Bài tập giải thích hiện tượng thực tế hóa 12 năm 2024

Video Giải bài tập Hóa 12 Bài 16: Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime - Cô Phạm Thị Thu Phượng

Bài 1 [trang 78 SGK Hóa 12]: Viết bản tường trình

1. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ protein khi đun nóng.

- Tiến hành TN:

+ Cho vào ống nghiệm 2-3ml dd protein 10% [lòng trắng trứng]

+ Đun nóng ống nghiệm đến khi sôi trong khoảng 1 phút

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống nghiệm.

- Giải thích: Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên dễ bị đông tụ khi đun nóng.

Quảng cáo

2. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure.

- Tiến hành TN:

+ Cho vào ống nghiệm 1ml dd protein 10%, 1ml dd NaOH 30% và 1 giọt dd CuSO4 2%.

+ Lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng.

- Giải thích: Do tạo ra Cu[OH]2 theo PTHH:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu[OH]2.

Phản ứng giữa Cu[OH]2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím.

Quảng cáo

3. Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng.

- Tiến hành TN: chuẩn bị 4 mẫu vật liệu

+ Mẫu màng mỏng PE

+ Mẫu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC

+ Mẫu sợi len

+ Mẫu vải sợi xenlulozo

Hơ nóng lần lượt các mẫu gần ngọn lửa vài phút, quan sát hiện tượng

Đốt cháy các vật liệu trên, quan sát sự cháy và mùi.

- Hiện tượng: Khi hơ nóng các vật liệu:

+ PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu.

+ PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen.

+ Sợi len và vải sợi cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi.

- Giải thích:

PVC cháy theo PTHH: [C2H3Cl]n + nO2 → 2nCO2 + nH2O + nHCl.

Phản ứng cho khí HCl nên có mùi xốc.

PE cháy theo PTHH: [C2H2]n + 3nO2 → 2nCO2 + 2nH2O.

Phản ứng cho khí CO2 nên không có mùi xốc.

- Sợi len và vải sợi xenlulozơ cháy theo PTHH:

[C6H10O5]n + 6nO2 → 6nCO2 + 5nH2O.

Khí thoát ra là CO2 không có mùi.

Quảng cáo

4. Phản ứng của 1 vài vật liệu polime với kiềm

- Tiến hànhTN:

+ Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm:

• ống 1: một mẩu màng mỏng PE

• ống 2: ống nhựa dẫn nước PVC

• ống 3: sợi len

• ống 4: vải sợi xenlulozo hoặc bông

+ Cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dd NaOH 10%

+ Đun ống nghiệm đến sôi, để nguội. Quan sát

+ Gạn lớp nước sang các ống nghiệm khác lần lượt là 1’, 2’, 3’, 4’.

+ Axit hóa ống nghiệm 1’, 2’ bằng HNO3 20% rồi thêm vào mỗi ống vài giọt dd AgNO3 1%.

+ Cho thêm vào ống nghiệm 3’, 4’ vài giọt dd CuSO4 2%.

Quan sát rồi đun nóng đến sôi.

- Hiện tượng:

+ ống 1’: không có hiện tượng gì

+ ống 2’: xuất hiện kết tủa trắng

+ ống 3’: xuất hiện màu tím đặc trưng

+ ống 4’: không có hiện tượng

- Giải thích:

+ ống 2’ xuất hiện kết tủa trắng do đã xảy ra các phản ứng:

[C2H3Cl]n + nNaOH → [C2H3OH]n +n NaCl

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

+ ống 3’: protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit …. Có phản ứng màu với Cu[OH]2.

Các bài Giải bài tập Hóa 12, Để học tốt Hóa học 12 Chương 4 khác:

  • Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
  • Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại
  • Bài 19: Hợp kim
  • Bài 20: Sự ăn mòn kim loại
  • Bài 21: Điều chế kim loại

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

- Giải thích: Este gần như không tan trong nước nên chất lỏng thu được phân 2 lớp, este nhẹ nổi lên trên bề mặt.

Thí nghiệm 2: Phản ứng xà phòng hoá

- Tiến hành TN:

+ Cho vào bát sứ 1g mỡ [hoặc dầu thực vật] và 2-2,5ml dd NaOH 40%.

+ Đun sôi nhẹ và khuấy đều, thêm vài giọt nước cất

+ Sau 8 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4-5ml dd NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.

+ Để nguội, quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: có lớp chất rắn nhẹ nổi lên trên mặt dd.

- Giải thích: đó là muối natri của axit béo, thành phần chính của xà phòng.

\[[RCOO]_3C_3H_5 + 3NaOH \]\[→ 3RCOONa + C_3H_5[OH]_3\]

Thí nghiệm 3: Phản ứng của glucozơ với \[Cu[OH]_2\]

- Tiến hành TN:

+ Cho vào ống nghiệm 5 giọt dd \[CuSO_4\] + 1ml dd NaOH 10%.

+ Lắc nhẹ, gạn lớp dd để giữ kết tủa \[Cu[OH]_2\]

+ Thêm 2ml dd glucozơ 1%, lắc nhẹ

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng:

+ Lúc đầu xuất hiện kết tủa do:

\[CuSO_4 + 2NaOH \to Cu[OH]_2 + Na_2SO_4\]

+ Nhỏ dd glucozơ vào kết tủa \[Cu[OH]_2\] bị tan cho phức đồng glucozơ, dd xanh lam.

2\[C_6H_{12}O_6 + Cu[OH]_2 → [C_6H_{11}O_6]_2Cu + H_2O\]

- Giải thích: Glucozo phản ứng làm tan kết tủa \[Cu[OH]_2\] tạo phức màu xanh lam.

Thí nghiệm 4: Phản ứng của tinh bột với iot

- Tiến hành TN:

+ Cho vào ống nghiệm 1-2 ml hồ tinh bột

+ Nhỏ tiếp vài giọt dd iot vào ống nghiệm

+ Đun nóng sau đó để nguội

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Nhỏ dd iot vào hồ tinh bột → dd màu xanh ; đun nóng → mất màu ; để nguội → dd màu xanh trở lại.

- Giải thích: phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra dd có màu xanh. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm cho dung dịch có màu xanh.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay

\>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Chủ Đề