Bài tập cấu tạo của tiếng

1. Ghi vào chỗ trống các tiếng không có bộ phận âm đầu trong các đoạn trích sau:

a]  Ơi chích chòe ơi!

     Chim đừng hót nữa,

     Bà em ốm rồi,

     Lặng cho bà ngủ. [Thạch Quỳ]

Các tiếng không có âm đầu: …………………………………..

b]   Ễnh ương hẳn to lắm

      Vì nó kêu vang trời

      Hôm nay em mới biết

      Nó bằng ngón chân thôi. [Phạm Hổ]

2. Tìm các cặp tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ sau và ghi vào chỗ trống:

a]  Đưa mời bố, mẹ, ông, bà

Cái tăm hiếu thảo phải là hai tay.

Cặp tiếng bắt vần với nhau: …………………………………………………………………

b] Chú Cuội ngồi gốc cây đa,

   Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời.

Cặp tiếng bắt vần với nhau: …………………………………………………………………

c] Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Cặp tiếng bắt vần với nhau: ………………………………………………………………..

Giải bài tập thực hành tuần 1 luyện từ và câu [2]

I, MỤC TIÊU:

–Ôn tập về cấu tạo cuả tiếng.

-Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- đoàn kết.

-Biết và hiểu nghĩa một số thành ngữ , tục ngữ  về chủ đề: Nhân hậu- đoàn kết.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hướng dẫn HS làm các BT sau:

1, Những tiếng nào trong câu thơ dưới dây không đủ 3 bộ phận:

Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm

Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền…

…Bỗng đâu vang tiếng sấm rền

Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương.

HS đọc thầm xem tiếng nào không có âm đầu [ ông, yên, em]

2.Từ nào trong mỗi dãy từ dưới đây] có tiếng ” nhân ” không cùng nghĩa với tiếng nhân với các từ còn lại.

a. nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân.

b. nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu.

c. nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân.

HD: Trước hết phải hiểu nghĩa của mỗi từ đó- sau xét xem từ nào có nghĩa không giống với các từ còn lại.

[ a. nhân đức: lòng thương người; b. nhân vật; c. nhân chứng[ 3 từ còn lại từ nhân có nghĩa cái sinh ra kết quả]

3,Tìm từ ngữ có tiếng ái có nghĩa là yêu mến?

HS suy nghĩ và tìm được các từ sau: ái quốc, nhân ái, thân ái.

4,Ghi vào ô trống thích hợp trong bảng những từ ngữ chỉ lòng nhân hậu , tinh thần đoàn kết và những từ ngữ có nghĩa trái với nhan hậu- đoàn kết.

nhân hậu, đoàn kết
nhân từm đùm bọc, phúc hậu, che chở, hiền hậu, đôn hậu, trung hậu,…  
độc ác, chia rẻ  
tàn ác , lục đục, hung ác, tàn bạo,…

5, Tìm những thành ngữ, tục ngữ nói về nhân hậu- đoàn kết  và giải nghĩa các thành ngữ đó.

[ -Hiền như bụt -Lành như đất.-Dữ như cọp.-Thương nhau như chị em gái.]

HS làm bài

6,Cho các từ có tiếng nhân: nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu nhân, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài, nhân viên , bệnh nhân,

a. Xếp các từ trên vào 3 nhóm:

-Tiếng nhân có nghĩa là người.

-Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người.

-Tiếng nhân có nghĩa là cái sinh ra kết quả.

HS giải nghĩa sau sắp xếp theo 3 nhóm-GV nhận xét- kết luận:

a.nhân loại, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân, siêu nhân.

b. nhân ái, nhân hậu, nhân tài, nhân nghĩa.

c. nhân quả. nguyên nhân.

7,Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:

nhân chứng. nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài.

-giàu lòng…..[ nhân ái]

-Trọng dụng….[ nhân tài]

-Thu phục…      [ nhân tâm]

-Lời khai của….[ nhân chứng]

-Nguồn[nhân lực]………..dồi dào.

8, TLV: Ngày xửa ngày xưacó hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặngvà chỉ khát khao được ăn quả táo thơm ngon. Người con đã ra đi và cuối cùng , anh mang được quả táo về biếu mẹ.Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đi tìm quả táo của người con hiếu thảo.

Câu hỏi gợi ý:

Chuyện xảy ra lúc nào? có những hân vật nào?

-Chuyện gì xảy ra với hai mẹ con?người con quyết định ra sao?

-Cuộc hành trình đi tìm quả táo của người con gặp những khó khăn gì? Anh đã làm những gì để vượt qua khó khăn dó?

-Niêm vui của người con khi cầm được quả táo về cho mẹ như thế nào?

-Khi nhận được quat táo từ tay người con, người mẹ như thế nào?Bệnh tình của bà mẹ lúc ấy ra sao?

HS làm bài và đọc bài trước lớp.

GV  đọc những bài văn hay cho các em cùng nghe.

GV nhận xét tiết học.

Xem thêm

Ôn tập về dấu hai chấm

Từ đơn – Từ ghép – Từ láy

Related

Tags:Cấu tạo của tiếng · Tài liệu Tiếng Việt 4

Giải bài tập Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng trang 6 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành ?

I. Nhận xét

1. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Gợi ý:

Con đếm số tiếng trong câu tục ngữ rồi trả lời.

Trả lời:

 [Bầu / ơi / thương / lấy / bí / cùng / Tuy / rằng / khác / giống / nhưng / chung / một/ giàn ⟶ 14 tiếng].

2. Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó?

Gợi ý:

Con đánh vần theo cách bình thường được học. 

Trả lời:  

[bờ - âu - bâu - huyền - bầu].

3. Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?

Gợi ý:

Con quan sát kĩ xem tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành rồi trả lời.

Trả lời:

[âm đầu: b, vần: âu và thanh: huyền].

4. Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng khác trong câu tục ngữ trên. Rút ra nhận xét:

a] Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

b] Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

Gợi ý:

Con đọc kĩ rồi làm theo yêu cầu của đề bài.

Trả lời:

* Xem bảng phân tích dưới đây:

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Bầu

b [bờ]

âu

huyền

ơi

-

ơi

ngang

thương

th [thờ]

ương

ngang

lấy

l [lờ]

ây

sắc

b [bờ]

i

sắc

cùng

c [cờ]

ung

huyền

tuy

t [tờ]

uy

ngang

rằng

r [rờ]

ăng

huyền

khác

kh [khờ]

ac

sắc

giống

gi [gi]

ông

sắc

nhưng

nh[nhờ]

ưng

ngang

chung

ch[chờ]

ung

ngang

một

m [mờ]

ôt

nặng

giàn

gi [gi]

an

huyền

*  Nhận xét:

-   Những tiếng có đủ các bộ phận như tiếng bầu: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.

-  Tiếng không có đủ các bộ phận: ơi [không có âm đầu].

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề