Bài tập về các giai đoạn thực hiện tội phạm năm 2024

Bài tập MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Đề: 54 I. Tội phạm là gì ? I.1. Khái niệm về tội phạm _Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực cho xã hội bị bất kỳ Nhà nước nào cũng đấu tranh chống lại. Nhưng ở mỗi thời kỳ có những quan niệm khác nhau, nên có nhiều định nghĩa khác nhau. Có hai cách định nghĩa về tội phạm trong Luật hình sự: _ Thứ nhất, định nghĩa hình thức về tội phạm: Tội phạm là hành vi bị luật hình sự cấm bởi việc răn đe áp dụng hình phạt. Có hai dấu hiệu nhận biết là hành vi vị pháp luật hình sự cấm và răn đe áp dụng hình phạt. _ Theo đó, định nghĩa về hình thức của tội phạm chỉ mô tả hình thức bên ngoài, chưa nói được nội dung bên trong của tội phạm, bản chất của nó, chưa phân biệt được sự khác nhau so với những hành vi khác. _ Thứ hai, định nghĩa nội dung về tội phạm: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Có bốn dấu hiệu nhận biết là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. _ Tiêu chí đầu tiên để nhận biết về tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nêu lên nội dung, bản chất của nó _ Khái niệm tội phạm được quy định tại Khoản 1, Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 như sau: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự" _ Như vậy, khái niệm về tội phạm được nêu trong Khoản 1, Điều 8 của Bộ luật hình sự 2015 là khái niệm tội phạm về nội dung. Trong định nghĩa này đã liệt kê, xác minh rõ phạm vi các quan hệ xã hội được luật hình sự Việt Nam điều chỉnh và bảo vệ, thể hiện rõ bản chất giai cấp của pháp luật hình sự. Luật hình sự trước hết bảo vệ những quan hệ đảm bảo cho sự tồn tại của Nhà nước Việt Nam, góp phần tạo nên hiệu quả cho việc phòng tội phạm, giúp người dân biết được giới hạn xử sự I.2. Phân loại tội phạm _ Căn cứ vào Khoản 1, Điều 9 Bộ luật hình sự 2015, ta có bốn loại tội phạm được căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm, mức cao nhất của khung hình phạt mà phân loại được: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. a) Tội phạm ít nghiêm trọng _ Là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm Ví dụ: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ - Điều 124 hoặc Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 125.

A có ý định giết chị C( là vợ của A) để tự do lấy nhân tình. Đã có lần A cho thuốc diệt chuột vào ấm thuốc bắc của chị C làm chị C bị nhiễm độc nhưng không chết , tổn hại sức khỏe không đáng kể. Khoảng 1 tháng sau đó, A lại giết chị C bằng thủ đoạn cho uống thuốc ngủ, A tán thuốc thành bột và trộn với bột sắn dây. Chị C không biết bột sắn dây có trộn thuốc ngủ nên pha 1 cốc uống và đã tử vông . Hỏi:

1. Giả thiết chị C không chết thì A có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? tội phạm thực hiện ở giai đoạn?

2. Xác định khách thể, đối tượng tác đôngh và các đấu hiệu khách quan của tội phạm trong vụ án trên?

3. Giả định A trước khi thực hiện hành vi phạm tội như tình huống trên mà đang có án tích về tội trộm cắp tài sản thì A bị coi là phạm tội có tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao?

  • 1. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM MINH THÔNG CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2023
  • 2. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM MINH THÔNG CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 60.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. PHẠM VĂN TỈNH HÀ NỘI, năm 2023
  • 3. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được trích dẫn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Minh Thông
  • 4. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.....................................................................................................................7 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của các giai đoạn thực hiện tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam.........................................................................................................................7 1.2. Quy định của pháp luật về các giai đoạn thực hiện tội phạm.........................23 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..........................................................................................................38 2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các giai đoạn thực hiện tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng................................................................................................39 2.2. Những kết quả đạt được từ thực tiễn.............................................................................53 2.3. Những khó khăn, hạn chế, bất cập và nguyên nhân.............................................57 CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM XÁC ĐỊNH VÀ XỬ LÝ ĐÚNG TỪNG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM......................................60 3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự liên quan đến các giai đoạn thực hiện tội phạm...........................................................................................................................................................60 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với các giai đoạn thực hiện tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...............................70 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng So sánh tỷ lệ bản án của tội phạm chưa hoàn thành so 2.1. với tội phạm đã hoàn thành thông qua nghiên cứu 100 38 bản án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015 2.2. So sánh tỷ lệ các tội phạm cụ thể trong 08 bản án hình 39 sự về tội phạm chưa hoàn thành 2.3. Tỷ lệ giai đoạn chuẩn bị phạm tội trong 08 bản án hình 40 sự về tội phạm chưa hoàn thành So sánh tỷ lệ giai đoạn chuẩn bị phạm tội so với giai 2.4. đoạn phạm tội chưa đạt trong 08 bản án hình sự về tội 41 phạm chưa hoàn thành
  • 6. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của các giai đoạn thực hiện tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam Khoa học luật hình sự trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đều phân biệt các giai đoạn phạm tội, như là cách thức để nhận biết dấu hiệu của tội phạm ở từng thời điểm thực hiện. Trong khoa học luật hình sự Liên bang Nga, quan điểm về các giai đoạn cũng có sự khác nhau. Cụ thể như sau: 1) Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các giai đoạn chuẩn bị và trực tiếp thực hiện tội phạm cố ý, được phân biệt với nhau theo tính chất (nội dung) của hành vi đã được thực hiện và thời điểm chấm dứt xử sự có tính chất tội phạm (B.V.Zđravômưxlôv); 2) Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các giai đoạn nhất định của việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm cố ý, được phân biệt với nhau theo tính chất của những hành vi được thực hiện và thời điểm chấm dứt hành vi ấy (X.G.Kelina); 3) Các giai đoạn của việc chuẩn bị và trực tiếp thực hiện tội phạm được quy định trong luật và được phân biệt với nhau theo tính chất và nội dung của hành vi người phạm tội thực hiện, cũng như mức độ kết thúc hành vi phạm tội (Ê.F.Pobegailô)... [3, tr.440-441]. Còn trong khoa học luật hình sự Việt Nam, các nhà khoa học luật hình sự, về cơ bản đã đi sâu nghiên cứu và đưa ra các quan điểm khác nhau về tội phạm chưa hoàn thành và nói chung đều thừa nhận chỉ những tội phạm do 7
  • 7. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM phạm tội cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, bằng ý chí chủ quan của mình quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng thì mới có các giai đoạn phạm tội. GS.TSKH. Lê Văn Cảm viết: Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước phát triển theo một trình tự nhất định mà tội phạm trải qua, được thể hiện bằng việc thực hiện các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm tương ứng và bằng mức độ khác nhau của việc thể hiện sự cố ý phạm tội của chủ thể [3, tr.441]. Hay tác giả Trần Văn Đượm lại đưa ra quan điểm tương tự và liệt kê các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm là "các bước trong quá trình thực hiện tội phạm bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành" [22, tr.176]. Hay gần đây, TS. Trịnh Tiến Việt quan niệm: "Các giai đoạn phạm tội được hiểu là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý, phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ở từng thời điểm, bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành" [31, tr.156]; v.v... Chắt lọc từ những quan điểm nêu trên, có thể rút ra những điểm chung cơ bản của các giai đoạn thực hiện tội phạm là chỉ ở các tội cố ý, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, người phạm tội bằng ý chí chủ quan của mình quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng thì mới có các giai đoạn phạm tội. Từ đó cũng có thể hiểu được rằng các giai đoạn thực hiện tội phạm không có trong tội phạm vô ý, bởi trong tội phạm vô ý người phạm tội không nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội, không thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và cũng không mong muốn cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội bởi hành vi đó. 8
  • 8. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Như vậy, trong phạm tội cố ý, có hai hình thức lỗi (hay còn gọi là hai dạng) cố ý là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Như vậy vấn đề đặt ra cho các giai đoạn thực hiện tội phạm là hình thức lỗi cố ý trực tiếp hay hình thức lỗi cố ý gián tiếp, hay chung cho cả hai hình thức lỗi cố ý. Hầu hết các nhà hình sự học cho rằng các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra với tội phạm thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp... [2, tr.223]. Lý giải cho quan điểm này, các tác giả đều cho rằng, ở lỗi cố ý trực tiếp người phạm tội khi thực hiện một loạt hành vi như chuẩn bị công cụ, phương tiện, vạch kế hoạch, bàn bạc, rủ rê, lôi kéo người khác tham gia; v.v… và tiến hành thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, người phạm tội không thể không nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi thực hiện, không thể không mong muốn cho hậu quả xảy ra. Cũng có trường hợp đối với những tội có cấu thành hình thức bằng không hành động, mặc dù có lỗi cố ý trực tiếp cũng không có hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Ví dụ: Tội không tố giác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự); Tội cố ý không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 107 Bộ luật hình sự); v.v... Cũng có một số quan điểm cho rằng người phạm tội với hình thức lỗi cố ý gián tiếp cũng trải qua các giai đoạn thực hiện tội phạm. Cũng trường hợp phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp cũng có ý thức lựa chọn một xử sự phạm tội. Những gì nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra ở trường hợp phạm tội cố ý gián tiếp là những điều tuy chủ thể không nhằm tới nhưng họ chấp nhận việc nó xảy ra. Khi điều đó chưa xảy ra, chúng ta vẫn có thể và cần phải đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với họ, vì việc không xảy ra là do nguyên nhân khách quan, còn chủ quan người phạm tội vẫn sẵn sàng chấp nhận việc nó xảy ra. Ngoài ra, về mặt thực tiễn, hiện nay chúng ta đã gặp những vụ việc đòi hỏi cần xét xử về hình sự và 9
  • 9. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM việc xét xử này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở thừa nhận nguyên tắc: Các giai đoạn thực hiện tội phạm và trách nhiệm hình sự đối với các giai đoạn phạm tội được đặt ra cho cả trường hợp phạm tội cố ý gián tiếp [10, tr.68-69]. Do đó, việc đặt ra cho các giai đoạn thực hiện tội phạm với hình thức lỗi cố ý gián tiếp là chưa thật chính xác, bởi vì trong tội phạm do lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội không nhận thức trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội, không mong muốn hậu quả xảy ra, nên không thể có các giai đoạn chuẩn bị phạm tội cũng như phạm tội chưa đạt. Bộ luật hình sự Việt Nam quy định các giai đoạn thực hiện tội phạm bao gồm: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự cũng chỉ nêu chuẩn bị phạm tội tại Điều 17, phạm tội chưa đại tại Điều 18, còn tội phạm hoàn thành không quy định thành một điều luật cụ thể mà được phản ánh thông qua nội dung của 276 tội danh trong Phần các tội phạm Bộ luật này. Trong đó, chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu tiên của các giai đoạn thực hiện tội phạm và là giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến kết quả phạm tội. Các giai đoạn kế tiếp là phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Việc quy định cách phân chia các giai đoạn thực hiện tội phạm như vậy, thể hiện tính hợp lý cao về khoa học và thực tiễn. Điều 2 Bộ luật hình sự quy định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" [15]. Như vậy, việc quy định rõ chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt trong Bộ luật hình sự là cơ sở để xác định mức độ và tính chất của hành vi nguy hiểm cho xã hội, từ đó làm cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự một cách chính xác, hợp tình, hợp lý, bảo đảm sự chặt chẽ trong quyết định hình phạt, thể hiện được các nguyên tắc pháp chế và công bằng, để Tòa án đưa ra được các quyết định hình phạt một cách công minh, chính xác, không để lọt tội phạm và người phạm tội, nhưng cũng không làm oan người vô tội. 10
  • 10. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Ngoài ra, thực tiễn xét xử ở nước ta từ trước đến nay hầu hết chỉ thừa nhận các giai đoạn thực hiện tội phạm do lỗi cố ý mà không đặt ra vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm đối với lỗi cố ý trực tiếp, bởi vì trong tội phạm do lỗi cố ý gián tiếp người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, thờ ơ, bàng quan với hậu quả xảy ra. Hậu quả xảy ra không phải là mục đích của người phạm tội. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm đang nghiên cứu như sau: Các giai đoạn phạm tội là các bước của quá trình thực hiện tội phạm do cố ý (trực tiếp) do luật hình sự quy định, phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ở từng thời điểm khác nhau, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Từ khái niệm nêu trên, có thể nêu lên những đặc điểm chính của các giai đoạn thực hiện tội phạm như sau: - Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước, các giai đoạn phát triển nhất định mà tội phạm trải qua gồm: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. - Các giai đoạn thực hiện tội phạm được quy định trong luật hình sự. - Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ được đặt ra đối với tội phạm thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. - Các giai đoạn thực hiện tội phạm phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau của hành vi phạm tội ở từng thời điểm trong quá trình thực hiện tội phạm (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành). Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, cũng đã có nhiều tác giả đưa ra những quan điểm về khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm và được thể chế hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam để từ đó phân biệt giữa khái niệm tội phạm chưa hoàn thành và tội phạm đã hoàn thành, đồng thời làm rõ cơ sở để phân chia các giai đoạn phạm tội nhằm xác định đúng và đầy đủ trách nhiệm 11
  • 11. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM hình sự đối với từng giai đoạn thực hiện tội phạm. Qua đó, có thể hiểu về khái niệm và trách nhiệm hình sự đối với từng giai đoạn phạm tội cụ thể như sau: 1.1.1.1. Giai đoạn chuẩn bị phạm tội a. Khái niệm Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn phạm tội trong tội phạm chưa hoàn thành và một phần của quá trình thực hiện tội phạm cố ý. Ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, người phạm tội đã có hành vi nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết, tạo tiền đề cho việc thực hiện tội phạm, tuy nhiên người phạm tội chưa thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm, tức là chưa có hành vi xâm phạm đến đối tượng tác động. Ví dụ như: Trần Văn A chuẩn bị các công cụ sử dụng để phá khóa với mục đích đến nhà ông Nguyễn Văn B phá khóa trộm cắp tài sản của gia đình ông B, nhưng khi chuẩn bị thực hiện hành vi thì bị lực lượng dân phòng phát hiện nên A không thực hiện được hành vi trộm cắp tại nhà B. Giai đoạn chuẩn bị phạm tội được quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự, theo đó chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội thường được thể hiện dưới các dạng như sau: - Chuẩn bị kế hoạch phạm tội như: bàn bạc, phân công trách nhiệm cho từng người, kế hoạch tiêu thụ tài sản hay kế hoạch che giấu tội phạm… Dạng chuẩn bị phạm tội này thường xảy ra đối với những tội phạm được thực hiện có đồng phạm hoặc có tổ chức. Tuy nhiên, cũng có tội phạm chỉ do một người thực hiện vẫn có sự chuẩn bị kế hoạch phạm tội. Ví dụ: A có ý định tạt a xít vào B, tự A đã vạch ra một kế hoạch như mua a xít ở đâu, tạt a xít vào B như thế nào, sau khi tạt được a xít vào B thì tẩu thoát như thế nào, v.v… - Thăm dò hoặc tìm địa điểm phạm tội, dạng chuẩn bị này chủ yếu đối với các tội xâm phạm sở hữu hoặc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân 12
  • 12. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM phẩm của công dân. Cũng như ví dụ trên: A theo dõi B, xác định quy luật tuyến đường, thời gian B thường đi để tiến hành hành vi phạm tội. - Chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội như: chuẩn bị xe máy để đi cướp giật, chuẩn bị dao để giết người, chuẩn bị thuốc nổ để hủy hoại tài sản, chuẩn bị xăng để đốt nhà, chuẩn bị thuốc mê để làm người có tài sản uống nhằm chiếm đoạt tài sản của họ, chuẩn bị giấy tờ giả mạo để lừa đảo, v.v… - Loại trừ trước những trở ngại khách quan để thực hiện tội phạm được thuận lợi dễ dàng như: ngắt cầu dao điện để đêm đột nhập vào kho trộm cắp tài sản, cho các con đi nghỉ mát để ở nhà giết vợ được dễ dàng v.v… Như vậy, chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra tiền đề (điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội có một ý nghĩa rất quan trọng đến kết quả của việc thực hiện tội phạm, chuẩn bị càng chu đáo công phu bao nhiêu thì kết quả của việc thực hiện tội phạm càng đạt kết quả bấy nhiêu. b. Trách nhiệm hình sự đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội Về cơ sở khoa học để xác định một người phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Mặc dù hành vi đã thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội chưa tác động vào đối tượng tác động của tội phạm để gây thiệt hại cho xã hội nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi vì: Bản chất của chuẩn bị phạm tội là hành vi tiền đề tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi này luôn hướng tới việc đạt mục đích nhất định. Chính nó quyết định tội phạm xảy ra hay không và xảy ra như thế nào. Một tội phạm khi thực hiện có sự chuẩn bị thì tính nguy hiểm cho xã hội của nó cao hơn so với trường hợp không có sự chuẩn bị. Trong ý thức chủ quan của can phạm là mong muốn tiếp tục thực hiện tội phạm đến cùng. Việc dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội do nguyên nhân khách 13
  • 13. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM quan ngoài ý muốn. Kết quả của việc thực hiện tội phạm phần nào phụ thuộc vào hành vi chuẩn bị phạm tội, nếu quá trình chuẩn bị phạm tội càng chi tiết, kĩ lưỡng thì quá trình thực hiện tội phạm có khả năng gây ra hậu quả cao hơn, nghiêm trọng hơn. Theo luật hình sự Việt Nam, không phải hành vi chuẩn bị phạm tội nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội được đánh giá và phân biệt thành hai loại: loại hành vi chuẩn bị phạm tội phải truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu tội định phạm là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng) và loại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mặc dù cả hai loại đều chưa gây ra hậu quả, nhưng tính chất nguy hiểm của hành vi chuẩn bị phạm tội có khác nhau và sự khác nhau đó lại không phụ thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi chuẩn bị phạm tội mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất nghiêm trọng của tội phạm mà người đó định thực hiện. 1.1.1.2. Giai đoạn phạm tội chưa đạt a. Khái niệm Điều 18 của Bộ luật hình sự quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội” Chỉ có các tội được thực hiện do cố ý thì mới có phạm tội chưa đạt. Điều luật không quy định hình thức cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp, nhưng căn cứ vào nội dung của điều luật quy định “không thực hiện được đến cùng”, tức là người phạm tội có mục đích thực hiện tội phạm đến cùng, nên họ mong muốn cho hậu quả xảy ra chứ không phải để mặc cho hậu quả xảy ra. Do đó phạm tội chưa đạt chỉ có thể xảy ra đối với trường hợp cố ý trực tiếp. Theo luật hình sự Việt Nam, có ba dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội chưa đạt [23, tr.156-158]. 14
  • 14. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Dấu hiệu thứ nhất: người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. Đây là dấu hiệu phân biệt phạm tội chưa đạt với chuẩn bị phạm tội. Sự bắt đầu này thể hiện ở chỗ: người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Ví dụ: kẻ giết người đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác (như đã đâm, đã bắn, đã chém) là hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự). Cũng được coi là đã bắt đầu thực hiện tội phạm nếu người phạm tội đã thực hiện được hành vi đi liền trước hành vi khách quan. Đó là những hành vi (xét về khách quan và chủ quan) thể hiện là sự bắt đầu của hành vi khách quan và kế tiếp ngay sau nó hành vi khách quan sẽ xảy ra. Ví dụ: hành vi nhặt dao để đâm, lắp đạn để bắn trong trường hợp phạm tội giết người được coi là hành vi đi liền trước. Những hành vi này chưa phải là hành vi khách quan, chưa phải là hành vi tước đoạt tính mạng người khác (hành vi đâm, hành vi bắn) nhưng nó là sự bắt đầu của hành vi khách quan và ngay sau nó hành vi khách quan (hành vi đâm, hành vi bắn) sẽ xảy ra. Những hành vi “đi liền trước” như vậy tuy thể hiện là sự chuẩn bị nhưng vì rất gần với hành vi khách quan, không tách ra được nên cũng được coi là hành vi thực hiện tội phạm. Dấu hiệu thứ hai: người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng (về mặt pháp lí), nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của cấu thành tội phạm. Những trường hợp hành vi phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của cấu thành tội phạm có thể xảy ra ở một trong những dạng dưới đây: - Chủ thể chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới chỉ thực hiện được “hành vi đi liền trước”. Ví dụ: kẻ giết người mới nhặt dao để đâm thì bị bắt giữ. - Chủ thể đã thực hiện được hành vi khách quan nhưng chưa gây ra hậu quả của tội phạm. Ví dụ: kẻ giết người đã đâm được nạn nhân nhưng nạn 15
  • 15. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM nhân không chết. - Chủ thể đã thực hiện được hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện hết. Ví dụ: kẻ hiếp dâm mới vật ngã được nạn nhân nhưng chưa thực hiện được việc giao cấu thì bị bắt giữ. - Hậu quả thiệt hại tuy đã xảy ra nhưng không có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan mà chủ thể đã thực hiện. Ví dụ: A cầm dao đột nhập vào nhà để giết B, A thấy B chùm chăn nằm trên giường liền lao tới và đâm nhiều nhát vào người B, nghĩ rằng B đã chết nên A bỏ đi. Tuy nhiên trên thực tế, trước khi A đột nhập vào nhà B thì B đã chết, như vậy hậu quả chết người tuy đã xảy ra với B nhưng không có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của A. Trong bốn dạng có thể xảy ra nêu trên, hai dạng (2 và 4) chỉ có thể có ở những tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất. Dấu hiệu thứ ba: người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Bản thân người phạm tội vẫn muốn tội phạm hoàn thành nhưng tội phạm không hoàn thành là do: - Nạn nhân hoặc người bị hại đã chống cự lại được hoặc đã tránh được; - Người khác đã ngăn chặn được; - Có những trở ngại khác như bắn nhưng đạn không nổ; thuốc độc để đầu độc không đủ liều lượng. b. Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt Căn cứ vào thái độ tâm lí của người phạm tội đối với hành vi mà họ đã thực hiện, khoa học pháp lý chia phạm tội chưa đạt thành hai loại: chưa đạt đã hoàn thành và chưa đạt chưa hoàn thành, cụ thể: - Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây hậu quả, nhưng vì nguyên nhân khách quan (ngoài ý muốn) hậu quả đó không xảy ra (chưa 16
  • 16. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM đạt về hậu quả, hoàn thành về hành vi). Ví dụ một người có ý định giết người khác, đã dùng dao đâm 3 phát vào người nạn nhân và tin nạn nhân đã chết nên bỏ đi, nhưng sau đó nạn nhân được cứu chữa nên không chết. Ở đây người phạm tội đã hành động như ý muốn và tin là hậu quả sẽ xảy ra nhưng lại không xảy ra. Trường hợp này người phạm tội dừng lại mặc dù không còn gì ngăn cản nhưng cũng không được coi là tự nguyện nửa chừng chấm dứt thực hiện tội phạm, vì người phạm tội đã thỏa mãn với hành vi nhưng chưa thỏa mãn về hậu quả. - Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi). Ví dụ: một người có ý định giết người khác nên dùng dao đâm vào người khác để tước đoạt tính mạng người đó, nhưng mới đâm được một nhát thì bị người dân xung quanh ngăn cản, không đâm tiếp được nữa và nạn nhân không chết, chỉ bị thương. Trường hợp này người phạm tội chưa đâm được như ý muốn và hậu quả cũng chưa xảy ra. Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt thì luật hình sự còn có trường hợp phạm tội chưa đạt vô hiệu, đây là trường hợp phạm tội chưa đạt mà nguyên nhân khách quan của việc chưa đạt gắn với công cụ, phương tiện, với đối tượng tác động của tội phạm. c. Điều kiện của phạm tội chưa đạt - Về thời điểm: Thời điểm bắt đầu của giai đoạn phạm gội chưa đạt: là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan (ví dụ như hành vi nhặt dao để đâm nạn nhân). + Người phạm tội đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan + Người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi khách quan đối với tội 17
  • 17. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM phạm có cấu thành tội phạm hình thức mà có nhiều hành vi khách quan. Ví dụ tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản người phạm tội mới thực hiện hành vi bắt cóc con tin. + Người phạm tội đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra đối với cấu thành tội phạm vật chất. Ví dụ tội trộm cắp tài sản nhưng chưa lấy được tài sản. - Về tâm lý: Việc người phạm tội phải dừng lại ở những thời điểm trên là do các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân đó có thể là do: Nạn nhân tránh được, hoặc người khác ngăn chặn, hoặc không có đối tượng tác động, hoặc công cụ, phương tiện vô hiệu như đạn không nổ, thuốc độc không còn giá trị sử dụng. 1.1.1.3. Giai đoạn tội phạm hoàn thành a. Khái niệm Giai đoạn tội phạm hoàn thành là trường hợp tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Có thể được hiểu là: Khi tội phạm hoàn thành thì hành vi phạm tội đã có đủ các dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó. Với quan niệm về tội phạm hoàn thành như vậy, luật hình sự Việt Nam khẳng định: Thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa. Khái niệm tội phạm hoàn thành không dùng để chỉ thời điểm người phạm tội đạt được mục đích của mình, khi tội phạm hoàn thành thì cũng có thể người phạm tội đã đạt được mục đích của mình nhưng cũng có thể chưa đạt được mục đích đó. Nói tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lý - tức là tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Tội phạm khi đã hoàn thành về mặt pháp lý, có thể cũng dừng lại không xảy ra nữa trong thực tế nhưng cũng có thể tiếp tục xảy ra. Ngược lại, tội phạm tuy đã dừng lại nhưng có thể chưa hoàn thành. 18
  • 18. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Trong thực tiễn áp dụng, khi xác định trường hợp phạm tội cố ý cụ thể đã hoàn thành hay chưa, chỉ cần kiểm tra hành vi phạm tội đó đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hay chưa. Sẽ là trường hợp tội phạm hoàn thành nếu hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và ngược lại sẽ là trường hợp tội phạm chưa hoàn thành nếu hành vi phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trọng cấu thành tội phạm. Như vậy, việc quy định thời điểm tội phạm hoàn thành của từng tội phạm được thực hiện qua việc xây dựng các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Thời điểm hoàn thành sớm hay muộn tùy thuộc vào việc xây dựng các cấu thành tội phạm. Những dấu hiệu trong cấu thành tội phạm phải phản ánh được tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội và đảm bảo thời điểm hoàn thành của tội phạm phù hợp vói yêu cầu đấu tranh phòng chống cũng như với đặc điểm của tội phạm. Căn cứ vào định nghĩa chung về tội phạm hoàn thành và dựa vào đặc điểm cấu trúc của các loại cấu thành tội phạm, có thể rút ra được kết luận về thời điểm hoàn thành của các loại tội có cấu thành tội phạm vật chất và các loại tội có cấu thành tội phạm hình thức như sau: - Tội có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả tác hại theo quy định của pháp luật về tội phạm cụ thể. Đặc điểm của trường hợp hoàn thành này là người phạm tội đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, khách thể đã bị xâm phạm; hậu quả tác hại của hành vi phạm tội đã xảy ra theo quy định của cấu thành tội phạm, hậu quả tác hại là dấu hiệu bắt buộc. - Tội có cấu thành hình thức được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm, không kể họ đã gây ra hoặc chưa gây ra hậu quả tác hại, điển hình là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đe dọa giết người, tội cướp tài sản v.v.... 19
  • 19. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM b. Phân biệt thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết thúc Tội phạm kết thúc là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt. Thời điểm tội phạm hoàn thành cần phải được phân biệt với thời điểm tội phạm kết thúc. Hai thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau. Hành vi phạm tội có thể dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và ngược lại tội phạm tuy đã hoàn thành nhưng vẫn có thể tiếp tục xảy ra. Việc phân biệt hai thời điểm này có ý nghĩa trong thực tế áp dụng chế định đồng phạm và trong thực tế áp dụng những quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng những chế định và quy định này đều dựa vào thời điểm tội phạm kết thúc và hoàn toàn không phụ thuộc vào thời điểm tội phạm hoàn thành. Việc còn có thể tham gia vào vụ án và trở thành đồng phạm hay còn có thể thực hiện quyền phòng vệ chính đáng hay không, chỉ phụ thuộc vào những việc tội phạm đã kết thúc hay chưa. Trong khi áp dụng quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, việc xác định thời điểm tội phạm kết thúc có ý nghĩa đối với trường hợp giữa ngày thực hiện tội phạm và ngày tội phạm kết thúc có khoảng cách như ở những tội kéo dài hoặc ở những trường hợp tội liên tục. Đối với những trường hợp này, việc tính thời hiệu phải kể từ ngày tội phạm kết thúc. 1.1.1.4. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội a. Khái niệm "Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản". b. Điều kiện của việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Hành vi được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải có đầy đủ các điều kiện khách quan và chủ quan. Khi có đủ điều kiện ấy thì 20
  • 20. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. - Điều kiện khách quan để thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Điều kiện này đòi hỏi người phạm tội đang còn điều kiện thực hiện tội phạm như công cụ, phương tiện phạm tội có hiệu nghiệm, người phạm tội không bị phát hiện hoặc điều kiện thuận lợi khác để thực hiện tội phạm trót lọt.Việc chấm dứt tội phạm phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là những trường hợp người phạm tội mới tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc chưa thực hiện hết các hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm, do vậy hậu quả của tội phạm chưa xảy ra cho xã hội. Trong lúc này, người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa, đây là điều kiện tiên quyết cho việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Nếu người phạm tội chấm dứt hành vi của mình ở giai đoạn phạm tội hoàn thành hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt nhưng đã hoàn thành thì không được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì họ đã thực hiện hết các hành vi khách quan của cấu thành tội phạm do điều luật quy định. - Điều kiện chủ quan: Người phạm tội phải chấm dứt việc phạm tội một cách tự nguyện và dứt khoát, triệt để. Sự chấm dứt hành vi phạm tội dứt khoát thể hiện ở việc từ bỏ hẳn, chấm dứt hẳn tội phạm. Trường hợp người phạm tội chỉ chấm dứt tạm thời, chờ thời cơ thuận lợi lại tiếp tục phạm tội không được coi là dứt khoát. Người phạm tội phải tự mình chấm dứt hành vi phạm tội, việc chấm dứt hoàn toàn tự nguyện, tự giác chứ không phải vì lý do bị ngăn cản. Pháp luật không quy định nguyên nhân dẫn đến chấm dứt tội phạm, do vậy người phạm tội có thể chấm dứt hành vi phạm tội bởi bất kỳ nguyên nhân nào như thương người bị hại, sợ trừng phạt, hối hận...v.v 21
  • 21. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM c. Trách nhiệm hình sự đối với việc nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm vì họ đã từ bỏ hẳn ý định phạm tội khi họ không có bất kỳ sự ngăn cản nảo. Điều đó chứng tỏ họ không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Tuy nhiên khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người chấm dứt chỉ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế của họ ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành đã có đủ dấu hiệu cả các yếu tố cấu thành tội phạm khác thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đó, họ chỉ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm chứ không được miễn trách nhiệm hình sự về tội phạm khác mà họ đã phạm ở giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn chưa đạt, chưa hoàn thành. 1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các giai đoạn thực hiện tội phạm Tội phạm có thể được thực hiện trong một hành vi phạm tội xảy ra cùng một lúc hợp thành một cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hoạt động phạm tội diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài. Trong khoảng thời gian đó, người phạm tội thực hiện dự định phạm tội của mình theo từng giai đoạn nhất định. Việc phát hiện, làm sáng tỏ các giai đoạn thực hiện tội phạm nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng trong pháp luật hình sự Việt Nam. Nguyên tắc công bằng là tư tưởng mang tính chỉ đạo, định hướng được quán triệt xuyên suốt, trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự nước ta. Nguyên tắc công bằng thể hiện ở hai phương diện: Công bằng giữa những người phạm tội và tương xứng giữa biện pháp trách nhiệm hình sự với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân của người phạm tội. Việc nghiên cứu, xác định đúng các giai đoạn thực hiện tội phạm có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân biệt tội phạm hoàn thành với tội phạm 22
  • 22. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM chưa hoàn thành, đối với việc định tội danh hành vi phạm tội, cũng như đối với việc xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã được thực hiện và nhân thân người phạm tội. Bởi vì, thông thường tội phạm hoàn thành nguy hiểm hơn tội phạm chưa đạt, còn phạm tội chưa đạt nguy hiểm hơn chuẩn bị phạm tội. Ngoài ra, việc xác định giai đoạn cụ thể của việc thực hiện tội phạm là cơ sở cho việc cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội. Việc phát hiện, làm sáng tỏ các giai đoạn thực hiện phạm tội, trước hết là chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, có ý nghĩa quan trọng đối với việc ngăn chặn gây ra hậu quả thực tế cho các quyền và lợi ích của Nhà nước và cá nhân được pháp luật bảo vệ. Việc ngăn chặn tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở thời điểm bắt đầu thực hiện, nhưng chưa hoàn thành, sẽ khắc phục được việc gây ra hậu quả thực tế. 1.2. Quy định của pháp luật về các giai đoạn thực hiện tội phạm 1.2.1. Khái quát lịch sử lập pháp về các giai đoạn thực hiện tội phạm 1.2.1.1. Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực pháp luật Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, để các quan hệ xã hội có thể tiếp tục duy trì sự ổn định, các văn pháp pháp luật của chế độ cũ được chính quyền cách mạng tiếp tục áp dụng, bên cạnh đó chính quyền cách mạng tiến hành ban hành nhiều văn bản mới trong lĩnh vực luật hình sự. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ký Sắc lệnh cho phép áp dụng pháp luật của chế độ cũ nhưng Sắc lệnh cũng quy định rằng không chấp nhận các án lệ cũ. Việc ban hành Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã mở đầu và định hướng cho việc hình thành và hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam sau này. Trong hoàn cảnh đất nước ta vừa mới đánh đổ sự thống trị của phát xít Nhật để giành lại chính quyền, do còn thiếu kinh nghiệm trong xây dựng pháp luật nên trong suốt quãng thời gian này các 23
