Bài tập tình huống luật sở hữu trí tuệ năm 2024

Trên các chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã bật nhạc để phục vụ hành khách, trong đó có nhiều bài hát của Việt Nam. Ngày 20/10/2005 Vietnam Airlines nhận được thư của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam yêu cầu phải trả phí khi sử dụng các sản phẩm âm nhạc Việt Nam trong kinh doanh. Vietnam Airlines không đồng ý với yêu cầu này vì đã trả tiền cho việc sử dụng các tác phẩm này khi mua các đĩa VCD, CD hợp pháp của các công ty sản xuất băng đĩa như Hồ Gươm Audio, Phương Nam.

Ngoài ra các chương trình phim, ca nhạc trên chuyến bay của Vietnam Airlines, ngoài mục đích phục vụ hành khách còn có ý nghĩa hết sức quan trọng là giới thiệu đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế và kiều bào ở nước ngoài. Hãy nêu quan điểm của em đối với lập luận của Vietnam Airlines?

Uploaded by

Hồ Trân

0% found this document useful (0 votes)

91 views

39 pages

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

0% found this document useful (0 votes)

91 views39 pages

File Tổng Hợp Bài Tập Và Tình Huống SHTT

Uploaded by

Hồ Trân

Jump to Page

You are on page 1of 39

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bài tập tình huống luật sở hữu trí tuệ năm 2024

Tài liệu làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu

1. Doanh nghiệp X đang làm hồ sơ để đăng ký sở hữu công nghiệp về sáng chế. Tuy nhiên, trong thành phần hồ sơ lại có tài liệu chứng minh quyền đăng ký bằng tiếng Anh. Xin hỏi, pháp luật có cho phép sử dụng tài liệu được làm bằng ngôn ngữ không phải tiếng Việt để nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 2 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005) quy định:

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:

1. Giấy uỷ quyền;

2. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;

3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;

  1. Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên, Doanh nghiệp X có thể sử dụng tài liệu chứng minh quyền đăng ký bằng tiếng Anh để nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp với điều kiện phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu.

Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

2. Doanh nghiệp KH đang làm đơn đăng ký nhãn hiệu. Doanh nghiệp KH hỏi, mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau có được không?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005) quy định yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, như sau:

1. Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ cho một đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 dưới đây.

2. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.

3. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:

  1. Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;
  1. Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đó.

4. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên thì mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

Ủy quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp

3. Doanh nghiệp MS muốn ủy quyền cho ông Lê Văn H để tiến hành các thủ tục liên quan đến gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ. Vậy, việc ủy quyền này có cần phải lập thành văn bản không? Nếu có thì giấy ủy quyền phải có nội gì và thời hiệu là bao nhiêu lâu?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005) quy định việc ủy quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, như sau:

1. Việc ủy quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.

2. Giấy uỷ quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;
  1. Phạm vi uỷ quyền;
  1. Thời hạn uỷ quyền;
  1. Ngày lập giấy uỷ quyền;

đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.

3. Giấy uỷ quyền không có thời hạn uỷ quyền được coi là có hiệu lực vô thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền.

Như vậy, để tiến hành các thủ tục liên quan đến gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, Doanh nghiệp MS phải lập giấy ủy quyền cho ông Lê Văn H. Nội dung và hiệu lực của giấy ủy quyền, Doanh nghiệp tư nhân MS có thể tham khảo theo quy định nêu trên.

Tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn

4. Doanh nghiệp XS đã nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Doanh nghiệp XS muốn biết ngày nộp đơn được xác định như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005) và khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2022) quy định việc tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn, như sau:

1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây:

  1. Tờ khai đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu;
  1. Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế; bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý;
  1. Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.

2. Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế.

3. Đơn đăng ký đối với sáng chế mật được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì Doanh nghiệp Y có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng qua bưu điện và ngày nộp đơn được xác định là ngày gửi đơn theo dấu bưu điện.