Bài tập liên quan đến dạng đột biến gen năm 2024

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẠCTRƯỜNG THCS YÊN LẠC

CHUYÊN ĐỀ:MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỘT BIẾNGEN

Môn: SINH HỌC Tổ bộ môn: SINH - HÓA Mã: 34 Người thực hiện: HOÀNG THỊ MAI Điện thoại: 0978 761 716 Email: [email protected]

Yên Lạc, tháng 3 năm 2014

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY TIÊNTRƯỜNG THCS TIÊN NGOẠI

CHUYÊN ĐỀ:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GEN

Môn: SINH HỌC Tổ bộ môn: SINH - HÓA Mã: 34 Người thực hiện: LÊ THANH THÚY

Tiên Ngoại, tháng 9 năm 2017

Bài tập liên quan đến dạng đột biến gen năm 2024

Bài tập liên quan đến dạng đột biến gen năm 2024

PHẦN MỞ ĐẦU

  1. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ1. Cơ sở lý luận:

Di truyền và biến dị, một nội dung chủ yếu của di truyền học hiện đại, đã đượcđưa vào giảng dạy tại chương trình THPT. Những nội dung này có ý nghĩa quan trọngtrong việc giúp học sinh tiếp cận một số khái niệm cơ bản về chọn giống và tiến hóa.Các đề thi đại học, cao đẳng gần đây( từ năm 2007), các đề thi HSG cấp tỉnh, một sốđề thi Olimpic Sinh học Quốc gia và Quốc tế đều có nội dung liên quan tới phần Ditruyền và biến dị. Vì vậy, việc xây dựng các công thức liên quan tới bài tập ở nội dungnày có ý nghĩa thiết thực trong việc rèn luyện tư duy lôgic và kỹ năng phân tích đánhgiá vấn đề của học sinh. Sách giáo khoa, sách bài tập Sinh học thuộc chương trìnhTHCS đã đưa ra nhiều công thức giúp học sinh giải quyết tốt các bài tập thuộc phầnBiến dị. Tuy nhiên, việc hệ thống hóa các dạng bài tập thuộc phần Biến dị là rất cầnthiết cho việc học tập và ôn luyện thi của học sinh. Mặt khác, một số công thức phầnBiến dị tuy đã được giới thiệu nhưng không được sử dụng có hiệu quả để khắc sâukiến thức lý thuyết cho học sinh. Chính vì vậy, trong quá trình dạy đội tuyển HSG tôiđã hệ thống hóa kiến thức phần Biến dị vào sáng kiến kinh nghiệm

“Một số

phương pháp giải bài tập Đột biến gen

“ với mục đích: - Làm tài liệu tự bồi dưỡng cho bản thân - Làm tài liệu dạy cho học sinh ôn thi HSG và ôn thi vào các lớp chuyên Sinh. - Cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ nhất và các dạng bài tập đột biến gen.

2. Cơ sở thực tiễn

Xuất phát từ nhiệm vụ của các năm học do Phòng GD&ĐT và nhà trường là tậptrung nâng cao chất lượng và số lượng giải thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh đặc biệt là đội ngũ học sinh đạt giải ở cấp tỉnh cũng như số lượng học sinh thi đỗ vào cáctrường THPT chuyên của tỉnh hoặc khối chuyên của ĐHSP, ĐH KHTN…. Cũng nhưtừ chỉ tiêu của phòng GD&ĐT và nhà trường đề ra hàng năm đạt 85% học sinh độituyển đạt giải, trong đó 70% đạt từ giải ba đến giải nhất. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm bộ môn Sinh học lớp 9 kết hợp với dự giờ các giáo viên trong và ngoài trường, đồng thời qua các đợt kiểm tra, các kỳ thi học sinh giỏi tôi nhận thấy các em học sinh chưa có kỹ năng thành thạo khi làm các bài tập về protein và để giải được các dạng bài tập thì cần phải có kỹ năng phân tích và nhận dạng các bài tập đó. Để làm được điều này thì giáo viên phải cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về lý thuyết và kỹ năng làm bài tập đột biến gen.

II

.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nhằm trang bị cho học sinh đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 một cách có hệ thốngvề cơ chế đột biến ở cấp độ phân tử giúp cho học sinh có kỹ năng vận dụng lý thuyếtvào việc giải các bài tập

- Học sinh có kỹ năng vận dụng thành thạo các dạng bài tập đột biến cấp độ phântử (gen) trong các đề thi học sinh giỏi. - Phát huy khả năng tư duy suy luận, phán đoán và tính linh hoạt của học sinh .

III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU1.Phạm vi nghiên cứu:

- Kiến thức lí thuyết và các dạng bài tập về đột biến gen.

2. Đối tượng nghiên cứu:

- Đội tuyển HSG môn Sinh học lớp 9. - Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 5 tiết

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :

- Nghiên cứu về hệ thống kiến thức lý thuyết về ADN, ARN, Protein, các dạngđột biến gen và phương pháp giải bài tập về đột biến gen.

2. Phương pháp trao đổi đồng nghiệp :

- Xin ý kiến các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy, xây dựng và hoàn thiệnchuyên đề.

3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm :

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của chuyên đề.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Cung cấp và giới thiệu tài liệu.- Dạy kiến thức cơ bản.- Từ kiến thức cơ bản để tìm ra các dạng câu hỏi lý thuyết liên quan đến đế thivà cách giải quyết.- Từ kiến thức lý thuyết rút ra cách giải các dạng bài tập.- Lựa chọn trong các đề thi các câu hỏi bài tập liên quan đến chương trình học đểhọc sinh giải đề.- Giáo viên đưa ra các đáp án chuẩn và thang điểm cho từng ý, từng câu rồi traođổi chéo bài cho học sinh chấm chéo nhau. Cuối cùng giáo viên chấm và nhậnxét, bổ sung các thiếu sót. Cụ thể đối với học sinh và giáo viên như sau:

1. Đối với học sinh:

Để nắm được kiến thức và đạt kết quả cao trong các kì thi chọn HSG, học sinhcần: - Nắm chắc kiến thức cơ bản . - Biết suy luận và đặt các câu hỏi vì sao? Câu hỏi so sánh từ lý thuyết và rút ra phương pháp giải bài tập. - Biết tìm tòi tài liệu tham khảo một cách hợp lý . - Cần cù chăm chỉ, chịu khó học tập trao đổi với bạn bè.

2. Đối với giáo viên:

Cần thực hiện các nguyên tắc sau: - Nắm chắc kiến thức cơ bản, mạch kiến thức. - Biết mối liên hệ kiến thức giữa các chương, các bài.