  • 23. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM văn bản pháp luật hình sự Việt Nam là một tập hợp các văn bản đơn hành thể hiện dưới nhiều hình thức tên gọi như Sắc lệnh, Thông tư, Điều lệ… Trong khoảng những năm 1970, chính quyền nước Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật hình sự có tính pháp điển hóa như Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng vào ngày 30/10/1967; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa vào ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân vào ngày 21/10/1970; Sắc luật số 03/SL của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam vào ngày 15/3/1976; Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ vào ngày 20/5/1981… Trong giai đoạn này, do hạn chế về kỹ thuật lập pháp, các quy định của pháp luật về các giai đoạn phạm tội không được đề cập một cách rõ ràng mà chỉ được thể hiện qua các điều luật cụ thể, trong những tội phạm cụ thể, có cấu thành tội phạm cụ thể và quy định những hình phạt riêng đối với các tội phạm đó. Theo đó, quy định của pháp luật hình sự về các giai đoạn thực hiện tội phạm từ sau cách mạng tháng 8 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực có thể được rút ra làm các giai đoạn: âm mưu phạm tội; chuẩn bị phạm tội; phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Do yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời kỳ còn chiến tranh ở nước ta, pháp luật hình sự ở giai đoạn này quy định việc biểu lộ ý định phạm tội là một trong những giai đoạn phạm tội và là tội phạm, ví dụ như trong tội phản cách mạng tại Điều 2 Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng vào ngày 30/10/1967 [4], cụ thể như sau: “Âm mưu phạm tội và hành động phạm tội đều bị trừng trị” Tại bản Tổng kết số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân Tối cao về thực tiễn xét xử các tội giết người có giải thích như sau: “Tội giết người chưa hoàn thành khi người bị nạn chết, đối với trường hợp giết người nhưng không chết, nên thống nhất gọi là giết người chưa đạt” [20, tr.27]. 24
  • 24. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Như vậy, trong pháp luật thời kỳ này mặc dù chưa có quy định cụ thể về giai đoạn phạm tội chưa đạt nhưng bản Tổng kết trên đã đưa ra một khái niệm về giai đoạn phạm tội chưa đạt, thừa nhận về giai đoạn phạm tội chưa đạt. Ngoài ra Điều 19 của Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân vào ngày 21/10/1970 [5] còn quy định về việc xử nhẹ hoặc miễn hình phạt đối với tội phạm chưa bị phát giác, chưa ở giai đoạn tội phạm đã hoàn thành với nội dung: Điều 19: Những trường hợp xử nhẹ hoặc miễn hình phạt Kẻ nào phạm những tội quy định ở Chương II mà tội phạm thuộc vào một hoặc nhiều trường hợp sau đây thì được xử nhẹ hoặc miễn hình phạt: Tội phạm chưa bị phát giác mà kẻ phạm tội thành thật thú tội với cơ quan chuyên trách, khai rõ hành động của mình và của đồng bọn... . Như vậy trong giai đoạn này tuy chưa quy định cụ thể nhưng pháp luật hình sự đã có sự phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt đối đối từng giai đoạn phạm tội, từ đó bảo vệ được quyền tự do của công dân, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội và quy định trách nhiệm hình sự phù hợp với tính chất và mức độ phạm tội của tội phạm. 1.2.1.2. Giai đoạn Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực Có thể nói, Bộ luật hình sự năm 1985 là sự kết hợp thành tựu 40 năm hoạt động lập pháp của chính quyền cách mạng Việt Nam, là kết quả của quá trình thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta từ năm 1945 đến thời điểm Bộ luật được ban hành. Bộ luật hình sự năm 1985 là một bộ luật thống nhất xác định rõ các quy định liên quan đến tội phạm và hình phạt. Về quy định về các giai đoạn phạm tội, Bộ luật hình sự năm 1985 quy định có trách nhiệm hình sự hay không có trách nhiệm hình sự đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt của các tội phạm cố ý, điều này thể hiện sự phân hóa trong trách nhiệm hình sự của tội phạm chưa hoàn thành 25
  • 25. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM so với tội phạm đã hoàn thành. Chỉ có những người có hành vi chuẩn bị phạm tội, tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà được Luật hình sự quy định là tội nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, so với các giai đoạn phạm tội khác thì chuẩn bị phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp nhất và chuẩn bị phạm tội tội ít nghiêm trọng ít nguy hiểm hơn chuẩn bị phạm tội tội nghiêm trọng. Cụ thể: Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định: Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Đối với những hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các Điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng, tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng [14] . Tuy nhiên, theo Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1985 thì người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật và trong cùng một phạm vi chế tài như trường hợp tội phạm hoàn thành, điều đó chưa tạo được cơ sở pháp lí đầy đủ để phân hóa trách nhiệm hình sự đối với các hành vi thực hiện tội phạm ở các mức độ khác nhau cho tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, trong đó các hành vi thực hiện tội phạm ở các mức độ khác nhau và có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Sự phân hóa trách nhiệm hình sự đối với chuẩn bị phạm tội của một loại tội cố ý chỉ có thể thực hiện được một 26
  • 26. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM cách triệt để nếu đảm bảo được nguyên tắc tương xứng giữa mức độ trách nhiệm hình sự cần xác định với mức độ nguy hiểm của hành vi đó. Theo đó, để tương xứng với mức độ nguy hiểm của các hành vi thực hiện một tội phạm cố ý ở các mức độ khác nhau thì rõ ràng thông qua các quy định của mình, Luật hình sự phải thể hiện được nguyên tắc xử lí là chuẩn bị phạm tội bị xử nhẹ hơn các giai đoạn phạm tội khác (nếu có các tình tiết khác tương đương). Như vậy, đối với tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, Bộ luật hình sự năm 1985, tuy đã thể hiện được sự phân hóa hợp lí trong quy định về xác lập trách nhiệm hình sự nhưng vẫn chưa thể hiện được sự phân hóa hợp lí trong quy định về xác định trách nhiệm hình sự. 1.2.1.3. Giai đoạn Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009) là Bộ luật hình sự hiện hành của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Theo đó, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đã khắc phục được một số nhược điểm về quy định đối với tội phạm chưa hoàn thành. Điều 15 được thay thế bằng ba điều luật khác nhau quy định riêng là: + Điều 17 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện [15]. + Điều 18 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định : phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt [15]. Những quy định này cụ thể hơn, mang tính khoa học hơn. Có thể nói, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 được quy định khá khoa học khi tách 27
  • 27. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM riêng phần trách nhiệm hình sự ra khỏi các khái niệm thành một điều độc lập. Đồng thời, tách phần quy định về trách nhiệm hình sự ra các khoản là nguyên tắc chung của việc quyết định hình phạt đối với tội phạm chưa hoàn thành (khoản 1 Điều 52), nguyên tắc quyết định hình phạt đối với chuẩn bị phạm tội (khoản 2 Điều 52), và đối với phạm tội chưa đạt (khoản 3 Điều 52). Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 quy định "Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt" tại Điều 52 như sau: Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định [15]. Mặc dù Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đã phần nào khắc phục được nhược điểm của Điều 15 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985, nhưng nó vẫn còn tồn tại những vấn đề cần được khắc phục. Chẳng hạn, nếu quy định như Điều 52 thì nhiều trường hợp áp dụng Điều này hình phạt sẽ là quá nghiêm khắc cho người có hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt [18, tr.52]. PGS.TS. Lê Thị Sơn lấy ví dụ khoản 1 Điều 93 để chứng minh 28
