Bài viết ca ngợi người phụ nữ Việt Nam

1. Những bài thơ hay viết về Phụ nữ Việt Nam2. Thơ hay về người phụ nữ hiện đại3. Thơ hay về 8-3
Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, ngoài những món quà ngày 8-3 hay những lời chúc 8-3 thật hay và ý nghĩa thì những bài thơ ca ngợi phụ nữ cũng là những lời tri ân rất sâu sắc để gửi đến các chị em.

Bạn đang xem: Những bài viết hay về người phụ nữ việt nam

Sau đây là tổng hợp những bài thơ về người phụ nữ, thơ ca ngợi phụ nữ Việt Nam hay nhất đã được tutukit.com tổng hợp. Mời các bạn cùng tham khảo.Thơ chúc thọ người cao tuổi hay và ý nghĩa nhấtNhững bài thơ về mùa xuân hay nhấtBài 1. Em là con gái Việt NamEm là người con gái Việt NamTrung hậu đảm đang lại hay làm
Thời chiến em xông pha lửa đạnThời bình về lại em giỏi giang.Sướng khổ buồn vui vẫn không màngĐói nghèo nheo nhóc khổ đeo mangEm vẫn cười vui như hoa nởKhông oán than đời kiếp hồng nhanBởi em là phụ nữ Việt NamĐức hạnh trong em mát ngọt lànhNgày đêm chăm chút chồng con cáiNắng dải mưa dầu không trách thanCông dung ngôn hạnh em đều cóTrả nghĩa ơn đời ai biết choVượt bao gian khó đời xuôi ngượcKhông quản thân đời khúc quanh co.(Sưu tầm)Bài 2. Đảm đangVừa hiền vừa dịu lại vừa tươiMà lúc xông pha mạnh tuyệt vờiĐánh giặc lo nhà xây dựng nướcĐảm đang lừng lẫy bốn phương trời.Đâu phải bây giờ em mới đảm đangNuôi mẹ chăm con thay chồng trăm chuyệnĐâu phải đợi khi quân thù ập đếnTổ quốc gọi tên, em tình nguyện lên đườngCái tính đảm đang em chịu đựng yêu thươngEm có sẵn từ trong bụng mẹThuở mới lên ba tập bồng, tập bếCái gối làm con em làm mẹ ru hờiTừ thuở đánh chuyền ngắt lá đùa chơiTập xếp, tập đan, em làm người nội trợBà mẹ Việt Nam nuôi con từ thuở nhỏĐã dạy cho con cách ăn ở nên ngườiMẹ có ngờ đâu trong thế kỷ hai mươiTổ quốc đã giao cho con làm người dung sỹTay trằm nón bài thơ, tay câm dao đánh MỹChung một góc trời đâu phải chỉ riêng ta.Ơi! cô gái Việt Nam hiền như một bông hoaChính em đó, em là người đẹp nhấtChiếc áo nâu non hiền hòa chân thậtRất quê hương và cũng rất đáng yêuĐôi mắt em nhìn như niềm mơ ướcMà sâu thẳm bao nhiêu điều suy nghĩDáng em đi trong khoan thai bình dịMà dịu dàng như mũi chỉ đường kimKhi em cười môi nở một hình timKhi em giận mắt hóa thành ánh lửaBởi lắm yêu thương em không hề biết sợKhông biết kêu xin, em tin ở chính mìnhBiết cằm thù nên em biết hy sinhBiết im lặng nên trở thành bão tốTrung hậu đảm đang em làm người vợ.Anh dũng hiên ngang em lại hóa anh hùng./.

