Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024

G khác C ở vỏ phím thôi, ruột như nhau, và Rom thì không khác gì nhé, chỉ là có nhiều bản Rom , G hay C đều dùng đc như nhau, có thể máy này dùng bản Rom này, máy kia dùng bản Rom khác, mình chắc chắn vì mình đã up thử 3 lần rồi 😁

Chắc hẳn khi lướt các Group về điện thoại Android như Cộng đồng Xiaomi, Cộng đồng Poco, Redmi K40,... chúng ta đã nghe nói rất nhiều đến thuật ngữ Up ROM. Vậy thực sự ROM gốc và ROM Cook là gì và nên cài bản ROM nào cho điện thoại của mình, hãy cùng đọc bài viết dưới đây của MobileCity để tìm hiểu nhé.

Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024
ROM gốc và ROM Cook là gì? Nên cài ROM nào cho điện thoại Android?

ROM là gì?

Trên điện thoại thông minh, ROM là không gian được xây dựng để chứa đựng hệ điều hành cho thiết bị. Đây là phần không cho phép người dùng ghi đè lên hay chỉnh sửa trong bất cứ trường hợp nào, nhưng lại được lập trình để có thể cập nhật qua hệ thống khi chúng ta nâng cấp phần mềm. Theo một cách hiểu khác, ROM được xem là phiên bản hệ điều hành hiện diện trên chính thiết bị Android đó.

ROM phân làm hai loại gồm ROM gốc (ROM stock) và ROM tùy biến (ROM Cook). Mỗi bản ROM đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Chính những sự khác biệt này khiến người dùng phân vân giữa 2 lựa chọn nên cài bản ROM nào. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về từng bản ROM.

ROM gốc là gì?

ROM gốc là những ROM được cài đặt mặc định trong điện thoại hoặc máy tính bảng Android. Đây là những phiên bản Android tùy biến do các nhà sản xuất như Xiaomi, Realme, Vivo,... phát triển để cho phép người dùng gắn bó với thiết bị của họ với giao diện và tính năng độc đáo. Các điện thoại thông minh khi xuất xưởng đều được cài sẵn Stock ROM.

Lợi ích của ROM gốc

  • Giữ bảo hành: ROM gốc sẽ không làm mất hiệu lực bảo hành thiết bị Android của bạn. Một trong những lý do lớn nhất khiến người dùng không sử dụng ROM Cook là việc root sẽ ngay lập tức làm mất hiệu lực bảo hành của thiết bị.
  • Cài sẵn một số ứng dụng: Các thiết bị Android có ROM gốc thường đi kèm với rất nhiều ứng dụng được cài đặt sẵn ví dụ như trình phát nhạc, kho hình nền, lịch, thời tiết,...
  • Tính năng độc quyền: ROM gốc cũng đi kèm với những tính năng độc quyền mà không có ở các bản ROM khác như màn hình chính, phông chữ, trình khởi chạy,...
    Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024

ROM Cook là gì?

ROM Cook là những bản ROM được tùy chỉnh hoặc phát triển từ mã nguồn gốc của Android. ROM Cook không được cung cấp bởi Google hoặc các nhà cung cấp thiết bị di động khác nhưng được phát triển, nâng cấp và duy trì bởi cộng đồng và những người đóng góp. Các bản ROM Cook được phát triển khác với mã nguồn ban đầu cả về tính năng lẫn hình thức.

Lợi ích của ROM Cook

  • Quyền truy cập gốc: ROM Cook cung cấp cho bạn quyền truy cập root vào hệ thống Android. Chính vì thế, bạn có thể làm bất cứ điều gì trên điện thoại Android của mình.
  • Cập nhật nhanh chóng: Sau khi phiên bản Android mới nhất được phát hành, ROM Cook cho phép cập nhật lên phiên bản mới nhất mà không cần chờ đợi.
  • Tối ưu hiệu suất tốt hơn: Điểm thu hút nhất của ROM Cook có lẽ là hiệu suất. ROM Cook cho phép bạn cài đặt bất cứ các ứng dụng nào của bên thứ ba và xóa bất kỳ ứng dụng hệ thống nào không thể gỡ cài đặt trong ROM gốc. Với ROM Cook, người dùng có thể tự mình tùy chỉnh màn hình chính, phông chữ, giao diện người dùng, UX, bất cứ thứ gì họ thích.
    Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024

Tóm lại

Nếu bạn là một người dùng Android bình thường, chỉ có nhu cầu sử dụng các tính năng cơ bản thì bản ROM gốc là sự lựa chọn hợp lý. Nó đem đến sự ổn định, đơn giản, phù hợp với nhu cầu.

Nếu bạn là người dùng am hiểu về công nghệ hơn, ham tìm tòi, khám phá và làm chủ hoàn toàn chiếc điện thoại Android của mình thì xin chúc mừng, những bản ROM Cook sinh ra là để dành cho bạn.

Để giúp các bạn mới tiếp cận MIUI được hiểu rõ về các phiên bản ROM, hôm nay mình chia sẻ với các bạn thông tin này để mọi người cùng biết. Bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn và kinh nghiệm cá nhân.

Trước hết, chúng ta hãy dịch thuần Việt các từ ngữ liên quan đến ROM MIUI:

  • Stable: rom ổn định
  • Developer: rom phát triển (beta)
  • Global: rom toàn cầu (có tiếng Việt)
  • China: rom Trung Quốc (chỉ có ngôn ngữ tiếng Anh và Hoa)
  • Russia: rom dành cho thị trường Nga
  • India: rom dành cho thị trường Ấn Độ
  • EU: rom dành cho thị trường Châu Âu

Stable, Developer hoặc Ported: Những điểm khác nhau

Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024

Stable ROM được tạo ra bởi đội ngũ Phát triển ROM của Xiaomi, thường được cập nhật 1 lần/tháng hoặc có thể lâu hơn mà không xác định được thời gian cụ thể phụ thuộc vào tiến độ sửa lỗi. ROM ổn định, như tên cho thấy, ROM ổn định nhất với ít lỗi nhất. Người dùng thích bản phát hành ổn định, không có lỗi và không muốn dùng thử các tính năng mới ngay lập tức, nên sử dụng ROM này. Danh pháp của phiên bản ổn định MIUI 10 là V10.X.X.0.XXXXXXX, với hai chữ X đầu tiên đại diện cho phiên bản và số sửa đổi, với bảy X còn lại đại diện cho phiên bản Android, kiểu điện thoại và ROM China/Global/EU/India.

Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024

Developer ROM

(còn được gọi là rom phát triển, rom Beta) cũng được tạo ra bởi đội ngũ Phát triển ROM của Xiaomi nhưng được cập nhật hàng tuần. Bản cập nhật các thay đổi thông thường và bản xem trước các thay đổi mà bạn thấy trên diễn đàn là các thay đổi cho ROM này. Rom phát triểnnhận được các tính năng mới hàng tuần nhưng dễ bị lỗi hơn và do đó không được khuyến nghị cho người dùng chỉ sử dụng một điện thoại và không rành rẽ về kỹ thuật. Cú pháp tên phiên bản ROM nhà phát triển là X.Y.Z, với X đại diện cho năm (ví dụ: 9 cho năm 2019), Y cho tháng và Z cho ngày. ROM nhà phát triển có các bản tải xuống gói ROM gia tăng hàng ngày - có chứa các dịch vụ và thành phần đã được thay đổi thay vì phải tải bản ROM đầy đủ có dung lượng năng hơn. Tuy nhiên cũng có đôi lúc các bạn cũng nhận Rom đầy đủ khi cập nhật rom này.

Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024

Ported ROM được thực hiện bởi các nhà phát triển không chính thức hoặc bên thứ ba và chủ yếu dựa trên ROM Nhà phát triển. Chúng thường được đặt tên theo ngày phát hành, giống như ROM dành cho nhà phát triển. ROM được chuyển "port" thường chứa nhiều lỗi hơn ROM nhà phát triển vì ROM dựa trên nó không được tạo ra cho thiết bị mà là một thiết bị có thông số kỹ thuật tương tự. Ví dù như bây giờ các máy dùng Android One như Mi A1, Mi A2 muốn dùng MIUI thì phải tìm rom port từ Mi 5X và Mi 6X. Đối với Rom port thì người dùng sẽ phải liên hệ với nhà phát triển để khắc phục lỗi. Một số nhà phát triển sẽ tải lên các gói ROM gia tăng như ROM dành cho nhà phát triển để cho phép người dùng cập nhật lên bản phát hành hàng tuần nếu họ dừng lại giữa tuần.