  • 28. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM cho việc áp dụng hình phạt quá nghiêm khắc cho người phạm tội chưa hoàn thành. Tác giả cho rằng chế tài áp dụng cho hành vi giết người theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự là hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; và theo quy định của khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự thì hành vi chuẩn bị giết người theo khoản 1 Điều 93 sẽ phải chịu hình phạt tù từ 12 đến 20 năm. Khung hình phạt này lại là khung hình phạt thường được áp dụng để quyết định hình phạt cho các trường hợp giết người hoàn thành được quy định tại khoản 1 Điều 93. Và như vậy, thì quá nghiêm khắc với hành vi chuẩn bị phạm tội. Về quan điểm này có nhiều ý kiến không đồng tình. Bởi vì: Nếu như cho rằng trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa hoàn thành được xác định theo điều tương ứng tại Phần các tội phạm về tội phạm hoàn thành thì có nghĩa là người thực hiện tội phạm chưa hoàn thành nhất thiết phải bị trừng trị theo hình phạt do luật quy định đối với tội phạm hoàn thành tương ứng là hoàn toàn sai lầm vì đối với tội phạm chưa hoàn thành thì hình phạt không phải là dạng duy nhất của trách nhiệm hình sự và đồng thời cũng không phải là hình thức duy nhất để thực hiện trách nhiệm hình sự, bởi vì ngoài hình phạt ra còn có các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác - các dạng khác của trách nhiệm hình sự (như các biện pháp tư pháp chung, các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục người chưa thành niên phạm tội, án treo, miễn hình phạt, hoãn chấp hành hình phạt...) và các hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự khác không dẫn đến hậu quả là án tích (như chỉ áp dụng các biện pháp tư pháp chung hoặc các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội) [1, tr.58-59]. Hơn nữa: Khi trách nhiệm hình sự nói chung (chứ không phải chỉ có hình phạt nói riêng) đối với tội phạm chưa hoàn thành được xác định theo điều tương ứng tại Phần các tội phạm về tội phạm hoàn thành và viện dẫn Điều về chuẩn bị phạm tội hoặc Điều về phạm tội chưa đạt tại Phần chung Bộ luật hình sự, thì theo nguyên tắc 29
  • 29. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM cá thể hóa trách nhiệm hình sự - rõ ràng là mức độ trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa hoàn thành của người phạm tội sẽ giảm đáng kể (nhất là đối với hành vi chuẩn bị phạm tội) chứ không được hiểu sai là nó bằng mức độ trách nhiệm hình sự đối với tội phạm hoàn thành mà người đó thực hiện [1, tr.59]. Theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Bộ luật hình sự, ta thấy nguyên tắc của việc định trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt như sau: Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội. Muốn xác định một hành vi chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không phải dựa vào quy định tại Phần các tội phạm và Điều 17 Bộ luật hình sự. Ví dụ muốn xác định xem một người đã thực hiện hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không, thì trước hết phải xác định xem tội người đó định xâm phạm là tội gì, tội đó thuộc loại tội phạm nào: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Sau đó quay lại Điều 17 của Phần chung Bộ luật hình sự, xem là người đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Đối với hành vi phạm tội chưa đạt, trách nhiệm hình sự được xác định theo Điều tương ứng tại Phần các tội phạm về tội phạm hoàn thành với sự viện dẫn về hành vi phạm tội chưa đạt tại Điều 18, Phần chung Bộ luật hình sự. Như vậy, là phải dựa vào cả các Điều luật về hành vi phạm tội chưa đạt quy định ở Phần các tội phạm và cả Điều 18 về phạm tội chưa đạt tại Phần chung Bộ luật hình sự. 1.2.2. Các giai đoạn thực hiện tội phạm trong luật hình sự một số nước Pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự trên thế giới đều có chung mục đích là bảo vệ công lý, giữ vững chế độ chính trị, bảo vệ đất nước, 30
  • 30. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM đảm bảo quyền con người. Tuy nhiên, ở mỗi nước lại có cách nhìn nhận riêng, quy định riêng, có phần giống và cũng có phần khác nhau trong mỗi điều luật. Để có nhận thức toàn diện và bao quát hơn, qua đó có thể đánh giá, đối chiếu với pháp luật hình sự ở Việt Nam, chúng tôi đi sâu nghiên cứu pháp luật của các nước và nhận thấy sự đa dạng trong pháp luật về các giai đoạn thực hiện tội phạm trên thế giới. a. Bộ luật hình sự Liên bang Nga Liên bang Nga là quốc gia có lịch sử pháp luật hình sự lâu đời với nhiều quan điểm phong phú. Bộ luật hình sự Liên bang Nga, được Đuma quốc gia thông qua ngày 24/05/1996, sửa đổi năm 2010 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự Liên bang Nga). Khoa học luật hình sự Liên bang Nga từ trước đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về các giai đoạn phạm tội. Điểm đáng ghi nhận là trong Bộ luật hình sự nước này có một chương riêng về Tội phạm chưa hoàn thành (Chương 6) với các Điều luật cụ thể như: - Điều 29 quy định về tội phạm hoàn thành và chưa hoàn thành; - Điều 30 quy định về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt; - Điều 31 quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. * Giai đoạn chuẩn bị phạm tội Theo Bộ luật hình sự Liên bang Nga tại khoản 1 Điều 30 quy định khái niệm: Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn phương tiện, công cụ phạm tội, tìm kiếm những người đồng phạm, bàn bạc thực hiện việc tội phạm hoặc cố ý tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm nhưng tội phạm không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội [24]. Khái niệm về chuẩn bị phạm tội mà Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định, cũng giống như khái niệm về chuẩn bị phạm tội của Bộ luật hình sự 31
  • 31. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Việt Nam quy định tại Điều 17. Các dấu hiệu giống nhau như: tìm kiếm, sửa soạn hoặc chuẩn bị phương tiện hoặc công cụ phạm tội; hay tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga còn thêm phần sau của khái niệm là các dấu hiệu như: Tìm kiếm những người đồng phạm, bàn bạc việc thực hiện tội phạm. Khái niệm này cũng làm rõ ý: Tội phạm không thực hiện được do hoàn cảnh khách quan. Như vậy, nội dung cơ bản của khái niệm chuẩn bị phạm tội của Bộ luật hình sự Việt Nam và Liên bang Nga là tương đối giống nhau, dù câu chữ có khác nhau, nhưng mục đích, quan điểm của nhà làm luật là cơ bản giống nhau. Khái niệm về chuẩn bị phạm tội của luật hình sự Liên bang Nga nêu trên đã thể hiện được đầy đủ ý như "tìm kiếm đồng phạm"; "bàn bạc thực hiện tội phạm"; hay "tội phạm nhưng tội phạm không thực hiện được do hoàn cảnh khách quan". Như vậy, khái niệm đã làm rõ được giai đoạn chuẩn bị phạm tội, và là giai đoạn đầu của hoạt động phạm tội sơ bộ. Khái niệm cũng đã thể hiện được phần "lý do khách quan" mà tội phạm không được thực hiện. Đây là những dấu hiệu cần được làm rõ mà hiện nay trong Bộ luật hình sự Việt Nam chưa được ghi nhận. Chúng tôi cho rằng, nhà làm luật nước ta cần ghi nhận những dấu hiệu này trong Bộ luật hình sự sửa đổi tới đây. Về trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với tội phạm chưa hoàn thành ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, khoản 2 Điều 30 của Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định: "Chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng" [24]. Theo đó, các tội có mức hình phạt cao nhất từ 5 năm tù trở lên hoặc hình phạt nghiêm khắc hơn. So với quy định này của Bộ luật hình sự Liên bang Nga thì Bộ luật hình sự Việt Nam có phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chuẩn bị phạm tội hẹp hơn, vì theo Bộ luật hình sự Việt Nam, hành vi chuẩn bị phạm tội có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó từ trên 7 năm tù trở lên, tù chung thân hoặc 32
  • 32. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM tử hình thì phải chịu trách nhiệm hình sự, còn hành vi chuẩn bị phạm tội ở một tội có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó là không quá 7 năm tù thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, Điều 66 Bộ luật hình sự Liên bang Nga có quy định về quyết định hình phạt đối với phạm tội chưa đạt, trong đó quy định về trường hợp chuẩn bị phạm tội như sau: 1) Khi quyết định hình phạt đối với phạm tội chưa đạt phải cân nhắc các tình tiết làm cho tội phạm không được thực hiện đến cùng; 2) Thời hạn và mức hình phạt đối với việc chuẩn bị phạm tội không vượt quá 1/2 thời hạn mức hình phạt [24]. * Giai đoạn phạm tội chưa đạt Tương tự, tại khoản 3 Điều 30 Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định: "Phạm tội chưa đạt là những hành động (hoặc không hành động) cố ý của một người trực tiếp nhằm thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội" [24]. Như vậy, khái niệm phạm tội chưa đạt trên tương tự như quy định về phạm tội chưa đạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam, nhưng trong đó chỉ ra hai dạng của hành vi là hành động hoặc không hành động. Quy định về trách nhiệm hình sự đối với phạm tội chưa đạt của Bộ luật hình sự Liên bang Nga khá giống như Bộ luật hình sự Việt Nam khi không đặt ra vấn đề giới hạn những trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự mà quy định mọi trường hợp phạm tội chưa đạt đều phải chịu trách nhiệm hình sự, không kể tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Điều 66 Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định mức hình phạt quyết định đối với hành vi phạm tội chưa đạt không vượt quá 3/4 mức hình phạt trong khung hình phạt đối với tội phạm đã hoàn thành, không áp dụng hình phạt tử hình và tù chung thân đối với người phạm tội chưa đạt (tại khoản 3 và 33
