Bài tập tiếng việt lớp 4 tập 1 trang 37

Đọc bài Tập đọc Một người chính trực [trang 36, 37 SGK Tiếng Việt 4 tập 1] và trả lời câu hỏi sau:

Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ở chỗ ông không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông Tô Hiến Thành cương quyết làm theo di chiếu, lập thái tử Long Cán lên làm vua.

LUYỆN TẬP VÀ CÂU - DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG

I - Nhận xét

1. Tìm và viết vào chỗ trống các từ có nghĩa như sau :

Nghĩa

Từ

a]   Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.

b]   Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.

c]   Người đứng đầu nhà nước phong kiến.

d] Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.

...............

...............

...............

...............

2. Các từ em tìm được ở bài tập 1 khác nhau thế nào ? Viết lời giải thích của em.

Danh từ

Khác nhau về nghĩa

Khác nhau về cách viết

a] sông

- là tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn.

b] Cửu Long

- là tên riêng của một dòng sông

c] vua

   

d] Lê Lợi

 -

II - Luyện tập

1. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau, viết vào bảng phân loại ở dưới :

Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhân /Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành/ một / đường / quanh co / trắng xoá /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mắt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ/

Danh từ chung: ..............................

Danh từ riêng: ...............................

2.

a] Viết họ và tên của ba bạn nam, ba bạn nữ trong lớp em.

b] Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng ? Vì sao ?

TRẢ LỜI:

I - Nhận xét

1. Tìm và viết vào chỗ trống các từ có nghĩa như sau

Nghĩa

Từ

a] Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.

sông

b] Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tĩnh phía Nam nước ta.

Cửu Long

c] Người đứng đầu nhà nước phong kiến.

vua

d] Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta

Lê Lợi

 2. Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào? Viết lời giải thích của em.

Danh từ

Khác nhau vể nghĩa

Khác nhau về cách viết

a] sông

- là tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn

- không viết hoa

b] Cửu Long

- là tên riêng của một dòng sông

- viết hoa

c] vua

- tên chung dùng để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến

- không viết hoa

d] Lê Lợi

- tên riêng của một vị vua cụ thể

- viết hoa

II  - Luyện tập

1. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau, ghi vào bảng phân loại ở dưới :

Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhân /Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành/ một / đường / quanh co / trắng xoá /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mắt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ/

Danh từ chung

núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy nhà, trái, phải, giữa trước

Danh từ riêng

Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Đại Huệ Trác, Bác Hồ

2.

a] Viết họ và tên của 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em.

-    Họ và tên ba bạn nam :

+ Trịnh Văn Nguyên

+ Đỗ Minh Khang

+ Đỗ Thái Hòa

-    Họ và tên ba bạn nữ :

+ Nguyễn Thị Mỹ Linh

+ Trần Thu Thủy

+ Đỗ Ngọc Phương Trinh

b] Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng ? Vì sao ?

Họ và tên các bạn ấy là danh từ riêng, do đó phải viết hoa cả họ và tên đệm.

Giaibaitap.me

Page 2

LUYỆN TỪ VÀ CÂU - MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG

1. Chọn các từ tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái để điền vào từng chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau :

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo : “Minh là một học sinh có lòng ........... Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minhkhông ........... Minh giúp đỡ các bọn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bọn hay mặc cảm ........... nhất cũng dần dần thấy ........... hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào ...........

Lớp 4A chúng em rất ........... về bạn Minh.

2.  Nối từ ở cột B với nghĩa của từ đó ở cột A : 

A

B

a] Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó.

1] trung thành

b] Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi.

2] trung hậu

c] Một lòng một dạ vì việc nghĩa.

3] trung kiên

d] ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một.

4] trung thực

e] Ngay thẳng, thật thà.

5] trung nghĩa

3. Xếp các từ ghép dưới đây thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung:

[trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm]:

a]  Trung có nghĩa là “ở giữa”                                                                                                               

b] Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”

4.  Đặt câu với một từ đã cho ở bài tập 3 :

TRẢ LỜI:

1. Chọn các từ tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái để điền vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau :

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo : “Minh là một học sinh có lòng tự trọng. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không tự kiêu. Minh giúp đỡ các bọn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bọn hay mặc cảm, tự ti nhất cũng dần dần thấy tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái.

Lớp 4A chúng em rất tự hào về bạn Minh.

2. Nối từ ở cột B với nghĩa của từ đó ở cột A :

a-1; b-3; c-5; d-2; e-4.

3. Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung [trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung trực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm] :

a] Trung có nghĩa là “ở giữa”: trung thu, trung bình, trung tâm

b] Trung có nghĩa là “một lòng dạ” : trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên

4. Đặt câu với một từ đã cho ở bài tập 3:

- Trung thu, trăng sáng vằng vặc, soi rõ sân nhà em.

- Bạn Khang là một học sinh có học lực trung bình của lớp.

- Phương Trinh học giỏi lại vui tính nên luôn là trung tâm của lớp.

- Trong thời phong kiến, các vị quan rất trung thành với vua chúa.

- Phụ nữ miền Nam rất trung hậu, xứng đáng với lời khen của Bác Hồ

- Trung thực là một trong những đức tính tốt.

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề