ổng chỉ đột nhập vào nhà quan chức giàu có, chẳng bao giờ trộm cắp hay cướp bóc của người nghèo. Mà tôi nói cái này nhé, ổng làm gì bên ngoài chứ mỗi khi về hẻm Ba Lâu thì chào hỏi mọi người rất hòa đồng, đặc biệt đám trẻ con cứ líu ríu quấn quýt”, bà Bé Hai nhớ lại. 

Theo bà Bé Hai, người dân trong vùng hồi đó chỉ quen gọi Bạch Hải Đường là Nguyễn Ngọc Truyện, sau này quân cảnh chế độ cũ đăng tin truy nã thì mới xuất hiện cái tên Bạch Hải Đường. Hồi còn ở “khu ổ chuột” Ba Lâu, Truyện ở với gia đình từng có khoảng thời gian sống rất lương thiện. Ba Truyện là ông Nguyễn Văn Của, mẹ là Lê Thị Huê, đôi vợ chồng nghèo sinh được 5 người con, trong đó Truyện là con trai cả, dưới y là những người em gái. Ông Của làm nghề bốc vác, đẩy xe thuê ở khu vực chợ Long Xuyên, bà Huê làm nghề bán bánh mì ở nhà ga, bến xe, bến tàu. Những đồng tiền tằn tiện kiếm được từ mồ hôi công sức, đôi vợ chồng nghèo đều dồn cả vào nuôi đàn con, những mong mai này chúng lớn khôn nên người.

Truyện càng lớn càng khôi ngô, da trắng, môi son dáng thư sinh như được sinh ra trong nhà giàu, vợ chồng ông Của vui mừng hi vọng, mai này Truyện có thể làm được gì đó rạng danh gia đình. Thế nhưng, trái với những mong mỏi của cha mẹ, từ năm lớp 4, Truyện bắt đầu sinh tật, chán học, cứng đầu, không còn ý nghĩ gắn bó với đèn sách nữa. Mặc cho vợ chồng bà Huê cạn nước mắt khuyên răn, Truyện bỏ tất cả, lang thang đầu đường xó chợ, la cà sòng bài, chỗ đá gà hay buồn thì tỷ thí hơn thua bằng những trận đấm đá. Đúng năm 15 tuổi, Truyện quyết định rời trường lớp và bắt đầu ra đời bươn chải bằng nghề lượm rác.

Ngày ngày, Truyện vác một bao xác rắn sau lưng, cầm chiếc khêu sắt lùng sục trong các bãi rác nhặt nhạnh những thứ có thể bán kiếm tiền phụ giúp gia đình. Năm 16 tuổi, cha Truyện làm nghề lơ xe, không cam lòng nhìn cảnh con trai khổ, liền thuyết phục xin cho cậu một chân lơ xe. Chính thời gian đu người bên cánh cửa của những chuyến xe khách tốc hành từ Long Xuyên đi Cần Thơ, Sài Gòn đã biến một thanh niên lương thiện thành kẻ lọc lõi. Ngày ngày chứng kiến cảnh cướp giật, lọc lừa, chèn ép nhau vì kế sinh nhai, gã thanh niên choai rút ra một điều cốt tủy rằng: Hoặc làm vua, hoặc làm giặc. Gia đình Truyện mấy đời lầm lũi, không thể làm quan thì phải làm cái nghề gì đó để thỏa thuê sống.

Ý chí phải làm “cái gì đó” nổi lên trong đầu, một ngày nọ, Truyện quyết định bỏ nghề lơ xe tìm đến võ đường ở Cần Thơ xin học võ. Tại đây, Truyện được một võ sư nổi tiếng thu nhận làm đệ tử, ngay ngày nhập môn, vị sư phụ nhận định rằng, y không phải là người bình thường. Nhưng vị sư phụ không ngờ sau này đệ tử của mình dụng võ để xây nghiệp trộm cắp làm chao đảo xã hội suốt hơn chục năm trời. Từ ngày học võ, do sức khỏe hơn người, lại nhanh nhẹn nên Truyện tiến bộ từng ngày và sớm trở thành một tay đấm xuất sắc của võ đường.

Đó là nền tảng để sau này, Truyện nổi danh với tư cách không những là tên trộm xuất quỷ nhập thần mà còn là tay võ cự phách. Thực tế đã chứng minh, hồi quân cảnh chế độ cũ vây bắt, dù bị còng tay và 3 tay cảnh sát kè kè súng ống áp tải nhưng Truyện đánh gục tất cả để thoát thân. Nguyễn Ngọc Truyện trở thành huyền thoại với danh Bạch Hải Đường cũng một phần từ chuyện một mình tự phá nguy ấy.  