  • 33. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM khoản 4). Như vậy, về cơ bản, Bộ luật hình sự Liên bang Nga giống với Bộ luật hình sự Việt Nam ở mức hình phạt quyết định đối với hành vi phạm tội chưa đạt áp dụng cho hình phạt tù có thời hạn là không vượt quá 3/4 mức hình phạt mà điều luật quy định. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga lại không áp dụng hai hình phạt nghiêm khắc nhất là hình phạt tử hình và hình phạt tù chung thân đối với người có hành vi phạm tội chưa đạt. Theo Bộ luật hình sự Việt Nam thì trường hợp điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, Bộ luật hình sự Liên bang Nga cũng có quy định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa hoàn thành tại một khoản riêng: "Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa hoàn thành được quy định trong điều luật quy định trách nhiệm hình sự đối với phạm tội hoàn thành và viện dẫn Điều 30 Bộ luật hình sự này" [24]. b. Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Pháp luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quy định về tội phạm chưa hoàn thành, tuy nhiên khái niệm khá ngắn gọn. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ II, ngày 01/7/1979, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự này được sửa đổi vào năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01/10/1997. Từ sau năm 1997, Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được sửa đổi, bổ sung vào năm 1999, 2001, 2002, 2005 và gần đây là 2009 tại Hội nghị lần thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa). Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thể hiện nội dung về tội phạm chưa hoàn thành như sau: 34
  • 34. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM * Giai đoạn chuẩn bị phạm tội Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định ngắn gọn về chuẩn bị phạm tội như sau: "Chuẩn bị phạm tội là sửa soạn công cụ, tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm" [9, tr.46]. So với khái niệm về chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam thì Bộ luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không nói đến các từ "tìm kiếm" và "phương tiện". Về trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với tội phạm chưa hoàn thành của Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định việc chuẩn bị phạm tội bị xử lý nhẹ hơn phạm tội chưa đạt và phạm tội chưa đạt bị xử lý nhẹ hơn tội phạm hoàn thành. Quy định nhẹ nhất là có thể miễn hình phạt và có thể quyết định hình phạt cho chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt cho trường hợp tội phạm hoàn thành. Điều 22 Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: "Đối với những hành vi chuẩn bị phạm tội có thể quyết định hình phạt giảm nhẹ, giảm khung hình phạt hoặc miễn hình phạt" [9]. Theo đó, Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa coi chuẩn bị phạm tội là các tình tiết có tính chất giảm nhẹ, giảm khung hình phạt, hoặc miễn hình phạt theo quy định của Điều 63 Bộ luật hình sự này là quyết định hình phạt nhẹ hơn mức tối thiểu của khung hình phạt. Trong khi đó, Bộ luật hình sự Việt Nam không coi chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và khi quyết định hình phạt, Tòa án không được quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự (Điều 47) khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự Việt Nam. Như vậy quy định trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với chuẩn bị phạm tội của Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là khác hẳn so với Bộ luật hình sự Việt Nam. 35
  • 35. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM * Giai đoạn phạm tội chưa đạt Tương tự, Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định về khái niệm đối với phạm tội chưa đạt như sau: "Phạm tội chưa đạt là đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội" [9, tr.46]. Điều 23 Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: "... đối với phạm tội chưa đạt có thể quy định hình phạt nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành hoặc quyết định hình phạt nhẹ hơn" [9]. Quyết định một hình phạt nhẹ tại Điều 23 Bộ luật hình sự là quyết định hình phạt nhẹ hơn mức tối thiểu của khung hình phạt. Như vậy, về trách nhiệm hình sự và hình phạt, Bộ luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa không quy định cụ thể về mức độ giảm nhẹ của hình phạt áp dụng cho các trường hợp phạm tội chưa hoàn thành, nhưng cũng có quy định cụ thể về hành vi hành vi phạm tội chưa đạt là bị xử lý nặng hơn chuẩn bị phạm tội và bị xử lý nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành. Bộ luật hình sự này quy định hình phạt cho phạm tội chưa đạt có thể ở dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định cho tội phạm hoàn thành. Tóm lại, Bộ luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa coi phạm tội chưa đạt là một trong hai trường hợp phạm tội có tình tiết giảm nhẹ nên cũng được xử lý, thể hiện ở quy định có thể xử lý nhẹ cho trường hợp này dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định cho tội phạm hoàn thành. Tuy nhiên, cụ thể hóa trách nhiệm hình sự đối với phạm tội chưa đạt lại chưa thật rõ ràng so với Bộ luật hình sự Việt Nam. 36
  • 36. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Hàng năm, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng có phân tích số liệu tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự, tuy nhiên chưa có sự thống kê về các vụ án, các bị cáo đã xét xử về tội phạm chưa hoàn thành. Việc chưa tiến hành thống kê số liệu về tội phạm chưa hoàn thành do nhiều nguyên nhân xuất phát từ thực tiễn của việc thống kê, số lượng tội phạm ở giai đoạn chưa hoàn thành (chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt) còn khá thấp so với tội phạm ở giai đoạn hoàn thành. Vì vậy, thông qua phương pháp điều tra án điển hình, thực hiện việc nghiên cứu các bản án hình sự trong thực tiễn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để đưa ra được những nhận xét khách quan và tương đối hoàn chỉnh về thực tiễn các vụ án đã xét xử đối với các giai đoạn thực hiện tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Cụ thể qua nghiên cứu 100 bản án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015 đã cho thấy tỷ lệ bản án của tội phạm chưa hoàn thành so với tội phạm đã hoàn thành như sau: Bảng 2.1. So sánh tỷ lệ bản án của tội phạm chưa hoàn thành so với tội phạm đã hoàn thành thông qua nghiên cứu 100 bản án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015 100 bản án hình sự của TAND hai cấp TP Đà Nẵng Tội phạm chưa hoàn thành Tội phạm hoàn thành Số vụ 8 92 Tỷ lệ 8% 92% Trong 08 bản án hình sự về tội phạm chưa hoàn thành thì tội phạm đã bị xét xử về những tội sau:
  • 37. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 38
  • 38. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Bảng 2.2. So sánh tỷ lệ các tội phạm cụ thể trong 08 bản án hình sự về tội phạm chưa hoàn thành Tội phạm chưa hoàn thành (Số lượng: 08 bản án) Tội danh Số lượng bản Tỷ lệ Điều luật áp án % dụng Tội giết người 05 62.5 93 Tội trộm cắp tài sản 02 25 138 Tội hiếp dâm trẻ em 01 12.5 112 Qua phân tích các vụ án điển hình nêu trên đã cho thấy tỷ lệ các vụ án hình sự trong giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành được đưa ra xét xử còn khá thấp so với các vụ án trong giai đoạn tội phạm hoàn thành. Trong đó tội phạm chưa hoàn thành chủ yếu được áp dụng đối với Tội giết người - Điều 93, Tội trộm cắp tài sản - Điều 138 và Tội hiếp dâm trẻ em - Điều 112 của Bộ luật hình sự và đều do người phạm tội chưa thực hiện được đến cùng bởi những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội. 2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các giai đoạn thực hiện tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội * Thông qua đánh giá khảo sát, điều tra án điển hình Trong 08 bản án hình sự về tội phạm chưa hoàn thành (qua nghiên cứu 100 bản án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015) thì tỷ lệ các bản án mà tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội được thể hiện như sau: 39
  • 39. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Bảng 2.3. Tỷ lệ giai đoạn chuẩn bị phạm tội trong 08 bản án hình sự về tội phạm chưa hoàn thành Tội phạm chưa hoàn thành (Số lượng: 08 bản án) Giai đoạn phạm tội Số lượng bản án Tỷ lệ Chuẩn bị phạm tội 0 0% Như vậy, qua nghiên cứu 100 bản án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015 thì không có vụ án nào mà Tòa án xét xử tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Qua khảo sát ngẫu nhiên từ những người tiến hành tố tụng tại thành phố Đà Nẵng (10 Thẩm phán cấp tỉnh, 10 Thầm phán cấp huyện, 10 Kiểm sát viên, 10 Điều tra viên) cho thấy các vụ án được đưa ra xét xử ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội trên địa bàn thành phố trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015 là không có, phần lớn cho rằng nguyên nhân là do có nhiều khó khăn trong việc chứng minh hành vi phạm tội, người phạm tội không thừa nhận mục đích các hành vi chuẩn bị phạm tội của mình, việc đánh giá từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng trong chuẩn bị của tội phạm còn chưa chính xác và trong thực tiễn thì người phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thường bị các cơ quan Công an xử lí hành chính. 2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt Thông qua phương pháp điều tra án điển hình, thực hiện việc nghiên cứu các bản án hình sự trong thực tiễn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong 08 bản án hình sự về tội phạm chưa hoàn thành (qua nghiên cứu 100 bản án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015) thì các giai đoạn thực hiện tội phạm trong tội phạm chưa hoàn thành được thể hiện như sau: 40
  • 40. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Bảng 2.4. So sánh tỷ lệ giai đoạn chuẩn bị phạm tội so với giai đoạn phạm tội chưa đạt trong 08 bản án hình sự về tội phạm chưa hoàn thành Tội phạm chưa hoàn thành (Số lượng: 08 bản án) Các giai đoạn Số lượng bản án Tỷ lệ Chuẩn bị phạm tội 0 0% Phạm tội chưa đạt 08 100% Như vậy, qua nghiên cứu 100 bản án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015 thì có 08 vụ án mà Tòa án 2 cấp xét xử tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Trong số các bản án hình sự về tội phạm chưa hoàn thành thì các bản án mà tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt có tỷ lệ tuyệt đối 08/08 vụ (100%), tuy nhiên so với giai đoạn tội phạm đã hoàn thành thì có tỷ lệ rất thấp. Bên cạnh đó, phạm tội chưa đạt chỉ được áp dụng đối với các tội là tội giết người, tội trộm cắp tài sản và tội hiếp dâm trẻ em. Có thể lấy một vài ví dụ cụ thể đối với trường hợp phạm tội chưa đạt bằng một vài bản án cụ thể như sau: Ví dụ 1: Bản án hình sự sơ thẩm số 53/2013/HSST ngày 14/12/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử sơ thẩm tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn Tài phạm tội “Giết người”. Nội dung vụ án như sau: Nguyễn Văn Tài và Nguyễn Thị Ly có quan hệ yêu đương từ Tết Nguyên Đán năm 2012 đến khoảng tháng 4/2013 thì chị Ly nói chia tay vì đã có người yêu khác. Tài tỏ ra buồn bã, thất vọng và chờ ngày xuất ngũ tìm Ly để hỏi lý do. Ngày 23.5.2013, Tài ra quân, về lại Quảng Trị một ngày. Đến 25.5.2013, Tài vào Đà Nẵng tìm gặp Ly. Theo sự hướng dẫn của Ly, khoảng 11 giờ ngày 25.05.2013, Tài nhờ Đinh Văn Quân chở tìm gặp Ly tại K132 Lý Tự Trọng - Tp. Đà Nẵng nhưng không có địa chỉ này. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày Quân tiếp tục chở Tài đi 41
  • 41. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM tìm Ly, khi đi ngang qua siêu thị BigC Tp. Đà Nẵng, Tài bảo Quân dừng xe đứng chờ, Tài vào chợ gần siêu thị mua 02 con dao (dạng dao xếp, có cán bằng nhựa dài 11cm, lưỡi bằng kim loại màu trắng dài 10cm) lận vào hai bên túi quần, sau đó bảo Quân chở đến quán café Linda tại số 207 đường Phan Thanh, gần nơi trọ cũ của Ly thì gặp Ly. Tại đây, Tài ngồi nói Ly tìm nơi vắng vẻ nói chuyện riêng tư. Ly không đồng ý nên Tài ngồi chờ. Đến khoảng 17h cùng ngày, Ly nghỉ làm việc về nhà trọ của mình tại K132/2 đường Phan Thanh thì Tài đi theo. Thấy vậy, Ly không vào phòng trọ của mình mà đi sang phòng bên cạnh. Trong phòng lúc này tại phòng trọ có: Trương Thị Phước Hiền, Nguyễn Thị Tố Trinh, Võ Thị Ly Na, Trần Thị Kim Phượng. Sau khi Ly giới thiệu Tài với mọi người, Ly và Tài ngồi chơi khoảng 10 phút thì Tài nói mọi người đi ra ngoài để Tài nói chuyên riêng với Ly. Mọi người ra ngồi chơi trước cửa phòng. Ly và Tài ngồi nói chuyện khoảng 15 phút, bất ngờ Tài rút dao đã chuẩn bị sẵn từ trong túi quần ra đâm nhiều nhát vào người Ly làm Ly ngã nằm ngửa trên giường, Ly la hét kêu cứu. Các chị Phượng, Hiền, Na, Trinh và chủ nhà trọ là ông Nguyễn Văn Tơ chạy vào thì thấy Tài ngồi xổm trên giường đang chồm người lên dùng dao nhọn đâm liên lục vào người Ly, Ly nằm ngửa trên giường dùng hai tay chống đỡ và nghiêng người qua lại để tránh né lưỡi dao. Mọi người la hét gọi Công an nhằm gây áp lực với Tài để tìm cách cứu Ly. Tài nghe vậy, quay sang phía ông Nguyễn Văn Tơ, lúc này thì Ly vùng dậy chạy thoát được ra ngoài phòng trọ và chạy đến cổng nhà trọ thì ngất xỉu và được mọi người đưa đi cấp cứu. Sau khi đâm Ly, Tài cầm theo dao chạy ra trước cửa phòng trọ, dùng dao tự đâm vào cơ thể mình để tự sát nhưng được mọi người xung quanh phát hiện can ngăn và đưa đi cấp cứu. Tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 285 ngày 30.8.2013 của Trung tâm giám định pháp y Đà Nẵng, xác định thương tích 42
  • 42. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM của Ly gồm: - Vết thương gian sườn V bên phải, thấu thổi gây tràn máu và tràn khí khoang màn phổi phải. - Vết thương gian sườn III đứt một phần cơ lưng rộng. - Vết thương vùng bả vai phải sâu nhọn 2cm, gây gãy xương. - Vết thương cánh tay trái rách cân cơ. - Vết thương ngón I bàn tay trái rách lộ bao khớp. Tỷ lệ thương tích được xếp là 34%. Với nội dung như trên tại Bản án hình sự sơ thấm số 53/2013/HSST ngày 14/12/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã quyết định. Áp dụng điểm q khoản 1 điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 điều 46; Điều 18; Điều 52 BLHS. Xử phạt: Nguyễn Văn Tài 12 (mười hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt giam, ngày 05.6.2013. Bản án trên đã nhận định: Hậu quả vụ án là người bị hại không chết, chỉ bị thương tích 34% nên bị cáo phạm tội thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Đồng thời áp dụng thêm Điều 18 và Điều 52 BLHS đối với bị cáo khi lượng hình. Qua ví dụ trên cho thấy việc bị cáo phạm tội chưa đạt là do người bị hại la hét, chống cự và chạy ra ngoài, đồng thời mọi người hô hoán gọi Công an để gây áp lực đối với bị cáo. Do sợ hãi nên bị cáo mới buộc phải chấm dứt hành vi phạm tội của mình. Việc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đánh giá tính chất mức độ phạm tội, cũng như các tình tiết khác quan của vụ án, nhân thân của bị cáo và tuyên mức án hoàn toàn phù hợp với hành vi mà bị cáo đã gây ra. Ví dụ 2: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 03/2014/HS-ST ngày 17/3/2014 của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng xét xử sơ thẩm 43
  • 43. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM tuyên bố bị cáo Trần Anh Hào phạm tội “Hiếp dâm”. Nội dung vụ án như sau: khoảng 20 giờ 30 phút ngày 15 tháng 10 năm 2013 sau khi ăn cơm tối tại gia đình xong Trần Anh Hào – sinh năm 1986 – trú tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đạp xe đạp đi dạo một mình đến khu vực vắng phía gần chân cầu Thuận Phước thì gặp cháu Vương Tố Lan, sinh ngày 05/11/1998, trú tại phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố đang ngồi một mình dọc bờ Sông Hàn. Thấy Lan ngồi một mình nơi vắng vẻ, trong người Hào nổi lên tính dục vọng muốn quan hệ tình dục với Lan. Hào đạp xe lại chỗ Lan ngồi và nói với Lan “em có đi chơi với anh không” ý Hào là rủ Lan quan hệ tình dục, Lan từ chối bảo “em không đi đâu” và đứng dậy bỏ chạy về hướng chân cầu Thuận Phước. Ngay lập tức Hào đạp xe đuổi theo Lan được khoảng 200m thì Hào đuổi kịp Lan, Hào dừng xe đạp lại và nắm tay Lan kéo xuống mép đường dưới gầm chân cầu Thuận Phước cách đường khoảng 20m, Hào ôm vật Lan và nằm sấp đè lên người Lan 02 tay Hào cầm 02 tay của Lan, Hào định cởi quần áo của Hào và Lan ra để quan hệ tình dục nhưng Lan dảy dụa và la lên “cứu tôi với, cứu tôi với” đúng lúc đó có anh Hoàng Tiến Minh (sinh năm 1983, trú tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) đi xe máy ngang qua tiếng kêu cứu của Lan thì dừng xe lại quay đèn chiếu sáng vào nơi Hào đang ôm vật Lan, do bị phát hiện Hào liền bật dậy bỏ chạy. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 03/2014/HS-ST ngày 17/3/2014 của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng áp dụng khoản 1 Điều 112; Điều 18; khoản 1,3 Điều 52; điểm p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47 xử phạt bị cáo Trần Anh Hào 06 (năm) tù về tội hiếp dâm trẻ em. Với nội dung trên Tòa án cấp sơ thẩm cũng đã nhận định bị cáo Trần Anh Hào phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Việc bị cáo không thực hiện được đến cùng hành vi của mình là do trở ngại khách 44
  • 44. THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM quan ngoài ý muốn của bị cáo. Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã xem xét toàn diện các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, cũng như quá trình tranh tụng công khai tại phiên tòa để ra bản án đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Sau khi xét xử, vụ án trên không có kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật thi hành. Thực tế trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, số lượng các vụ án hình sự mà Tòa án nhân dân hai cấp tại thành phố Đà Nẵng xét xử và áp dụng đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội theo Điều 17 của Bộ luật hình sự là không có. Vì thực tế để xác định và chứng minh một người tìm kiếm, sửa soạn công cụ phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là rất khó khăn. Do đó, đa số những trường hợp này đều bị cơ quan Công an xử lý hành chính. Đối với những vụ án mà các bị cáo phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, các Tòa án mà cụ thể là Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa đã đánh giá đúng tính chất mức độ của hành vi phạm tôi, xem xét đến hoàn cảnh, nhân thân của bị cáo để từ đó đưa ra những mức án tương xứng với hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra. Do đó, các vụ án trên đều được bị cáo và những người tham gia tố tụng khác chấp hành nghiêm túc, không bị kháng cáo, kháng nghị. Điều này cũng tạo nên niềm tin vào công lý và công bằng xã hội, từng bước thể hiện rõ nét năng lực của đội ngũ Thẩm phán hai cấp Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng. Đồng thời góp phần không nhỏ và nhiệm vụ chính trị của địa phương. 2.1.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với giai đoạn tội phạm hoàn thành Áp dụng pháp luật trong xét xử các loại án nói chung và trong xét xử án hình sự Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng trong thời gian vừa qua đã góp phần to lớn vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển 45