Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM

Bảng dữ liệu đã được ẩn đi một phần, để xem đầy đủ thông tin mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký

Tổng kết: Bên mời thầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đã đăng tải 123 KQLCNT trong đó:
  • Đã công bố kết quả của 123 gói, hủy thầu 1 gói [trong số các gói thầu ở trên].
  • 13 gói có kết quả mà không tìm thấy TBMT, TBMST.

Ký kết chuyển giao nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình từ một số đơn vị trực thuộc Sở GTVT qua Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông

[Thanhuytphcm.vn] - Chiều 16/5, Sở Giao thông Vận tải [GTVT] TPHCM phối hợp với Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP tổ chức lễ chuyển giao nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình từ một số đơn vị trực thuộc Sở GTVT qua Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.

Theo đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông được thành lập theo Quyết định số 5323/QĐ-UBND ngày 28/11/2018 của UBND TP trên cơ sở tách chức năng quản lý dự án về giao thông của các Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, 2, 3, 4; Khu Quản lý đường thủy nội địa và sáp nhập Ban Quản lý dự án nạo vét luồng Soài Rạp [giai đoạn 2] trực thuộc Sở GTVT vào Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2019 với 264 cán bộ nhân viên với nhiệm vụ trọng tâm và triển khai các công trình giao thông đô thị trên địa bàn TP. Cụ thể, tổng số dự án được tiếp nhận bàn giao là 409 dự án.

Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Lương Minh Phúc, trong năm 2019, đơn vị sẽ huy động tổng hợp các nguồn lực, đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Cụ thể là triển khai thành công, đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn hiệu quả đưa vào phục vụ người dân TP các công trình, dự án xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đô thị bao gồm: Tiếp tục thi công 112 dự án [trong đó 25 dự án sẽ hoàn thành], khởi công mới 26 dự án, chuẩn bị đầu tư 57 dự án. Các dự án công trình trên gồm: Nhóm các dự án, công trình góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông quanh khu vực cảng hàng không Tân Sơn Nhất và khu vực cảng Cát Lái. Nhóm các dự án, công trình nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông nội thị, góp phần kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nội thành.

Nhóm các dự án, công trình nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông các khu vực phát triển đô thị mới, các cửa ngõ TP, các trục giao thông gắn nối liên vùng. Nhóm các dự án, công trình góp phần khép kín Vành đai 2, xây dựng Vành đai 3 và các đường cao tốc. Nhóm các dự án, công trình góp phần phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn [các tuyến xe buýt nhanh] và hệ thống kè bờ chống sạt lở, nạo vét sông kênh rạch, nạo vét đường thủy, nạo vét sông Soài Rạp giai đoạn 2 và thu gom, xử lý nước thải lưu vực Kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ.

Đồng thời, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, giải ngân đạt tỷ lệ trên 98% nguồn vốn kế hoạch được giao năm 2019.

Đình Lý

Tin liên quan

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, trên địa bàn thành phố có 44 ban quản lý dự án có nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng và một số sở – ngành không có ban quản lý, nhưng có thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Đó là: Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1, Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2, Khu Quản lý Giao thông đô thị số 3, Khu Quản lý Giao thông đô thị số 4, Khu Quản lý giao thông đường thủy trực thuộc Sở Giao thông – Vận tải và Trung tâm Khai thác hạ tầng trực thuộc Ban quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao. Dù các ban quản lý đã nỗ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhưng mô hình tổ chức như hiện nay đã làm cho nguồn vốn đầu tư phân tán, dàn trải.

Để giảm đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, UBND TP.HCM đã trình Hội đồng nhân dân TP.HCM đề án sắp xếp lại các ban quản lý dự án của TP.HCM, quận huyện, ban quản lý đầu tư các khu đô thị, ban quản lý đầu tư các dự án ODA theo phương án hình thành các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực đủ điều kiện và năng lực hoạt động giúp UBND TP.HCM thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư, quản lý có hiệu quả các dự án trên địa bàn.