Bài 3. Tự hào phụ nữ Việt NamTự hào Phụ nữ Việt Nam,Chuyên tâm việc Nước,việc nhà đảm đang.Xứng danh với tám chữ vàng,Bác Hồ khen tặng vẻ vang rạng ngời.“Anh hùng bất khuất” bao đời,“Đảm đang” “trung hậu” đó lời Bác trao.Thật là hạnh phúc tự hào,Việt Nam ta có biết bao Anh hùng.Những người Phụ Nữ kiên trung,Mưa bom lửa đạn bão bùng xong pha.Hy sinh vì Đất nước nhà,Mỗi người là một bông hoa dâng đời!Bài 4. Bài thơ ca ngợi phụ nữThế gian cần có mặt trờiPhụ nữ quan trọng trong đời đàn ôngKhi xưa nhờ mẹ ẳm bồngNuôi nấng dạy dỗ thành công với nhàLớn lên lập thất thành giaCũng người phụ nữ của ta mặn nồngChia sẻ gian khó cùng chồngPhụ nữ tự nguyện không mong đáp đềnTình nghĩa phu thê vững bềnThuỷ chung son sắt bên nhau suốt đờiCho dù vật đổi sao dờiPhụ nữ mãi mãi suốt đời chồng conMiếng cơm manh áo vì conPhụ nữ chịu cực héo hon thân gầyNuôi cho con được đủ đầyMong con khôn lớn tương lai rạng ngờiHy sinh vì con suốt đờiPhụ nữ cao cả khắp nơi…kính chào.

2. Thơ hay về người phụ nữ hiện đại

Phụ nữ hôm nayHôm qua em đã nói rồiNhờ anh giúp vợ ít thôi việc nhàVậy mà anh vẫn la càSuốt đêm tới sáng phải qua gọi vềLời anh hứa..chẳng bỏ bêNhớ ngày phụ nữ đã thề quan tâmMà sao anh cứ quây quầnRượu chè cờ bạc..xoay vần mặc emGiờ này anh nghĩ thử xemQuanh năm vất vả anh đem bạc bàiMình em lo lắng sớm maiThời gian đâu có..nên phai sắc hồngLời anh có hứa như khôngHôm nay em quyết cho chồng một phenViệc nhà anh để mặc emThì anh ôm mãi làm quen cột nhà.…
Thôi thôi anh biết rồi màTừ nay xin hứa việc nhà anh loGiờ xin em hãy tha choChứ ôm cột mãi ..mặt mo em àTrong nhà anh có bó hoaMua về sẵn đó để mà tặng emNhân ngày phụ nữ Việt NamVợ chồng hòa thuận cùng làm cùng vui.Lời anh nay đã hứa rồiChăm lo cuộc sống..Vợ ơi yêu mà.

Xem thêm: Trường Đại Học Ngoại Thương Cựu Sinh Viên Nổi Bật, Cựu Sinh Viên

3. Thơ hay về 8-3

Bài thơ: Nụ hồng mùng 8/3Sáng mùng 8/3Em theo mẹ ra vườnCùng chăm cây hái tráiDọn sạch cả lối điĐang say mê nhặt rácChợt nhìn thấy bông hoaEm reo lên mừng rỡÔi! đẹp quá mẹ ơiMẹ ngạc nhiên mới hỏiCó chuyện gì thế conTươi cười, em khẽ đápMột nụ hồng mẹ ơiMẹ mỉm cười giây látRồi mới trả lời rằngNụ hồng vừa thức giấcTrong ngày 8/3Mở tròn xoe đôi mắtEm chợt mới nghĩ raHay là con tặng mẹMột nụ hồng hôm nayGật đầu cười, mẹ bảoCon gái mẹ thật ngoanÔm mẹ em khẽ nóiYêu mẹ nhất trên đời.Lời chúc 8/3 của béNhân ngày 8/3Bé con xin chúc mẹThật mạnh khỏe, tươi vuiChúc cô giáo của conLuôn tràn đầy hạnh phúcChúc chị gái học giỏiLại càng thêm xinh đẹpBé chúc cho tất cảTrong ngày 8/3.Ngày 8/3 của béHôm nay em đến trườngNhưng nhìn quanh lạ quáSao đẹp hơn mọi ngàyNhiều hoa tươi kẹo ngọtKhông biết là vì saoĐang tò mò suy nghĩThì nghe cô giáo bảoVề ngày 8/3Là một ngày đặc biệtNgày của mẹ của côĐến giờ em mới hiểuNgày đặc biệt hôm nayKhi về nhà với mẹEm tặng mẹ nụ hônNói rằng quà của mẹNhân ngày 8/3.