[Theo Hàn Phong - Lê Hằng]

Đại Cathay, Điền Khắc Kim... là những cái tên lừng danh trong giới giang hồ Sài Gòn. Nhưng nếu ai nổi danh nhất miền Nam trước năm 1975, nhiều người sẽ nói đó là Bạch Hải Đường.

Bạch Hải Đường là tên giang hồ duy nhất ở miền Nam mà cuộc đời được viết thành sách, dựng thành phim và tái hiện trên sân khấu cải lương…

Bản sao của Điền Khắc Kim

Ở Sài Gòn có một Điền Khắc Kim chuyên cướp của [và hãm hiếp] nhắm vào những gia đình người Mỹ. Ảnh hưởng từ câu chuyện của Điền Khắc Kim, ở miền Tây Nam bộ cũng có một tên du đãng chuyên gây án nhắm vào những gia đình người Mỹ, người nước ngoài, nhưng với tần suất và trình độ cao hơn nhiều, đó là Bạch Hải Đường. Tên du đãng này tên thật là Nguyễn Ngọc Truyện, sinh năm 1950, là con lớn trong gia đình nghèo có 5 anh em ở TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nhà nghèo, Truyện sớm bỏ học, gia nhập đám trẻ bụi đời sống bằng nghề lượm ve chai.

Năm Truyện 15 tuổi, do cha bệnh nặng, nên cậu phải thay cha làm lơ xe cho những chuyến xe đò từ Long Xuyên đi Sài Gòn để kiếm tiền nuôi gia đình. Bôn ba trên những chuyến xe, bến phà, tiếp xúc với các “anh chị”, đại ca ở nhiều nơi, máu giang hồ trong Truyện càng có điều kiện phát triển. Năm 18 tuổi, Truyện được cha mẹ cưới vợ, sinh 2 đứa con trai. Truyện bỏ nghề lơ xe, vừa trốn quân dịch, vừa chạy xe lôi để nuôi vợ con.

Rồi con bị bệnh nặng, không tiền chữa trị. Trong lúc túng quẫn, Truyện liều lấy trộm chiếc xe Honda, bán lấy tiền mua thuốc cho con, khởi đầu con đường trộm cướp. Bị ảnh hưởng bởi câu chuyện tướng cướp Điền Khắc Kim đăng trên báo, Truyện cũng trộm cướp nhắm vào người Mỹ. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 1971, Truyện đã đột nhập vào các gia đình người Mỹ 8 lần, lấy 5 tivi, 5 máy hát, 4 thùng rượu, 2 thùng thuốc lá… Tháng 4 năm 1971, tần suất trộm cắp của Truyện càng dày đặc với 7 chiếc xe Honda trộm được. Qua tháng 5 năm đó, số chiến lợi phẩm của Truyện là 20 xe Honda... Chỉ trong mấy tháng mà TP Long Xuyên có cả trăm chiếc xe Honda bị mất, lực lượng cảnh sát ở đây phải đặt trong tình trạng báo động. Một chiến dịch truy quét quy mô được tiến hành, nhưng không tìm ra được thủ phạm.

Truyện rất giỏi võ nhờ theo học một thầy giỏi võ nhất miền Tây. Vụ cướp nổi tiếng làm cho Truyện được giới giang hồ đặt cho biệt danh là Bạch Hải Đường xảy ra cuối năm 1971. Sau khi đột nhập vào nhà đại úy Triệu - sếp phó lực lượng cảnh sát TP Long Xuyên, lấy đi nhiều tiền vàng, Truyện “ẩn mình” ở nhà cô người yêu. Một cô “ghệ nhí” khác của Truyện tên Lệ vì quá ghen đã báo cho cảnh sát nơi ẩn náu của Truyện. Truyện bị bắt và bị đại úy Triệu đánh đập dã man, xong cho 2 viên quân cảnh lực lưỡng áp giải về trại giam. Bị còng tay, nhưng khi xe đang chạy, Truyện đánh gục hai quân cảnh và người lái xe rồi lao xuống đường tẩu thoát. Sau vụ đó, giới giang hồ Long Xuyên đặt cho Truyện biệt danh “tướng cướp Bạch Hải Đường”, vì nó giống với câu chuyện tên tướng cướp Bạch Hải Đường trong tiểu thuyết và bộ phim Đài Loan đang rất thịnh hành khi đó là “Phi tặc Hải Đường Hồng”.

