Bài tập thể dục cho gan nhiễm mỡ năm 2024

Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga giúp giảm calo, tiêu mỡ, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất béo, phòng ngừa gan nhiễm mỡ không do rượu.

Gan nhiễm mỡ không do rượu là tình trạng chất béo tích tụ quá mức trong tế bào gan, chiếm hơn 5% trọng lượng hoặc thể tích gan, xảy ra ở người ít hoặc không sử dụng bia rượu. Lượng mỡ thừa dễ dẫn đến viêm, ảnh hưởng đến chức năng gan, tiến triển thành viêm gan mạn tính, xơ gan.

ThS.BS Đoàn Vĩnh Bình, Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết tập thể dục giúp đốt cháy năng lượng thừa, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất béo, giảm chất béo tích tụ trong tế bào gan. Hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Đi bộ là bài tập đơn giản, ít mất sức nhưng có thể góp phần tiêu hao năng lượng, giảm mỡ thừa trong cơ thể và gan. Bác sĩ Bình dẫn nghiên cứu tại Anh trên gần 96.690 người cho thấy đi bộ 2.500 bước mỗi ngày (tương đương đi bộ khoảng 20-30 phút) có thể giảm 47% nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Đi bộ thường xuyên còn hỗ trợ trao đổi chất và lưu thông máu.

Đạp xe thường xuyên có thể đốt cháy năng lượng thừa, giảm tích tụ chất béo ở gan và xung quanh gan. Người tập đạp xe với tốc độ vừa phải trong một giờ có thể tiêu hao 300 calo, tốc độ nhanh khoảng 600-1.000 calo.

Bài tập thể dục cho gan nhiễm mỡ năm 2024

Đạp xe đốt cháy năng lượng, giảm mỡ thừa trong gan. Ảnh: Freepik

Bơi lội giúp cho cơ thể chống lại lực cản của nước, là bài tập tác động toàn thân, giảm mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân và phòng gan nhiễm mỡ. Theo bác sĩ Bình, mỗi người nên bắt đầu tập bơi 20-30 phút trong 3-4 ngày mỗi tuần, sau đó tăng dần thời gian để hạn chế đau mỏi cơ.

Yoga có tác dụng giảm mỡ thừa toàn thân, phòng ngừa mỡ tích tụ trong gan, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức khỏe tổng thể. Các bài tập yoga như Kapaalbhati (hơi thở của lửa), Matsyasana (tư thế con cá), Dhanurasana (tư thế cánh cung)... kích thích và hỗ trợ tăng cường chức năng gan.

Người trưởng thành nên hoạt động thể chất cường độ từ vừa phải đến cao ít nhất 150-300 phút mỗi tuần. Nên bắt đầu với bài tập nhẹ, thời lượng ngắn, sau đó tăng dần cường độ và độ khó theo thời gian. Luyện tập đều đặn mỗi ngày để cơ thể quen dần và đạt hiệu quả. Khởi động và giãn cơ trong 5-10 phút giúp tránh chuột rút hoặc chấn thương khi tập thể dục.

Bác sĩ Bình cho biết thêm bên cạnh tập thể dục mỗi người cần ăn uống khoa học, hạn chế thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, không uống rượu bia để phòng gan nhiễm mỡ. Bổ sung các dưỡng chất từ thiên nhiên như wasabia japonica, s.marianum hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa và hoạt động của tế bào gan, góp phần phòng ngừa gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh phổ biến xuất phát từ thói quen ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Gan nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa do tốc độ phát triển của cuộc sống hiện đại làm ảnh hưởng đến thói quen sống

Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng cho người bệnh. Gan nhiễm mỡ nặng có thể làm tăng men gan, gây suy gan, xơ gan... Những người béo phì, thừa cân thường là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Do vậy, ngoài chế độ ăn uống, mọi người cần áp dụng các bài tập phòng tránh gan nhiễm mỡ để giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm cân hiệu quả.

Dưới đây là bài tập Burpee, một bài tập cardio quen thuộc và rất dễ thực hiện. Bạn chỉ cần bỏ ra 20-30 phút cho bài tập này kết hợp nghỉ ngắt quãng và phối hợp thêm các động tác khác sẽ giúp giảm cân và giảm mỡ trong gan rất tốt.

1. Bài tập phòng tránh gan nhiễm mỡ Burpee được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến khích áp dụng đều đặn mỗi ngày. Nó không chỉ giúp điều trị và phòng ngừa nguy cơ gan nhiễm mỡ mà còn là phương pháp giảm cân hiệu quả, an toàn cao.

Bệnh gan nhiễm mỡ (hay còn gọi là gan nhiễm mỡ không do rượu) đề cập đến một loạt các tình trạng gây ra bởi chất béo trong gan. Mặc dù nó thường không gây ra vấn đề gì trong giai đoạn đầu, nhưng có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến suy gan và thậm chí là ung thư…

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ là thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt nếu bạn có nhiều mỡ quanh eo. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, các cơ quan y tế khuyên, nên duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên.