Xem thêm: Em Hãy Kể Về Một Tấm Gương Đạo Đức Của Một Cá Nhân Mà Em Biết

Tặng NgườiHôm nay mồng tám tháng baXin Hãy viết mấy lời ca tặng NgườiMẹ cho Ta nửa Cuộc ĐờiNửa kia thấm đượm mấy lời Mẹ ruChị tặng Ta cả Mùa ThuLàm thuyền lá, thả lời Ru Ta cườiEm trao Ta tuổi đôi mươiMá hồng thắm lại quên thời Xuân quaVậy Xin một nửa Chúng TaĐừng quên một nửa Bao La Tình ĐờiTrăng tà buông xuống lả lơiVẫn câu thơ ấy ngàn đời Hát Ru !!!Tình Mẹ Bên ConNgày 8 tháng 3 lại đến rồi.Bồi hồi con tặng mẹ gì đây?Chỉ có trái tim mãi đong đầy.Tình mẹ bên con từ thuở ấy.Đã bấy nhiêu năm, vẫn mặn nồng.Biết kể sao hết công lao mẹ?Đã nuôi con từ thuở ấu thơ.Vẫn còn đây, vang lời ru của mẹ.Che chở con, trên mọi nẻo đường.Hương thời gian, đâu đây còn thoảng.Chỉ mong sao,mẹ mãi còn xuân.Để con được đưa đón ân cần.Con chỉ mong thời gian chậm lại.Để mãi gần, bên mẹ thân yêu.Cùng cháu con, sống vui, sống khỏe.Bởi bên mẹ, con mãi là trẻ thơ.(Thơ Đặng Tuyết)
Mừng Ngày 8/3Sắp đến mùng tám tháng baChúc cho các cô các bà luôn vuiChị em ta cũng thật tươiBó hoa hồng thắm tặng mọi người nha!Chúc tất cả đẹp thêm raTrẻ khoẻ,duyên dáng nhìn là mến liềnCon cũng chúc người mẹ hiềnLuôn luôn khoẻ mạnh nét duyên còn hoàiTình mẹ thật là tuyệt vờiKhắc ghi tạc dạ suốt đời ơn sâuCầu cho mẹ sống thật lâuThương lắm khi tóc bạc màu thời gianMẹ đã không quản gian nanNuôi các con lớn khôn lên từng ngàyMẹ luôn dang rộng vòng tayTrao tình ấm áp đong đầy thiết thaMẹ là tổ ấm mái nhàCho con tình thương bao la biển trờiMong mẹ có nhiều niềm vuiĐể mỗi ngày thấy mẹ cười thật tươi.(Thơ Ngọc Cầm)Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của tutukit.com.
Câu đố về ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 Những câu hỏi về ngày 8/3 có đáp án Kịch bản tổ chức ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 Kịch bản tổ chức 20/10 Lời chúc Quốc tế phụ nữ 8-3 Chúc mừng Quốc tế phụ nữ

Bài viết ca ngợi người phụ nữ Việt Nam

Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao

Bài làm:

Bài mẫu số 1:

Từ thuở xa xưa cho đến ngày nay, ca dao dường như đã trở thành một nét đẹp văn hóa luôn ngự trị trong tâm hồn của mỗi người con đất Việt. Những câu ca dao trong lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ, của bà, nơi đó có cánh cò trắng phau, có lũy tre làng xanh mướt, có cả cánh đồng mỗi buổi chăn trâu, có hoa sen thơm ngọt trong đầm, có hình ảnh những người lao động chân chất thật thà,... Tất cả đã theo những lời ru êm đềm, chắp cánh bay vào tâm hồn của mỗi một con người từ thuở còn trong nôi, khi mà "Con chưa biết con cò, nhưng trong lời mẹ hát, có cánh cò đang bay". Những câu ca dao giản dị, dân dã ấy chứa đựng nhiều thứ tình cảm quý giá như tình nghĩa vợ chồng muối mặn gừng cay, tình cảm gia đình tha thiết gắn bó, rồi cả tình mẫu tử thiêng liêng, nó cho ta thấy được vẻ đẹp của quê hương đất nước, vẻ đẹp của những con người lao động chân tay chân chất thật thà. Và có lẽ xuyên suốt trong kho tàng ca dao Việt Nam hiện lên nhiều nhất vẫn là hình ảnh người phụ nữ với biết bao vẻ đẹp đáng trân trọng cùng thân phận đầy đắng cay, vất vả của họ.