Thách thức mọi trại giam

Đầu thập niên 1970, cái tên Bạch Hải Đường trở nên nổi bật nhất trong giới tội phạm miền Nam, lấn át hết những tên du đãng có “số má” ở Sài Gòn. Nhiều giai thoại được đồn thổi rất ly kỳ xung quanh cái tên Bạch Hải Đường, báo chí tha hồ thêu dệt Bạch Hải Đường như là tay giang hồ hào hiệp chuyên cướp của người giàu chia cho người nghèo, chuyên nhắm vào những cố vấn Mỹ và các sĩ quan cảnh sát, quân đội. Rồi nhiều cuốn sách, kịch bản điện ảnh, sân khấu cải lương đã xây dựng nhân vật từ những tình tiết hư cấu này, làm Bạch Hải Đường càng thêm nổi tiếng. Đặc biệt, có nhiều giai thoại về chuyện cảnh sát Sài Gòn bắt giam Bạch Hải Đường như là “bắt cóc bỏ đĩa”, vì y có biệt tài vượt ngục rất thần kỳ.

Khi câu chuyện về Bạch Hải Đường đang hồi gay cấn thì miền Nam được giải phóng, lúc đó Bạch Hải Đường vừa bị bắt vào trại giam. Một ngày sau, lợi dụng tình hình “tranh tối tranh sáng”, Bạch Hải Đường trốn trại, để lại dòng chữ trên tường: “Bạch Hải Đường sinh ra không phải để ở tù”. Nhưng chỉ ít lâu sau, Bạch Hải Đường lại bị bắt vì tội trộm cướp. Tháng 8/1975, Bạch Hải Đường lại trốn trại, để lại một lá thư: “Xin Cách mạng thông cảm và tha lỗi cho tôi. Vì hoàn cảnh gia đình nên tôi mới trốn và tôi hứa là về sẽ tăng gia sản xuất để sống. Tôi không phạm tội nữa”. Nhưng Bạch Hải Đường không giữ đúng lời hứa, cướp 100 cây vàng ở vùng biên giới Châu Đốc và bị bắt sau khi 3 viên đạn bắn vào bắp chân. Tháng 5/1980, Bạch Hải Đường tự tháo còng, đục thủng tường trại giam và để lại dòng chữ: “Nơi đây không phải chốn dừng bước giang hồ của Bạch Hải Đường”.

Một lần nữa, tên giang hồ khét tiếng lại đào thoát khỏi vòng vây pháp luật và một cuộc truy bắt nữa bắt đầu. Rồi Bạch Hải Đường cũng bị bắt sau khi trúng đạn. Do nhiều lần bị thương, không chịu chữa trị, xem thường tính mạng, nên bệnh tật của Bạch Hải Đường ngày càng nặng. Dù đã được cán bộ quản giáo tận tình chữa trị, lo thuốc men, nhưng Bạch Hải Đường không thoát khỏi số phận ở tuổi 33. Bạch Hải Đường bình thản nhắm mắt sau khi kể lại toàn bộ tội lỗi của mình trong 13 năm làm “tướng cướp” và chân thành cảm ơn các cán bộ quản giáo.

Lời tự thú của Bạch Hải Đường

Biết không qua khỏi vì bệnh tật, Bạch Hải Đường đã xin cán bộ trại giam giấy viết để tường thuật về những vụ trộm cướp đáng kể trong cuộc đời của mình. Trong bản tự khai, Bạch Hải Đường kể lại hơn 40 vụ đột nhập nhà của các dân biểu Sài Gòn, doanh nhân người Mỹ, cố vấn quân sự Mỹ, nhân viên ngoại giao, cảnh sát, quân cảnh của chế độ cũ... Hầu hết những căn nhà của họ đều rất kiên cố, có lính canh gác 24/24h, nhưng Bạch Hải Đường luôn ra vào trót lọt, chưa bao giờ bị phát hiện. "Trong thời gian đi lấy trộm đồ, tôi toàn vô nhà của người giàu có, nhà của người nước ngoài, nhất là người Mỹ", Bạch Hải Đường viết.

Một lần, Bạch Hải Đường vào nhà ông chủ tên Chuẩn chuyên cho bác sĩ nước ngoài ở thuê. Do bên dưới có lính canh nên Bạch Hải Đường leo lên vách tường nhà chùa rồi leo qua nóc nhà của bác sĩ Chuẩn, "trổ" mái nhà chui xuống phòng của một bác sĩ người Úc đang ngủ. Trong căn phòng chật hẹp, y đã "dọn" quần áo, đồng hồ đeo tay, một cái rương lớn, quạt máy, máy “thâu băng”... ra khỏi phòng mà ông bác sĩ Úc vẫn ngon giấc. Mãi sáng hôm sau thức dậy, nhìn mái nhà có lỗ thủng, bác sĩ này chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Ông chủ nhà tên Chuẩn đã huy động lực lượng tăng cường công tác bảo vệ an toàn cho khu nhà, nhưng chỉ một tuần sau, Bạch Hải Đường lại "viếng thăm" khu nhà một lần nữa. Hắn vào phòng của một bác sĩ người Mỹ dọn sạch tất cả đồ đạc có giá trị, kể cả vàng và đôla, chỉ để lại cho gia chủ khẩu súng trong ngăn kéo. Nhân viên, bác sĩ làm việc trong tòa nhà này sau đó đã dọn đi vì không tin cảnh sát có thể đảm bảo cho tài sản của họ được an toàn. Có người còn nghi ngờ hai vụ mất trộm do nội bộ thực hiện, bởi lúc nào lính cũng gác rất chặt ở cửa.

Một lần khác, Bạch Hải Đường kể, y đột nhập nhà ông Nguyễn Đắc Dần cho mấy kỹ sư người Mỹ thuê. Lọt vào nhà, y thấy hai người Mỹ đang ngủ say sưa. Bạch Hải Đường lấy hai cái rương lớn cho tất cả những thứ cần lấy vào. Chưa vội rời khỏi hiện trường, Bạch Hải Đường còn lân la xuống nhà bếp, mở tủ lạnh... Hắn lôi rượu thịt đem ra bàn, ngồi chén say sưa, đến gần hết chai rượu vang đỏ mới chịu vác 2 va ly đồ đu dây qua cửa sổ thoát xuống đất. Sáng hôm sau, khiếp vía trước hiện trường để lại, 2 kỹ sư Mỹ vội vã dọn đồ đi nơi khác. Cũng tại ngôi nhà này, vài tháng sau Bạch Hải Đường đột nhập vào phòng của hai người Nhật, lấy nhiều tài sản có giá trị. Sau đó vài tuần, Bạch Hải Đường đột nhập vào một căn cứ hải quân Mỹ ở gần kho xăng Quản Trung Hòa. Mấy ngày sau, y lại mò đến căn cứ Mỹ phía sau ngân hàng Tín Nghĩa, vào nhà một sĩ quan lấy được một tivi, quần áo, ba cái gương, nhiều tiền USD...

Không chỉ vào nhà của những đại gia, sĩ quan ở TP Long Xuyên, mà mỗi lần đi thăm "bạn bè" ở tỉnh nào đó, đêm đến, y thường "tranh thủ" làm vài vụ. Trong một lần qua nhà người bạn tên Phước Hùng ở Rạch Giá, Kiên Giang, Bạch Hải Đường cũng đã vào nhà người nước ngoài 2 lần. Tại Cần Thơ, y cắt kẽm gai chui vào khu nhà của một trung tá Mỹ lấy một bao đồ, máy chụp hình, tivi và một số tiền.

“Tôi leo lên lầu nhà này thì thấy một chiếc trực thăng đậu trên đó. Tôi leo vào trực thăng kiếm đồ nhưng chỉ lấy được một nón phi công, một đôi bao tay, một bao đồ và một xấp giấy tờ. Tôi mang giấy tờ ra xem thì mới biết đó là nhà của trung tá không quân", Bạch Hải Đường kể. Khi thông tin vụ đột nhập này được tiết lộ ra ngoài, lực lượng quân cảnh, cảnh sát chế độ cũ lại được một phen... náo loạn. Sở dĩ Bạch Hải Đường dám “liều mạng” vào nhà của phi công này là vì có một lời thách thức từ nhóm giang hồ ở Cần Thơ: Nếu ai vào được nhà của phi công trên, vào được máy bay, mang được cả nón phi công ra thì sẽ được tất cả giới giang hồ ở Tây Đô tôn làm "đại ca", chính thức thống lĩnh toàn bộ thế giới giang hồ ở miền Tây.

[Theo Hoàng Dũng]

Tác giả: Phạm Văn Beo

Video liên quan

Chủ Đề