Bản cập nhật bản vá lỗi wanna cry win 7 năm 2024

Có một sự thật là hầu hết hệ điều hành Windows tại Việt Nam đều là Win lậu, Win crack. Đặc biệt là người dùng phổ thông, khi mà giá bản quyền Windows XP, Windows 7 hay Windows 8 vẫn còn khá cao. Rất may là Microsoft đã cho phép người dùng nâng cấp miễn phí lên Windows 10.

Tuy nhiên trước vấn nạn mã độc WannaCry đang tung hoành trên khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Có một câu hỏi được đặt ra là liệu người dùng sử dụng Windows crack có được Microsoft cập nhật bản vá bảo mật ngăn chặn mã độc WannaCry hay không?

Bản cập nhật bản vá lỗi wanna cry win 7 năm 2024

Thông thường, Microsoft không có trách nhiệm phải cung cấp bản vá bảo mật cho các phiên bản Windows crack. Chỉ có những phiên bản Windows bản quyền mới thường xuyên nhận được các bản vá bảo mật này.

Thế nhưng theo báo cáo của Infoworld thì sự việc mã độc WannaCry lây lan trên toàn thế giới đang trở nên rất nghiêm trọng. Chính vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc đối với hệ điều hành Windows nói chung, Microsoft đã quyết định tung ra bản vá MS 16-044 và KB 3146706 cho tất cả các phiên bản Windows.

Trong đó có cả Windows XP, Windows 7, Windows 8 và cả Windows Vista (phiên bản Windows mà Microsoft đã ngừng hỗ trợ). Ngay cả những hệ điều hành Windows sử dụng crack cũng sẽ được cập nhật hai bản vá bảo mật trên, theo báo cáo của Infoworld.

Có một số báo cáo của người dùng tại Trung Quốc cho biết sau khi cập nhật hai bản vá MS 16-044 và KB 314670 thì máy tính của họ gặp lỗi màn hình xanh. Nhưng số trường hợp gặp phải sự cố này rất ít và lời khuyên của các chuyên gia bảo mật là bạn hãy bật chế độ update của Windows lên để có thể cập nhật bản vá bảo mật mới nhất, giúp ngăn chặn mã độc tống tiền WannaCry.

Theo nguồn tin từ Microsoft, hãng này sẽ không có các bản sửa lỗi hay vá lỗi cho Windows 7 kể từ sau ngày 14/1 tới đây.

Như vậy, Windows 7 sẽ kết thúc thời hạn hỗ trợ kéo dài vào ngày 14/1 tới. Hãng Microsoft sẽ không cung cấp các bản sửa lỗi bảo mật, bản vá và các bản cập nhật khác cho hệ điều hành (HĐH) hơn 10 năm tuổi này.

Ngoài thời hạn đó, bất kỳ lỗ hổng cũ hay lỗ hổng bảo mật mới nào được phát hiện sẽ không được Microsoft vá lỗi. Điều này sẽ gây ra nhiều rủi ro cho các máy tính cá nhân, cũng như hệ thống thiết bị của doanh nghiệp.

Để hạn chế những rủi ro gặp phải, Microsoft đang hối thúc các tổ chức và cá nhân dần chuyển sang phiên bản Windows mới hơn để được hỗ trợ, đó là Windows 10. Trong quá trình chuyển đổi dữ liệu từ hệ điều hành (HĐH) cũ sang HĐH mới, người dùng là các cá nhân thường chỉ phải nâng cấp một đến hai máy tính, nên quá trình thực hiện có đơn giản và gặp ít mối nguy hiểm hơn. Ngược lại, với các tổ chức DN sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn là chuyển đổi và nâng cấp hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn chiếc máy tính, chưa kể mỗi máy đều phải có phần cứng và phần mềm tương thích với HĐH mới.

Bản cập nhật bản vá lỗi wanna cry win 7 năm 2024

Microsoft sẽ ngừng hỗ trợ Windows 7

Trước thách đó, nhiều tổ chức vẫn đang còn chạy HĐH Windows 7 trong hệ thống của mình (Windows 7 hiện đang chiếm khoảng 26% trên thị trường, theo Báo cáo mới nhất từ hãng NetMarketShare và StatCorer). Tỷ lệ đó cho thấy, một số lượng lớn máy tính cá nhân vẫn còn sử dụng HĐH này, đặc biệt trong giới kinh doanh.

Tuy nhiên, vào thời điểm này, các tổ chức vẫn đang sử dụng Windows 7 sẽ không thể nâng cấp kịp thời để đáp ứng đúng thời hạn. Ngay cả những cá nhân hay DN đang trong quá trình chuyển đổi dữ liệu cũng không thể kết thúc việc này sớm hơn dự kiến.

Trước những thách thức về việc chuyển sang phiên bản Windows mới, nhiều công ty có thể đã cố gắng trì hoãn nhiệm vụ càng lâu càng tốt. Một số tổ chức và cá nhân khác không thực hiện và chỉ muốn chạy HĐH Windows 7, hoặc không có kế hoạch rõ ràng để nâng cấp. Mọi người đôi khi thường loại bỏ/giảm bớt các rủi ro tiềm ẩn khi vận hành một HĐH không còn được hỗ trợ vì họ tin chúng sẽ an toàn, bảo mật với các phần mềm chống vi-rút thích hợp và các biện pháp bảo vệ khác. Nhưng đó là một quan niệm sai lầm, ít nhất là dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ.

Năm 2017, mã độc tống tiền WannaCry đã tấn công một số lượng lớn máy tính. Ban đầu, Microsoft chỉ phát hành một bản vá bảo mật cho các hệ điều hành được hỗ trợ, bao gồm Windows 10, Windows 8/8.1 và Windows 7. Vì Windows XP không còn được hỗ trợ vào thời điểm này, những máy tính đó rất dễ bị tấn công. Để hạn chế sự lây lan của WannaCry, Microsoft cuối cùng đã phát hành một bản vá cho Windows XP. Nhưng vụ việc cho thấy, nguy cơ gặp nhiều rủi ro nếu tiếp tục sử dụng một hệ điều hành không còn được hỗ trợ.

Cuối cùng, các tổ chức vẫn cần lập kế hoạch, thời gian để chuyển đổi sang HĐH Windows mới hơn như một giải pháp lâu dài. Khung thời gian, phương pháp và kế hoạch sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước và quy mô của một tổ chức.

Thông tin thêm: Ngoài Windows 7, Windows Server 2008 cũng sẽ kết thúc hỗ trợ mở rộng vào ngày 14/1. Mặc dù các máy chủ có thể sẽ được bảo vệ tốt hơn trước các rủi ro bảo mật so với các máy trạm, chúng vẫn có thể dễ bị tấn công bởi hacker. Và họ thường đánh cắp những dữ liệu quan trọng, nhạy cảm và có tính chất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

\>> Thư khuyến cáo sao lưu dữ liệu trên phần mềm BRAVO

Theo Nhân dân Điện tử