Bài tập về Nghĩa tường minh và hàm ý có đáp an

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Nghĩa tường minh và hàm ý

Bài giảng Ngữ văn 9 Nghĩa tường minh và hàm ý

Câu 1: Khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì?

A. Người nói [người viết] có ý thức đưa hàm ý vào câu nói

B. Người nghe [người đọc] có năng lực giải đoán hàm ý

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hiển thị đáp án  

Câu 2: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây?

- Anh nói nữa đi. – Ông giục.

- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. –Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

A. Anh nói nữa đi

B. Năm phút nữa là mười.

C. Còn hai mươi phút thôi

D. Chè đã ngấm rồi đấy

Hiển thị đáp án  

Câu 3: Tìm hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây:

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con” phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.

A. Thông báo về việc cơm đang sôi

B. Thông báo về việc cơm sôi và sẽ nhão

C. Muốn nhờ người chắt giúp nước cơm

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Hiển thị đáp án  

Câu 4: Nghĩa tường minh là gì?

A. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

B. Nghĩa tường minh là phần nghĩa không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hiển thị đáp án  

Câu 5: Hàm ý là gì?

A. Phần nghĩa được thông báo trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

B. Phần được thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

C. Cả đáp án A và B

D. Không xác định được

Hiển thị đáp án  

Câu 6: Câu nào dưới đây chứa hàm ý?

A. Lão trông tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu: Lão vừa cho tôi xin một ít bả chó

B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão

C. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn

D. Chẳng hiểu lão chết vì gì mà bất thình lình như vậy.

Hiển thị đáp án  

Câu 7: Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?

Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?

A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ

B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút

C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ

D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Hiển thị đáp án  

Câu 8: Câu “dã tràng xe cát biển Đông” có hàm ý gì?

A. Nói tới việc con dã tràng xe cát ở biển Đông

B. Nhọc công làm việc gì đó nhưng cuối cùng lại vô ích

C. Nói tới hiện tượng con dã tràng thường xuyên xe cát để lấp lối đi xuống thủy cung

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án  

Câu 9: Trả lời hàm ý cho câu hội thoại sau:
Giáo viên: Tại sao bài tập này em chưa hoàn thành?

A. Tại em không biết làm

B. Tại bài tập này khó

C. Gia đình em hôm qua có việc bận đột xuất

D. Em chưa nghĩ ra cách làm

Hiển thị đáp án  

Câu 10: Thế nào là nghĩa hàm ý trong câu?

A. Hàm ý là phần nội dung tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.

B. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

C. Hàm ý là phần lời nói tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.

D. Hàm ý là phần của nội dung được thông báo không được nói một cách trực tiếp nhưng có thể hiểu để suy ra từ những từ ngữ ấy.

Hiển thị đáp án  

Câu 11: Câu nào không chứa hàm ý?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B.Chị ngã em nâng

C. Lá lành đùm lá rách

D. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Hiển thị đáp án  

Câu 12: Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh?

A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.

B. Đêm nay rừng hoang sương muối.

C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn nầy.

D. Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Hiển thị đáp án  

Câu 13: Trả lời bằng hàm ý cho câu hội thoại
An: Ngày mai chủ nhật bạn đến nhà mình chơi đi.

A. Mình sẽ đến đúng hẹn.

B. Mình đến muộn một chút nhé!

C. Mình bận nhiều việc lắm.

D. Mình đến sớm và về sớm nhé

Hiển thị đáp án  

Câu 14: Cô giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào. Cô giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi? Câu đó có hàm ý:

A. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút

B. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ

C.Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ

D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Hiển thị đáp án  

Câu 15: Tìm câu có hàm ý khích lệ động viên cho trường hợp sau:

A. Kệ cậu! Tớ không quan tâm.

B. Không sao đâu!

C. Do cậu không ôn kĩ đấy!

D. Còn những bài kiểm tra lần sau mà.

Hiển thị đáp án  

Câu 16: Tìm nghĩa hàm ý trong đoạn văn sau:

A. Ông già đi muộn giờ.

B. Ông già đến khám muộn.

C. Bệnh tình của ông già rất nặng.

D. Ông già bị bác sĩ trách.

Hiển thị đáp án  

Câu 17: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây?