Bài tập thể dục cho gan nhiễm mỡ năm 2024
Chỉ 22 phút đi bộ mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tiêu hóa Hoa Kỳ đã sử dụng 14 nghiên cứu tập trung vào các can thiệp tập thể dục, bao gồm 551 người tham gia mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Các nhà khoa học từ các trường đại học ở Hoa Kỳ đã đánh giá các dữ liệu như tuổi tác, giới tính, chỉ số khối cơ thể, thay đổi trọng lượng cơ thể, tuân thủ các quy trình tập thể dục và mức độ mỡ gan đo được bằng MRI. Kết quả có ý nghĩa lâm sàng là phải giảm được 30% mỡ gan, được đo bằng MRI.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, tập thể dục có khả năng tạo ra những kết quả này cao gấp 3,5 lần, so với các phương pháp chăm sóc thông thường.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã xác định ‘liều lượng’ tập thể dục tốt nhất là bao nhiêu, phát hiện ra rằng 39% bệnh nhân đạt hoặc vượt qua mức tương đương với 150 phút đi bộ nhanh hằng tuần hoặc ít nhất 22 phút mỗi ngày, có thể đạt đến ngưỡng gan khỏe mạnh này. Chỉ 26% những người tập thể dục ít hơn mức này đạt được điểm này.

Những phát hiện này ủng hộ số lượng bài tập được khuyến nghị bởi Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, Hiệp hội Nghiên cứu về Gan và NHS Châu Âu.

“Phát hiện của chúng tôi có thể giúp các bác sĩ tự tin kê đơn tập thể dục như một phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu”, TS. Jonathan Stine, Trung tâm Y tế Penn State Health Milton S. Hershey, tác giả nghiên cứu cho biết.

Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu hiện có đã cho thấy rằng 150 phút tập thể dục mỗi tuần – hoặc ít nhất 22 phút mỗi ngày – là tối ưu có hiệu quả giảm gan nhiễm mỡ.

Có một lượng hoạt động thể chất mục tiêu để hướng tới, sẽ hữu ích cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe phát triển các phương pháp tiếp cận cá nhân hóa, giúp bệnh nhân thay đổi lối sống và trở nên năng động hơn về thể chất.

Các bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, nên có lượng hoạt động hằng ngày. Ví dụ: Đi bộ nhanh hoặc đạp xe vừa phải 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.

Ngoài việc thừa cân, các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm:

  • Bị đái tháo đường type 2
  • Có một tình trạng ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin
  • Kháng insulin, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang
  • Tuyến giáp hoạt động kém
  • Tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol
  • Mắc hội chứng chuyển hóa (sự kết hợp của bệnh tiểu đường, huyết áp cao và béo phì)
  • Trên 50 tuổi…

Bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nhưng nếu trở nên nghiêm trọng hơn, và có thể gây ra:

  • Đau âm ỉ hoặc đau nhức ở phía trên bên phải bụng (ở phía dưới bên phải của xương sườn)
  • Cực kỳ mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Yếu đuối
  • Vàng da, vàng mắt
  • Ngứa da
  • Sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân hoặc bụng (phù nề).

Nếu nghĩ mình bị bệnh gan nhiễm mỡ, cần đi khám để được tư vấn các biện pháp ứng phó phù hợp. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyên bạn nên:

Gan nhiễm mỡ nên tập thể dục như thế nào?

Tập thể dục cho gan khỏe mạnh Các bài tập rèn luyện sức đề kháng hoặc sức mạnh, như nâng tạ, cũng có thể cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ. Đặt mục tiêu tập thể dục nhịp điệu từ trung bình đến cao từ 30 đến 60 phút trở lên trong ít nhất 5 ngày một tuần và luyện tập sức mạnh từ trung bình đến cao cấp 3 ngày một tuần.

Gan nhiễm mỡ độ 2 nên kiêng ăn gì?

Gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì?.

Chất béo xấu. Chất béo xấu, mỡ động vật là nhóm cần được loại bỏ trong khẩu phần ăn của người bị gan nhiễm mỡ cấp độ 2. ... .

Đồ uống có cồn. Đây là nhóm đồ uống cấm kỵ. ... .

Thịt đỏ ... .

Hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol. ... .

Trái cây nhiều đường. ... .

Gia vị cay nóng..

Tập thể dục thế nào tốt cho gan?

Bài tập nâng cao cánh tay..

Bài tập vặn cột sống..

Bài tập uốn bụng..

Bài tập giơ chân..

Bài tập vòng chân qua đầu..

Tư thế hơi thở.

Tư thế cánh cung..

Tư thế mặt bò.

Tập thể dục như thế nào để giảm mỡ máu?

Tập thể dục nhịp điệu là một nhà vô địch để cải thiện cholesterol. Đi bộ, chạy bộ, bơi lội và đi xe đạp đều là những lựa chọn tốt. Nếu bạn thích đến phòng tập thể dục, hãy thử máy chạy bộ, máy tập hình elip hoặc máy tập bước. Hoặc tham gia một lớp học thú vị và có động lực, như Zumba hoặc bước.