Cụ thể, thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp trực thuộc UBND TP.HCM, trên cơ sở hợp nhất các ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc các Sở Y tế, Giáo dục – Đào tạo, Văn hóa và Thể thao, Lao động – Thương binh và Xã hội. Đồng thời, sáp nhập vào Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng công trình Nâng cấp đô thị.

Thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông trực thuộc UBND TP.HCM trên cơ sở tách chức năng quản lý dự án về giao thông của Khu giao thông đô thị, Khu Quản lý đường thủy nội địa và sáp nhập Ban Quản lý dự án nạo vét luồng Soài Rạp giai đoạn 2 vào Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông đô thị.

Thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị trên cơ sở tách chức năng quản lý dự án của Trung tâm Chống ngập và hợp nhất với Ban Vệ sinh môi trường. Thành lập Ban Quản lý phát triển đô thị thành phố trên cơ sở sáp nhập Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm, Ban Quản lý Khu Nam và Ban Quản lý Khu Tây Bắc.

Tổ chức lại Khu Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc thành Ban Quản lý Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc trực thuộc UBND TP.HCM. Thành lập Ban Quản lý dự án khu vực quận, huyện trên cơ sở kiện toàn Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc quận huyện.

Giữ nguyên Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp phát triển nông thôn, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Khu Công nghệ cao TP.HCM, Ban Quản lý đường sắt đô thị, Trung tâm Khai thác hạ tầng. Chuyển Ban Quản lý xây dựng Trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM từ trực thuộc UBND TP.HCM thành đơn vị trực thuộc Sở Quy hoạch Kiến trúc.

Với mô hình dự kiến sắp xếp như trên, TP.HCM sẽ giảm được 11 đầu mối. So với biên chế, số lượng người làm việc được giao năm 2017, việc sắp xếp dự kiến giảm khoảng 110 biên chế hành chính trở lên và có khả năng giảm số lượng người làm việc khoảng 245 người.

Theo Trí thức trẻ

[PLO]- Hôm nay, Sở GTVT TP.HCM chính thức làm lễ chuyển giao nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở qua Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông [ban giao thông - siêu ban].

"Ban chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 5 với 264 cán bộ nhân viên. Nhiệm vụ trọng tâm là triển khai các công trình giao thông đô thị trên địa bàn TP", ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông phát biểu trong lễ chuyển giao chiều 16-5 tại TP.HCM.

Theo đó, chức năng quản lý dự án về giao thông của các Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, 2, 3, 4; Khu Quản lý đường thủy nội địa sẽ được chuyển về Ban này. Đồng thời, Ban quản lý dự án nạo vét luồng Soài Rạp [giai đoan 2] cũng được sáp nhập về Ban.

Tổng số dự án được "siêu ban" tiếp nhận bàn giao là 409 dự án. Trong đó, số dự án đã hoàn thành, đã phê duyệt quyết toán hoặc đang trong giai đoạn quyết toán là 219. 


Lễ chuyển giao được tổ chức vào chiều 16-5 tại TP.HCM.

Số dự án chuyển tiếp tiếp tục thi công trong năm nay là 107 dự án [trong đó có 25 dự án sẽ hoàn thành năm 2019]. Số dự án dự kiến khởi công mới năm nay là 26, số dự án chuẩn bị đầu tư là 57. 

"Có thể thấy hiện nay áp lực giao thông là rất lớn, việc phát triển hạ tầng đang là đòi hỏi cấp bách nên khối lượng công việc sắp tới của ban là rất nhiều. Tuy nhiên, với lực lượng cán bộ nhiều năm kinh nghiệm từ các khu của Sở chuyển qua, tôi tin tưởng Ban sẽ hoàn thành nhiệm vụ", ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM đánh giá trong lễ chuyển giao. 

KIÊN CƯỜNG

Video liên quan

Chủ Đề