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ vốn không có chỗ đứng trong xã hội, không có tiếng nói, phải chịu kiếp "ba chìm bảy nổi", mặc số phận cho người ta quyết định, và điều đó thường đẩy người phụ nữ vào hoàn cảnh đau thường, khổ cực. Ví như trong những câu ca dao dưới đây, ta có thể phần nào thấu hiểu được nỗi đau thân phận khi ấy:

- "Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

- "Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"

- "Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi"

Họ tự ví mình như tấm lụa đào, đẹp đẽ mềm mại, nhưng lại phải chịu cảnh long đong, chẳng khác chi món hàng tầm thường nơi phố chợ, ai cũng có thể tiện tay mua bán. Rồi thì thân phận người phụ nữ cũng tựa hạt mưa sa, nếu may mắn thì vào lầu son gác tía (ý chỉ cuộc sống hạnh phúc đủ đầy), nếu bất hạnh lại phải chịu cảnh khổ nhục, đày ải (ở đây chỉ kiếp vợ lẽ, hay kiếp sống bần hàn). Đôi lúc còn rẻ rúng hơn nữa khi phải chịu kiếp "chổi đầu hè", là thứ cho đàn ông chà đạp, đến một chút tự tôn cũng không thể có được. Xét lại nguồn cơn của tất cả những bất hạnh đến với người phụ nữ ấy chính là sự bảo thủ, lạc hậu của chế độ phong kiến, nơi ấy đàn ông là trời, tư tưởng trọng nam khinh nữ còn đầy ắp trong tâm trí của con người, kể cả trong tâm trí của những người phụ nữ. Họ buộc phải sống và cam chịu cái cảnh chồng chung, tuân thủ những lề lối khắt khe, "công dung ngôn hạnh", "tam tòng, tứ đức", họ cả đời chỉ thấy chữ hi sinh, nhẫn nhịn mà không biết thế nào là chữ hạnh phúc, được yêu thương, trân trọng.

Người phụ nữ xưa có lẽ chữ chuẩn xác nhất để nói về cuộc đời đầy bất hạnh của họ là chữ "tủi nhục", thật vậy, vừa chịu những tủi hờn lại còn ngậm đắng nuốt cay sống trong nhục nhã, chỉ vì là phận đàn bà. Ngay khi còn trong vòng ta cha mẹ, người con gái cũng chẳng có bao nhiêu phân lượng, bởi quan niệm xưa con gái mai sau lấy chồng cũng là bát nước hắt đi, thế nên họ phải chịu những bất công từ khi còn nhỏ:

"Cô kia cắt cỏ đồng màuChăn trâu cho béo làm giàu cho chaGiàu thì chia bày chia ba

Phận cô là gái được là bao nhiêu"

Đến khi lấy chồng, người con gái lại chịu nỗi buồn tủi khi xa gia đình, đôi khi là xa cả quê hương, nỗi đau ấy thấm thía trong từng câu hát ca dao:

- "Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"

Rồi cảnh mẹ chồng nàng dâu, vốn xưa nay khác máu tanh lòng, người phụ nữ mang phận làm dâu phải nhẫn nhịn cay đắng để làm vừa lòng nhà chồng, đặc biệt đớn đau hơn nếu vô phúc gặp phải kẻ vũ phu, mẹ chồng cay nghiệt thì đời không còn gì khổ ải hơn thế nữa.

"Trách cha, trách mẹ nhà chàngCầm cân chẳng biết là vàng hay thauThực vàng chẳng phải thau đâu

Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng"

Vẫn chưa hết nếu nói nỗi khổ thân xác đã khiến người phụ nữ phải nhiều phen vật vã thì nỗi đau tinh thần trong kiếp chồng chung lại càng khiến người ta phải xót xa thêm nữa. Những ganh ghét đố kỵ của phụ nữ với nhau, sự cay nghiệt ấy còn ác liệt hơn nhiều nỗi đắng cay khác, họ phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm vợ chồng, những nỗi buồn phiền khi chồng đầu ấp tay gối với kẻ khác nào ai có thấu chăng?

"Lấy chồng làm lẽ khổ thayĐi cấy đi cày chị chẳng kể côngTối tối chị giữ mất chồngChị cho manh chiếu, nằm không chuồng bòMong chồng chồng chẳng xuống choĐến khi chồng xuống, gà o o gáy dồnChém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn

Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con"

Và trong những bất công đầy đớn đau ấy người phụ nữ vẫn có những khao khát của riêng mình, khao khát được vượt lên số phận, bước qua định kiến của xã hội, mang đến cho mình một cuộc sống hạnh phúc như:

-"Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng"

- "Chồng con là cái nợ nần
Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm".

Tuy nhiên khao khát mãi chỉ là khát khao, liệu dưới chế độ phong kiến hà khắc, có người phụ nữ nào thực sự dám đứng lên đấu tranh? Hay lại là những lời phỉ nhổ, bàn ra tán vào, khiến họ mất lòng tin vào cuộc sống? Nhưng dù cuộc sống có đày ải, chèn ép người phụ nữ đến mức nào đi chăng nữa thì những vẻ đẹp xuất phát từ tâm hồn của họ vẫn mãi trường tồn với thời gian.

Đó là tấm lòng thủy chung son sắt, thương yêu lẫn nhau, đồng chồng đồng vợ, chia ngọt sẻ bùi, đầy ấm áp yêu thương, không liếc ngang dọc, đứng núi này trông núi nọ.

- "Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm, sông hương mặc người"

- "Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon"

Họ sống có tình có nghĩa, trong tình yêu người phụ nữ đề cao sự chung thủy, tính nhẫn nại, lòng nhân hậu, thật thà, chất phác, chịu thương chịu khó, không tham phú mà phụ bần.

- "Trăng tròn chỉ một đêm rằm
Tình duyên chỉ hẹn một lần mà thôi"

- "Muối ba năm muối đang còn mặnGừng chín tháng gừng hãy còn cayĐạo cương thường chớ đổi đừng thay

Dẫu có làm nên danh vọng hay rủi có ăn mày ta cũng theo nhau"

Đôi khi ta còn thấy người phụ nữ trong ca dao xưa hiện lên với những vẻ đẹp thật hồn nhiên trong sáng, không câu nệ tiểu tiết, họ thoải mái bày tỏ tình cảm, tâm trạng của mình trong những câu ca dao.

- "Gió sao gió mát sau lưng
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này"

- "Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than"

-"Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi"

Đôi khi lại thấy những vẻ đẹp thật ý nhị, dịu dàng, tinh tế trong tâm hồn những cô gái trẻ.

"Sáng ngày tôi đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn

Hai anh đứng dậy hỏi han
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu

Thưa rằng tôi đi hái dâu
Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn

Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người"

Có thể thấy qua cao dao Việt Nam xưa hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đủ mọi cung bậc cảm xúc từ những bất công, khổ hạnh do thân phận đàn trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Thế nhưng dù có biết bao khổ ải, bất hạnh thì những vẻ đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ xưa chưa một lúc nào thôi tỏa sáng, trái lại chúng càng ngày càng rực rỡ hơn, đó là những phẩm chất tốt đẹp như lòng thủy chung son sắt, tấm lòng nhân hậu, tinh thần chịu thương chịu khó, biết đồng cam cộng khổ, cùng những vẻ đẹp tinh tế, ý nhị khác.

Bài mẫu số 2:

Trong thế giới ca dao chứa đựng muôn sắc màu tình cảm và nỗi niềm tâm tư, những câu ca viết về đề tài người phụ nữ chiếm một vị trí quan trọng với số lượng phong phú và đa dạng. Khi những câu ca đó cất lên, chúng ta có thể thấy được bức chân dung toàn diện về người phụ nữ với số phận lênh đênh, chìm nổi cũng như vẻ đẹp cùng sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ của họ.

Xã hội phong kiến xưa với những định kiến hà khắc đã dẫn đến những hệ lụy tất yếu của chế độ trọng nam khinh nữ. Những quan niệm thuộc phạm trù Nho giáo như: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” trở thành sợi dây vô hình trói buộc người phụ nữ: “Phận gái tứ đức vẹn tuyền/ Công, dung, ngôn, hạnh giữ gìn chớ sai”, khiến họ bị tước đoạt đi mọi quyền lợi:

“Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay”

Trong hoàn cảnh bị trói buộc, người phụ nữ muốn cất cánh bay cao bay xa nhưng không thể nào vượt thoát. Bởi vậy, họ tìm đến ca dao để giãi bày những tâm tư nỗi niềm trong những lúc tủi thân tủi phận. Người phụ nữ ý thức được sự mâu thuẫn, đối lập giữa vẻ đẹp và số phận, tự thương lấy mình thông qua những câu ca dao than thân để tâm sự, giãi bày cảnh ngộ:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Hay như:

