Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Có những bài hoàn toàn không đánh đố nhưng dữ liệu mà đề Toán đưa ra cũng gây ra nhiều tranh luận. Chẳng hạn mới đây, một bài Toán được chia sẻ hoàn toàn không cao siêu nhưng khiến dân tình chia làm hai ngả.

Cụ thể, phép tính: 8 - 3 + 3 đưa ra 2 cách giải và đưa ra 2 đáp án hoàn toán khác nhau là 2 và 8.

Với cách giải 1 sẽ là: 8 - 3 + 3 = 8 - (3 + 3) = 8 - 6 = 2.

Với cách giải 2 sẽ là: 8 - 3 + 3 = (8 - 3) + 3 = 5 + 3 = 8

Rất nhiều người chọn đáp án 2. Nhưng cũng không ít người cho rằng nếu thực hiện đúng nguyên tắc nhân chia trước, cộng trừ sau thì đáp án phải là 2. Tuy nhiên, ngay lập tức cách tính này bị phản bác. Bởi nguyên tắc nhân chia trước, cộng trừ sau không có nghĩa cộng rồi mới đến trừ mà trong tính toán, nhân, chia được ưu tiên trước. Nếu cùng là nhân, chia, hoặc cộng, trừ, phép tính được thực hiện từ trái qua phải. Như vậy, đáp án được đưa ra bằng 8 là đúng. Nếu muốn đáp án bằng 2 thì phải có dấu ngoặc (3 + 3) như cách tính trong hình ảnh.

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Phép tính: 8 - 3 + 3 đưa ra 2 cách giải và đưa ra 2 đáp án hoàn toán khác nhau là 2 và 8. Rất nhiều người khác bức xúc: 8 - 3 = 5 > 5 + 3 = 8.

Không ít người còn cẩn thận dùng máy tính hoặc nhập phép tính lên Google để kiểm tra. Kết quả cho bài toán 8 - 3 + 3 là 8.

Nói về phép tính trong ảnh, một cô giáo khẳng định đáp án được đưa ra ban đầu là đúng, 8 - 3 + 3 = 8. Nữ giáo viên giải thích "nhân chia trước, cộng trừ sau" là cách nói vắn tắt và có thể khiến một số người hiểu nhầm. Trong sách giáo khoa, nguyên tắc này được nêu rõ ràng, dễ hiểu. Cụ thể, trước hết, thực hiện các phép Toán trong dấu ngoặc đơn. Tiếp đến, thực hiện tất cả phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải. Cuối cùng, thực hiện tất cả phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.

Trên thực tế, nhân chia trước cộng trừ sau là một trong những nguyên tắc được nhắc đến nhiều nhất khi các em làm quen với các phép tính trong Toán học. Nguyên tắc này giúp các em nhớ thứ tự thực hiện phép tính đó là: Thực hiện phép nhân chia trước, phép cộng và phép trừ sau. Như vậy, nhân và chia là các phép tính đồng hạng và được ưu tiên thực hiện trước so với phép cộng và trừ.

Bên cạnh quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau thì học sinh cũng cần nhớ một số quy tắc thứ tự thực hiện phép tính như sau: Thực hiện phép tính trong ngoặc đơn trước/ Thực hiện phép nhân, chia theo thứ tự từ trái sang phải/ Thực hiện phép cộng, trừ theo thứ tự từ trái sang phải.

- Đọc và phân tích đề: Bài toán thường cho giá trị các số giống nhau, yêu cầu tìm giá trị của một số nhóm.

- Tìm cách giải của bài toán: Muốn tìm giá trị của một số nhóm, ta thường lấy giá trị của một nhóm nhân với số nhóm.

- Trình bày bài toán.

- Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.

1.2. Ôn tập phép chia

  1. Tính giá trị

- Từ bảng nhân 2 ta suy ra bảng chia 2

- Từ bảng nhân 5 ta suy ra bảng chia 5

- Muốn tính giá trị của phép chia, em cần nhẩm lại bảng chia vừa học hoặc nhẩm theo phép nhân.

  1. Bài toán

- Đọc và phân tích đề: Dạng toán cho biết giá trị của nhiều nhóm, số nhóm, biết giá trị mỗi nhóm là như nhau, yêu cầu tìm giá trị của mỗi nhóm.

- Tìm cách giải: Em lấy giá trị của nhiều nhóm đã cho chia cho số nhóm.

- Trình bày bài.

- Kiểm tra lại lời giải của bài toán

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tính:

  1. 2 x 4 5 x 9

5 x 7 2 x 10

  1. 15 : 5 12 : 2

18 : 2 20 : 5

Hướng dẫn giải

  1. 2 x 4 = 8 5 x 9 = 45

5 x 7 = 35 2 x 10 = 10

  1. 15 : 5 = 3 12 : 2 = 6

18 : 2 = 9 20 : 5 = 4

Câu 2: Điền số thích hợp (theo mẫu) vào ô có dấu “?”.

Hướng dẫn giải

Câu 3: Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Hướng dẫn giải

Ta có: 14 : 2 = 7 ;

7 + 15 = 22.

Vậy ta có kết quả như sau:

3. Bài tập SGK

3.1. Giải bài 1 trang 122 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Tìm phép nhân thích hợp.

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Hướng dẫn giải

Quan sát ta thấy số quả cà chua ở mỗi nhóm của mỗi hình đều bằng nhau, do đó ta sẽ viết tổng số quả cà chua dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau, sau đó viết tổng đó dưới dạng phép nhân.

Lời giải chi tiết

Ta có:

10 + 10 = 20 tương ứng với phép nhân là 10 × 2 = 20 ;

3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 18 tương ứng với phép nhân là 3 × 6 = 18 ;

4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20 tương ứng với phép nhân là 4 × 5 = 20 ;

6 + 6 + 6 + 6 = 24 tương ứng với phép nhân là 6 × 4 = 24.

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

3.2. Giải bài 2 trang 122 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Viết tích thành tổng rồi tính (theo mẫu).

  1. 3 × 4
  1. 9 × 2
  1. 6 × 5

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Hướng dẫn giải

Phép nhân 3 × 4 có nghĩa là “3 được lấy 4 lần”, hay ta có:

3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12

3 × 4 = 12

Ta thực hiện tương tự với các phép tính còn lại.

Lời giải chi tiết

  1. 9 × 2 = 9 + 9 = 18

9 × 2 = 18

  1. 6 × 5 = 6 + 6 + 6 + 6 + 6 = 30

6 × 5 = 30

3.3. Giải bài 3 trang 123 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Hướng dẫn giải

Quan sát tranh, xác định phép nhân đã cho rồi viết hai phép chia tương ứng (theo mẫu đã cho).

Lời giải chi tiết

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

3.4. Giải bài 4 trang 123 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Mỗi chùm có 5 quả dừa. Hỏi 4 chùm dừa như vậy có bao nhiêu quả?

Hướng dẫn giải

- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số quả dừa có trong 1 chùm) và hỏi gì (số quả dừa có trong 4 chùm), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm số quả dừa có trong 4 chùm ta lấy số quả dừa có trong 1 chùm nhân với 4.

Lời giải chi tiết

Tóm tắt

Mỗi chùm: 5 quả

4 chùm: ... quả ?

Bài giải

4 chùm dừa như vậy có số quả là:

5 × 4 = 20 (quả)

Đáp số: 20 quả dừa.

3.5. Giải bài 5 trang 123 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Liên hoan tết Trung thu, cô giáo mua về cho lớp 15 hộp bánh. Cô chia đều bánh cho 5 tổ. Hỏi mỗi tổ được mấy hộp bánh?

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Hướng dẫn giải

- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số hộp bánh có tất cả, số tổ được chia bánh) và hỏi gì (số hộp bánh mỗi tổ nhận được), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm số hộp bánh mỗi tổ nhận được ta lấy số hộp bánh có tất cả chia cho số tổ được chia bánh.

Lời giải chi tiết

Tóm tắt

Có: 15 hộp bánh

Chia đều cho 5 tổ

Mỗi tổ: ... hộp bánh ?

Bài giải

Mỗi tổ được số hộp bánh là:

15 : 5 = 3 (hộp)

Đáp số: 3 hộp bánh.

3.6. Giải bài 1 trang 123 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Hướng dẫn giải

Thực hiện tính nhẩm các phép nhân, phép chia dựa vào bảng nhân 2, bảng nhân 5, bảng chia 2, bảng chia 5 đã học.

Lời giải chi tiết

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

3.7. Giải bài 2 trang 124 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Mỗi con ong sẽ đậu vào bông hoa nào?

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Hướng dẫn giải

Tính nhẩm kết quả các phép tính ghi trên mỗi con ong và bông hoa dựa vào bảng nhân, bảng chia 2 rồi nối hai phép tính có cùng kết quả để biết ong nào đậu vào hoa nào.

Lời giải chi tiết

Ta có:

2 × 3 = 6 12 : 2 = 6

2 × 5 = 10 8 : 2 = 4

2 × 4 = 8 16 : 2 = 8

2 × 2 = 4 20 : 2 = 10

Vậy mỗi con ong được nối với bông hoa tương ứng như sau:

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

3.8. Giải bài 3 trang 124 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Hướng dẫn giải

Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết

  1. Ta có: 5 × 6 = 30 ;

30 – 9 = 21.

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

  1. Ta có: 14 : 2 = 7 ;

7 + 15 = 22.

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

3.9. Giải bài 4 trang 124 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Mỗi đợt thi múa rồng có 2 đội tham gia. Hỏi 4 đợt thi múa rồng như vậy có bao nhiêu đội tham gia?

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Hướng dẫn giải

- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số đội tham gia có trong mỗi đợt thi) và hỏi gì (số đội tham gia có trong 4 đợt thi), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm số đội tham gia có trong 4 đợt thi ta lấy số đội tham gia có trong mỗi đợt thi nhân với 4.

Lời giải chi tiết

Tóm tắt

Mỗi đợt thi: 2 đội

4 đợt thi: ... đội?

Bài giải

4 đợt thi múa rồng như vậy có số đội tham gia là:

2 × 4 = 8 (đội)

Đáp số: 8 đội.

3.10. Giải bài 5 trang 124 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Bác thợ mộc cưa một thanh gỗ dài 20 dm thành 5 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dài bao nhiêu đề-xi-mét?

Hướng dẫn giải

- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (độ dài thanh gỗ ban đầu, số đoạn được chia) và hỏi gì (độ dài mỗi đoạn), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm độ dài mỗi đoạn ta lấy độ dài thanh gỗ ban đầu chia cho số đoạn được chia.

Lời giải chi tiết

Tóm tắt

Thanh gỗ dài: 20 dm

Cưa thành 5 đoạn bằng nhau

Mỗi đoạn dài: ... dm?

Bài giải

Mỗi đoạn dài số đề-xi-mét là:

20 : 5 = 4 (dm)

Đáp số: 4 dm.

3.11. Giải bài 1 trang 125 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Hướng dẫn giải

- Áp dụng các công thức:

Thừa số × Thừa số = Tích

Số bị chia : Số chia = Thương

- Thực hiện tính nhẩm các phép nhân, phép chia dựa vào bảng nhân 2, bảng nhân 5, bảng chia 2, bảng chia 5 đã học.

Lời giải chi tiết

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

3.12. Giải bài 2 trang 125 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Mỗi con thỏ được lấy các củ cà rốt ghi phép tính có kết quả là số ghi trên con thỏ đó. Hỏi con thỏ nào lấy được nhiều củ cà rốt nhất?

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Hướng dẫn giải

Tính nhẩm các phép tính ghi ở các củ cà rốt rồi nối kết quả mỗi phép tính đó với ố ghi ở thỏ. Từ đó tìm ra thỏ đã lấy được những củ cà rốt nào và tìm được chú thỏ lấy được nhiều củ cà rốt nhất.

Lời giải chi tiết

Ta có:

2 × 3 = 6 2 × 5 = 10

16 : 2 = 8 50 : 5 = 10

20 : 2 = 10 4 × 2 = 8

30 : 5 = 6 12 : 2 = 6

40 : 5 = 8 2 × 4 = 8

Do đó, mỗi chú thỏ lấy được cà rốt như sau:

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Vậy thỏ ghi số 8 lấy được nhiều củ cà rốt nhất (4 củ).

3.13. Giải bài 3 trang 126 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Hướng dẫn giải

Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết

  1. Ta có:

5 × 3 = 15

15 + 9 = 24.

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

  1. Ta có:

4 : 2 = 2

2 × 5 = 10

10 – 4 = 6.

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

3.14. Giải bài 4 trang 126 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Trong ngày hội đua thuyền, mỗi đợt đua có 5 thuyền tham gia. Hỏi 3 đợt đua như vậy có tất cả bao nhiêu thuyền tham gia?

Bài tập nhân chia trước cộng trừ sau lớp 2 năm 2024

Hướng dẫn giải

- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số thuyền tham gia ở mỗi đợt đua) và hỏi gì (số thuyền tham gia ở 3 đợt đua), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm số thuyền tham gia ở 3 đợt đua ta lấy số thuyền tham gia ở mỗi đợt đua nhân với 3.

Lời giải chi tiết

Tóm tắt

Mỗi đợt đua: 5 thuyền

3 đợt đua: ... thuyền?

Bài giải

3 đợt đua như vậy có tất cả số thuyền tham gia là:

5 × 3 = 15 (thuyền)

Đáp số: 15 thuyền.

3.15. Giải bài 5 trang 126 SGK Toán 2 tập 2 KNTT

Rô-bốt đếm trong chuồng cả gà và thỏ có 8 cái chân. Hỏi trong chuồng có mấy con thỏ?

Hướng dẫn giải

Học sinh có thể làm theo cách thử chọn: trường hợp có 1 con thỏ, 2 con thỏ, ... từ đó tìm số con gà trong mỗi trường hợp và lựa chọn đáp án thích hợp.