Balance sheet và profit and loss

Việc đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp thành thạo sẽ giúp cho các kiểm toán viên hiểu được tình hình tổng quan về tài chính của doanh nghiệp, qua đó đánh giá được các rủi ro và đưa ra các thủ tục kiểm toán phù hợp. Đặc biệt là khi làm ở Big 4 thì việc tiếp xúc với đa dạng các loại hình cáo cáo là điều tất yếu và cần những phải thực hiện những thủ tục kiểm toán và có kiến thức kế toán đặc thù để có thể đưa ra ý kiến cho những báo cáo đó. bài viết này của SAPP sẽ giới thiệu về các loại báo cáo tài chính thường gặp để giúp các bạn có sự chuẩn bị kĩ càng hơn trước khi đi vào một cuộc kiểm toán.

I. Tổng quan về báo cáo tài chính [BCTC – Financial Statements]

Một báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm: Bảng cân đối kế toán [Balance Sheet], Báo cáo kết quả kinh doanh [Statement of Profit or Loss], Báo cáo lưu chuyển tiền tệ [Cash Flows Statement], và thuyết minh báo cáo tài chính [Note to Financial Statements]. Báo cáo tài chính được sử dụng để phản ánh tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, sự luân chuyển của các dòng tiền ra và vào trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người sử dụng nó, bao gồm: Nhà quản trị, nhà đầu tư, các bên cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…

Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu của từng khách hàng, chúng ta sẽ có các loại báo cáo tài chính khác nhau để có thể phản ánh một cách chính xác nhất về tình hình tài chính cũng như phục vụ các mục đích khác nhau của doanh nghiệp đó. Các loại báo cáo được sử dụng bao gồm: 

  • Stand Alone
  • Báo cáo tài chính riêng [Separate Financial Statement]
  • Báo cáo tài chính hợp nhất [Consolidated Financial Statement]
  • Báo cáo tài chính chuyển đổi [Conversion Financial Statement]
  • Báo cáo đặc biệt về các thủ tục đã thống nhất [AUP]
  • Group Package

Vậy việc phân loại báo cáo tài chính như trên có ý nghĩa như thế nào? SAPP Academy sẽ giúp bạn hiểu được điều này khi bước vào mục II của bài viết này.

II. Các loại báo cáo tài chính thường gặp

2.1 Báo cáo Stand Alone

Stand Alone là tên thường gọi dùng để chỉ một báo cáo “bình thường”, là báo cáo tài chính của một công ty độc lập, hay nói cách khác là một doanh nghiệp không hề sở hữu một công ty con nào cả. Một báo cáo Stand Alone được sử dụng trong nội bộ của doanh nghiệp như một công cụ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động của mình và đưa ra chiến lược kinh doanh trong những năm tiếp theo và cũng có thể được dùng để làm báo cáo nộp thuế hoặc nộp cho ngân hàng.

Đây là dạng báo cáo cơ bản, và được lập theo các hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp trong thông tư 200/2014/TT-BTC của VAS [Vietnamese Accounting Standards] hoặc IAS 1: Presentation of Financial Statements [Chuẩn mực kế toán quốc tế 1: trình bày báo cáo tài chính].

2.2 Báo cáo tài chính riêng [Separate Financial Statement]

Khi một doanh nghiệp có ít nhất từ một công ty con trở lên thì sẽ xuất hiện khái niệm Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất. Báo cáo tài chính riêng được sử dụng cho công ty mẹ [Parent].

Việc phân tách báo cáo tài chính riêng của công ty con và công ty mẹ giúp cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư, ngân hàng, đối tác, khách hàng, cơ quan nhà nước,.. có cái nhìn chi tiết hơn về doanh nghiệp. Do báo cáo tài chính riêng được sử dụng cho công ty mẹ, vậy nên báo cáo này sẽ phản ánh rõ hơn về tình hình tài chính của công ty mẹ và vai trò của công ty mẹ trong cả tập đoàn [trong nhiều trường hợp, công ty mẹ chỉ nắm vai trò điều hành các công ty con nên thường sẽ không phát sinh nhiều doanh thu mà sẽ thường phát sinh nhiều chi phí quản lý].

Báo cáo tài chính riêng được lập tuân thủ theo các hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp trong thông tư 200/2014/TT-BTCthông tư 202/2014/TT-BTC về hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo hợp nhất hoặc theo IAS 27: Separate Financial Statements [Chuẩn mực kế toán quốc tế 27: báo cáo tài chính riêng].

2.3 Báo cáo tài chính hợp nhất [Consolidated Financial Statement]

Đây là loại báo cáo tổng hợp toàn bộ tình hình tài chính, kinh doanh của toàn bộ tập đoàn, tức là bao gồm cả công ty mẹ, công ty con và công ty liên doanh liên kết.

Công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác. Quyền kiểm soát ở đây có thể được thể hiện thông qua việc một doanh nghiệp khác nắm giữ trên 50% cổ phần hoặc trên 50% vốn điều lệ, đồng thời có quyền bổ nhiệm các nhà điều hành như chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc.

Công ty liên doanh, liên kết là công ty mà ở đó công ty mẹ sở hữu 20 -

Chủ Đề