A. Anh nói nữa đi

B. Năm phút nữa là mười.

C. Còn hai mươi phút thôi

D. Chè đã ngấm rồi đấy

Hiển thị đáp án  

Câu 18: Câu Dã tràng xe cát biển Đông có hàm ý gì?

A. Nói tới việc con dã tràng xe cát ở biển Đông.

B. Nhọc công làm việc gì đó nhưng cuối cùng lại vô ích.

C. Nói tới hiện tượng con dã tràng thường xuyên xe cát để lấp lối đi xuống thủy cung.

D. Cả 3 đáp án trên.

Hiển thị đáp án  

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ có đáp án

Trắc nghiệm Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ có đáp án

Trắc nghiệm Mây và sóng có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập về thơ có đáp án

Trắc nghiệm Nghĩa tường minh và hàm ý [tiếp theo] có đáp án

– Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

– Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp những có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Điều kiện sử dụng hàm ý:

+ Người nói [người viết] có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

+ Người nghe [người đọc] có năng lực giải đoán hàm ý.

2. Luyện tập

Câu 1: Theo em, những ngữ liệu dưới đây phải hàm ý không? Nếu phải hãy chỉ ra hàm ý đó và nêu tác dụng:

a.

“Tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài

Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây”.

b.

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”.

Gợi ý trả lời:

a. Hai câu thơ trên được tác giả dân gian sử dụng hàm ý nhằm nói đến tình yêu đôi lứa, tình cảm của cô gái dành cho chàng trai nhưng không thành. Qua đó, cô gái cảm thấy vô cùng nuối tiếc.

b. Lời tỏ tình ý nhị, tình tứ của chàng trai khi mượn hình ảnh của “tre non” và hành động “đan sàng” để hỏi ý kiến của cô gái đang tới tuổi cập kê có đã muốn lấy chồng hay chưa.

Câu 2: Em hãy liệt kê những câu thơ có sử dụng hàm ý trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng:

“Thoắt trông nàng đã chào thưa:

Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”.

[Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du]

Gợi ý trả lời:

Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

– Câu thơ “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây” nhằm nói đến những người cao quý như Hoạn Thư trong “Truyện Kiều” cũng có lúc phải tới đây nơi báo ân báo oán của Thúy Kiều [hàm ý mỉa mai, giễu cợt sự thất thế của Hoạn Thư].

– Câu thơ “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” nhằm nói đến tội ác mà Hoạn Thư gây ra cũng phải bị chừng phạt.

Câu 3: Em hãy chỉ ra nội dung hàm ý trong những câu tục ngữ dưới đây:

[1] Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

[2] Ăn cháo đá bát.

[3] Đói cho sạch, rách cho thơm.

[4] Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

[5] Cái răng, cái tóc là góc con người.

Gợi ý trả lời:

[1] Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

-> Hàm ý: nếu như ở gần môi trường sống tốt thì sẽ tốt theo và ngược lại nếu gần môi trường xấu thì sẽ xấu theo.

[2] Ăn cháo đá bát.

-> Hàm ý: nói đến những người vô ơn với người đã giúp đỡ mình.

[3] Đói cho sạch, rách cho thơm.

-> Hàm ý: nói đến việc dù nghèo khổ nhưng vẫn cần giữ phẩm chất tốt đẹp.

[4] Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

-> Hàm ý: nói đến cách nói năng trong cuộc sống, ứng xử một cách lịch sự hơn.

[5] Cái răng, cái tóc là góc con người.

-> Hàm ý: cái răng, cái tóc có thể đánh giá được một con người.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

– Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.

– Rèn luyện kĩ năng vận dụng nghĩa tường minh và hàm ý khi giao tiếp.

– Có ý thức sử dụng hàm ý phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề