Bài tập vận dụng cao hỗn hợp kim loại năm 2024

Uploaded by

bi_hpu2

0% found this document useful (0 votes)

5K views

4 pages

Copyright

© Attribution Non-Commercial (BY-NC)

Available Formats

DOC, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

0% found this document useful (0 votes)

5K views4 pages

Phương pháp giải nhanh bài toán kim loại tác dụng với O2

Uploaded by

bi_hpu2

Jump to Page

You are on page 1of 4

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bài tập vận dụng cao hỗn hợp kim loại năm 2024

Bài tập đại cương kim loại là một trong những chuyên đề quan trọng, thường xuyên xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia. Vậy để làm tốt các dạng bài tập đại cương kim loại cần nắm chắc những kiến thức gì? Cùng BTEC FPT khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Bài tập vận dụng cao hỗn hợp kim loại năm 2024
Các dạng bài tập đại cương kim loại

Dạng 1: Tính chất chung của kim loại

Viết cấu hình electron (hoặc cấu hình electron lớp ngoài cùng) của nguyên tử kim loại, sau đó xác định nguyên tắc:

  • Số thứ tự ô nguyên tố = số điện tích hạt nhân = số e = Z.
  • Số thứ tự chu kì = số lớp electron.

Nhóm:

  • Nếu electron cuối cùng thuộc phân lớp s (hoặc p) thì thuộc nhóm A (phân nhóm chính). Lúc đó, số thứ tự nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng.
  • Nếu electron cuối cùng thuộc phân lớp d (hoặc f) thì thuộc nhóm B (phân nhóm phụ). Lúc đó, số thứ tự nhóm B bằng số electron ở lớp ngoài cùng cộng thêm số electron ở phân lớp d không bão hòa sát lớp ngoài cùng.

Chú ý:

  • Lớp ngoài dạng (n – 1)d4ns2 thì chuyển thành (n-1)d5ns1 (cấu hình bán bão hòa).
  • Lớp ngoài dạng (n-1)d9ns2 thì chuyển thành (n-1)d10ns1.

👉 Xem thêm: Đề thi thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất 👉 Xem thêm: Bộ 30 đề thi thử thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất 👉 Xem thêm: Cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2024 môn hóa chính xác 👉 Xem thêm: Tài liệu ôn thi thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất

Dạng 2: Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại

Ở dạng này học sinh cần hiểu rõ các tính chất hóa học chung và các tính chất đặc trưng của từng nhóm kim loại để vận dụng viết phương trình phản ứng.

Dạng 3: Các dạng bài tập về dãy điện hóa kim loại và pin điện hóa

Xác định thế điện cực chuẩn, suất điện động chuẩn của pin điện hóa

Chiều phản ứng: Viết cặp oxi hóa - khử có thế điện cực nhỏ ở bên trái, cặp oxi hóa - khử có thế điện cực chuẩn lớn hơn ở bên phải rồi viết phương trình phản ứng oxi hóa - khử theo quy tắc α.

Dạng 4: Phương pháp giải các bài toán về kim loại

Có rất nhiều phương pháp giải các bài toán về kim loại mà học sinh cần nắm chắc và luyện tập thường xuyên như: phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp tăng giảm khối lượng, phương pháp sơ đồ đường chéo, phương pháp nguyên tử khối trung bình, phương pháp bảo toàn electron, phương pháp bảo toàn nguyên tố, phương pháp viết phản ứng dưới dạng rút gọn.

Dạng 5: Kim loại tác dụng với dung dịch axit

  • Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Kim loại trong cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn âm (tức kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại) khử được ion hydro H+ của axit thành H2
  • Với H2SO4 đặc nóng, HNO3: Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) khử được S6+ và N5+ trong các axit này xuống số oxi hóa thấp hơn.

Dạng 6: Kim loại tác dụng với dung dịch muối

Để làm tốt dạng này học sinh cần nắm vững kiến thức về dung dịch muối, phản ứng hóa học và kim loại.

Cách giải bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối như sau:

  • Bước 1: Xác định kim loại và muối tham gia phản ứng.
  • Bước 2: Xác định cation của muối.
  • Bước 3: Dựa vào tính chất hóa học của kim loại và cation của muối để viết phương trình phản ứng.

Ví dụ bài tập đại cương kim loại

Ví dụ 1: Ngâm một cái đinh sắt vào 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu.

  1. 1M B. 0,5M C. 0,25M D. 0,4M

Hướng dẫn giải:

Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

Theo phương trình: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

Cứ 1 mol Fe (56 gam) tác dụng với 1 mol CuSO4 → 1 mol Cu (64 gam).

Khối lượng đinh sắt tăng: 64 – 56 = 8 (gam)

Thực tế khối lượng đinh sắt tăng 0,8 (gam)

Vậy nCuSO4 phản ứng = 0,8/8 = 0,1(mol) và CM CuSO4 = 0,1/0,2 = 0,5M

Đáp án: B

Ví dụ 2: Hòa tan hết 7,74 g hỗn hợp bột M, Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:

  1. 38,93 gam B. 103,85 gam C. 25,95 gam D. 77,86 gam.

Hướng dẫn giải:

Ta có: nH2 = 8,736/22,4 = 0,39 mol

nHCl = 0,5.1 = 0,5 mol

nH2SO4 = 0,28.0,5 = 0,14 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mhh + mHCl + mH2SO4 = mmuối + mH2

mmuối = 7,74 + 0,5.36,5 + 0,14.98 - 039.2 = 38,93 gam.

Đáp án: A

Ví dụ 3: Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.

  1. 0,8 mol B. 0,4 mol C. 0,3 mol D. 0,25 mol

Hướng dẫn giải:

Nhận xét: Kim loại + HCl → muối + H2

Ta có: m dung dịch tăng = m kim loại – m khí thoát ra

⇒ mH2 = 7,8 - 7 = 0,8 (gam) ⇒ nH2 = 0,4 (mol)

Áp dụng bảo toàn nguyên tử H: nHCl = 2.nH2 = 0,8 (mol).

Đáp án: A

👉 Xem thêm: 100 bài tập hóa hữu cơ 11 mới nhất 👉 Xem thêm: 100 bài tập ancol phenol mới nhất 👉 Xem thêm: 100 bài tập andehit mới nhất 👉 Xem thêm: 100 bài tập este mới nhất 👉 Xem thêm: 100 bài tập lipit mới nhất 👉 Xem thêm: 100 bài tập cacbohidrat mới nhất 👉 Xem thêm: 100 bài tập amin mới nhất 👉 Xem thêm: 100 bài tập amino axit mới nhất 👉 Xem thêm: 100 bài tập peptit mới nhất 👉 Xem thêm: 100 bài tập polime mới nhất 👉 Xem thêm: 100 bài tập kim loại kiềm 👉 Xem thêm: 100 bài tập hóa vô cơ

Bài tập vận dụng cao hỗn hợp kim loại năm 2024

Danh sách bài tập đại cương kim loại

Bài tập 1: Đốt cháy m gam hỗn hợp ba kim loại Mg, Cu, Zn thu được 34,5 gam hỗn hợp rắn X gồm ba oxit kim loại. Để hòa tan hết hỗn hợp X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl. Giá trị của m là:

  1. 28,1. B. 21,7. C. 31,3. D. 24,9.

Bài tập 2: Nung 53,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu ngoài không khí thu được 72,6 gam Y gồm CuO, FeO, 2 3Fe O và 3 4Fe O. Thể tích dung dịch hỗn hợp HCl 2M và 2 4H SO 1M cần dùng tối thiểu để hòa tan hết Y là:

  1. 500 ml. B. 600 ml. C. 700 ml. D. 800 ml.

Bài tập 3: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn á dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được 2,81g hỗn hợp Y gồm các oxit. Cho lượng oxit này tác dụng hết với dung dịch H2SO4 (vừa đủ). Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 6,81g hỗn hợp muối sunfat khan. Giá trị của m là:

  1. 1,21 B. 1,81 C. 2,01 D. 6,03

Bài tập 4: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 g kim loại M có hoá trị không đổi cần 5,6 lít hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2 (đktc). Phản ứng hoàn toàn thu được 23 g hỗn hợp chất rắn. M là:

  1. Cu. B. Be C. Mg D. Ca

Bài tập 5: Cho 2 Cl tác dụng với 16,2 gam kim loại R (có hóa trị không đổi là n) thu được 58,8 gam chất rắn X. Cho 2O dư tác dụng với X đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 63,6 gam chất rắn Y. Kim loại R là:

  1. Mg. B. Al. C. Zn. D. Ba.

Bài tập 6: Hỗn hợp X gồm (0,3 mol Zn và 0,2 mol Al) phản ứng vừa đủ với 0,45 mol hỗn hợp Y gồm (Cl2, O2) thu được x gam chất rắn. phần trăm khối lượng của oxi trong Y và giá trị của x tương ứng là:

  1. 24,32% và 64 B. 18,39% và 51 C. 13,26% và 46 D. 21,11% và 56

Bài tập 7: Một hỗn hợp X gồm 2Cl và 2O. X phản ứng hết với 9,6 gam Mg và 16,2 gam Al tạo ra 74,1 gam hỗn hợp muối clorua và oxit. Thành phần phần trăm theo thể tích của 2Cl trong X là:

  1. 50,00%. B. 55,56%. C. 66,67%. D. 44,44%.

Bài tập 8: Hòa tan hết 39,8 gam hỗn hợp bột kim loại Mg, Al, Zn, Fe cần dùng 800ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 1M (vừa đủ), thu được dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là:

  1. 72,5. B. 155,0. C. 145,0. D. 125,0.

Bài tập 9: Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp Mg, Al bằng 500ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 loãng 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2. Cô cạn X thu được khối lượng muối là:

  1. 103,85 gam B. 25,95 gam C. 77,86 gam D. 38,93 gam

Tham khảo thêm bài tập đại cương kim loại tại:

  • phan-dang-va-bai-tap-chuyen-de-dai-cuong-ve-kim-loai-co-dap-an-va-loi-giai.pdf
  • Đại cương về kim loại
  • 240 câu trắc nghiệm đại cương về kim loại
  • Trắc nghiệm điều chế kim loại có đáp án
  • Bài tập và lý thuyết kim loại kiềm, kiềm thổ
    Bài tập vận dụng cao hỗn hợp kim loại năm 2024
    Danh sách bài tập đại cương kim loại với BTEC FPT

Trên đây là những dạng bài tập bám sát đề thi THPT Quốc Gia được chúng mình tổng hợp lại. Hy vọng với bộ tài liệu này các bạn sẽ ôn luyện tốt và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. BTEC FPT chúc bạn thành công!