Bài luận về lập hồ sơ di sản văn hóa năm 2024

Theo đó, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí trong Quy định này là căn cứ để: a] Cơ quan, tổ chức xác định chức danh lao động trong thành phần hao phí nhân công, xây dựng nội dung chi, mức chi cho việc triển khai cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và bố trí kinh phí hằng năm.

  1. Cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đánh giá năng lực cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của cơ quan, tổ chức làm cơ sở đầu tư kinh phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
  1. Xác định đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để lựa chọn đơn vị sự nghiệp công cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo hình thức phù hợp với Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Tiêu chí cung cấp dịch vụ công nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể và tổ chức thực hành, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể như sau:

Tính thống nhất: Bảo đảm việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công được triển khai thống nhất về quy trình, cách thức triển khai.

Tính cập nhật, kịp thời: Bảo đảm việc cập nhật các quy định pháp luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan.

Tính khoa học: Sản phẩm cung cấp dịch vụ công nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể và tổ chức thực hành, trình diễn và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể đảm bảo được xây dựng bài bản, có giá trị khoa học, dễ hiểu, dễ tiếp thu và có khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Tiêu chuẩn chất lượng bảo đảm 100% sản phẩm cung cấp dịch vụ công được thực hiện đảm bảo nội dung thống nhất, cập nhật, kịp thời và khoa học, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10382:2014 về Di sản văn hóa và các vấn đề liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa chung.

Đó là các tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để lập hồ sơ khoa học đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được quy định tại

Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đối tượng kiểm kê là di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại, bao gồm các loại hình: tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; các lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; các tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác. Trong đó, ưu tiên kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp.

Việc kiểm kê sẽ được tiến hành theo các phương pháp như: khảo sát điền dã, phỏng vấn, ghi chép, ghi âm, chụp ảnh, quay phim để thu thập thông tin và tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể; phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá, tổng hợp các tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể. Quy trình tiến hành được quy định cụ thể từ khâu nghiên cứu thu thập tư liệu, thông tin có liên quan; tiến hành tập huấn cho người tham gia kiểm kê, khảo sát và lập phiếu kiểm kế; lập danh mục kiểm kê và báo cáo tổng hợp đánh giá kết quả.

Theo Thông tư, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một Hội đồng thẩm định khoa gồm các nhà quản lý và khoa học hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể có uy tín xem xét, đánh giá và tư vấn giúp Bộ trưởng lựa chọn và quyết định việc đưa di sản văn hóa phi vật thể nào vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ngoài việc rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở VHTTDL - cơ quan chủ trì triển khai việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học, Thông tư cũng quy định các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được giao nhiệm vụ tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chủ Đề