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

Những câu ca than thân cất lên với những cung bậc cảm xúc phong phú, đa dạng. Đó có thể là nỗi niềm của người nông dân chân lấm tay bùn, có thể là tiếng ca của những người có số phận bất hạnh,... Và trong bức tranh của những thân phận bé nhỏ, người phụ nữ xuất hiện với cách diễn đạt quen thuộc qua mô-típ “Thân em”- những tín hiệu thẩm mĩ mang trong mình những nội dung nhất định. Người phụ nữ được ví với những sự vật tốt đẹp như “tấm lụa đào”, “hạt mưa sa” nhưng lại không được trân trọng, bởi trong xã hội phong kiến xưa, giá trị của họ không hề được coi trọng và họ không thể làm chủ số phận của mình. Những định kiến khắt khe khiến cho số phận của người phụ nữ rơi vào vòng xoáy của sự lênh đênh, chìm nổi: “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” và phụ thuộc vào sự may rủi: “Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”. Họ trở thành nạn nhân của chế độ nam quyền, người đàn ông có thể “năm thê bảy thiếp”, nhưng người phụ nữ thì “chuyên chính một chồng”. Đắng cay làm sao thân phận làm lẽ:

“Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công”

Sống trong cảnh chồng chung, người phụ nữ phải chịu đựng những thiệt thòi về vật chất cũng như những ấm ức về tinh thần. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - bà Chúa thơ Nôm cũng đã từng viết: “Chém cha cái kiếp chồng chung” để cất lên tiếng nói đầy căm phẫn về phận làm lẽ. Như vậy, trong xã hội phong kiến xưa, mẫu số chung của người phụ nữ là sự lênh đênh, chìm nổi và không làm chủ được số phận của mình.

Tuy sống trong xã hội đầy rẫy những bất công của tư tưởng trọng nam khinh nữ: “Anh như chỉ óng thuê cờ/ Em như rau má mọc bờ giếng khơi” và rơi vào vòng xoáy lênh đênh, chìm nổi nhưng người phụ nữ vẫn gìn giữ những phẩm chất tốt đẹp. Đó trước hết là vẻ đẹp của sự thủy chung son sắt và luôn làm tròn bổn phận của mình:

“Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười chúm chím thưa anh giận gì?

Thưa anh anh giận chi em
Muốn lấy vợ bé thì em lấy cho”

 Người vợ trong câu ca trên hiện lên trong vẻ đẹp về cách ứng xử. Người phụ nữ vô cùng khéo léo khi bông đùa một cách tinh tế để xoa dịu cơn giận của chồng. Dù trong ở bất cứ hoàn cảnh nào thì họ vẫn giữ trọn tấm lòng thủy chung son sắt: “Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo ấm xông hương mặc người”.

Như vậy, qua thế giới ca dao phong phú, đa dạng, chúng ta có thể thấy được thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong vòng xoáy của sự lênh đênh, chìm nổi và đầy rẫy những bất công. Nhưng dù sống trong hoàn cảnh nào, họ vẫn ngời sáng với những phẩm chất tốt đẹp.

Bên cạnh bài viết về Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao, học sinh và giáo viên tham khảo thêm những bài làm văn mẫu khác như Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân, Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân, Phân tích một số bài ca dao để làm nổi bật số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, Cảm nhận của em về số phận người phụ nữ qua các câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa... Những bài văn mẫu cùng hướng dẫn làm văn cụ thể hi vọng sẽ giúp các bạn học và làm văn đạt kết quả cao nhất.

Hình ảnh người phụ nữ xuất hiện khá nhiều trong những bài ca dao xưa. Bài văn mẫu phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao sẽ giúp cho các bạn học sinh hiểu sâu sắc về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Các bạn hãy tham khảo để có thêm những đơn vị kiến thức bổ ích nhất nhé!

Phân tích bài ca dao Thương thay thân phận con tằm Hình ảnh Hoa đẹp 20/10 chúc mừng ngày phụ nữ Việt Nam Câu hỏi hội thi ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 Phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân Lời chúc ngày Phụ nữ Việt Nam Soạn bài Tập đọc: Bầm ơi trang 130 SGK Tiếng Việt 5