China hay Global: Tôi nên dùng phiên bản nào?

Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024

Người dùng thường bối rối liệu có an toàn khi sử dụng rom China cho thiết bị của mình hay không vì họ sợ tính tương thích của phần cứng hoặc phần mềm. Trên thực tế, bạn hoàn toàn không phải lo lắng, rom China sẽ hoạt động trên điện thoại của bạn như một cơ duyên, giống như rom Global. Cách nhanh nhất để phân biệt ROM China với ROM Global (chỉ dành cho ROM ổn định) là sự khác biệt về cách đặt ten: CN đối với Trung Quốc và MI đối với toàn cầu. Sự khác biệt giữa hai bản dựng như sau:

  • Rom China (CN)

Rom China không chứa Ứng dụng và Dịch vụ của Google (GAPPS) mà chứa một số ứng dụng và dịch vụ của Trung Quốc, theo một số người được gọi là bloatware, nhưng đối với người Trung Quốc, những thứ này thực sự rất hữu ích. Vấn đề không có GAPPS có thể được giải quyết dễ dàng bằng cách dùng một ứng dụng tên là Google Installer để cài đặt! Chỉ cần cài đặt ứng dụng là trong đó chứa tất cả các ứng dụng Google, Google Service Framework, Trình quản lý tài khoản Google và Dịch vụ Google Play cần thiết để bạn sử dụng nó như một điện thoại Android thông thường đầy đủ. ROM Trung Quốc thường đi kèm với nhiều tính năng hơn ROM toàn cầu, vì chúng không có vấn đề bản quyền và có ít hạn chế hơn so với thị trường Toàn cầu. Sẽ có một số mục có tiếng Trung bên trong, vì quá trình dịch thuật có thể không hoàn toàn tuyệt đối cho một số phần nhất định của ROM. Ngoài ra, cài đặt các dịch vụ Google có thể không hoàn hảo và có thể gây ra sự cố. Nếu bạn là người đam mê MIUI và không ngại không có tiếng Việt thì rom China là một lựa chọn quá tốt.

  • Rom Global (MI)

Được ưa thích bởi hầu hết người dùng toàn cầu, bản dựng này đi kèm với GAPPS đầy đủ mà không có các ứng dụng và dịch vụ của Trung Quốc. Thường được cập nhật ở châm hơn so với bản dựng của Trung Quốc, Bản dựng toàn cầu đi kèm với tiếng Anh là ngôn ngữ mặc định, và nhiều ngôn ngữ khác trong đó có tiếng Việt. Để đổi lấy GAPPS đầy đủ, người dùng mất một số tính năng như Nhạc trực tuyến và Trình tăng tốc tải xuống Xunlei, nhưng có được một số dung lượng lưu trữ có thể sử dụng nhiều hơn. Ngày nay, gần như mọi thiết bị được ra mắt quốc tế của Xiaomi đều có ROM dành cho nhà phát triển toàn cầu. Bạn sẽ nhận được tích hợp GAPPS riêng, nhưng mất một số chức năng, vẫn là một sự đánh đổi khá tốt đối với nhiều người vì việc cài đặt GAPPS trên ROM Trung Quốc vẫn có thể gây ra vấn đề khi sử dụng các dịch vụ của Google. Lợi ích đáng kể khác so với ROM Trung Quốc là các gói ngôn ngữ bên trong (đó là một trong những lý do ROM MIUI Global thường có kích thước lớn hơn ROM MIUI Trung Quốc), rất tốt vì nhiều người thích tiếng mẹ đẻ của họ hơn tiếng Hoa.

Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024

  • Hiện nay, Xiaomi mới phát hành thêm một số phiên bản rom cho từng thị trường cụ thể như Ấn Độ, Châu Âu, Nga... Rom Ấn Độ (IN) dành riêng cho thị trường Ấn Độ sẽ được cài sẵn một số dịch vụ sử dụng được ở thị trường này như Mi Pay, Mi Store. Rom này vẫn có tiếng Việt (nghe giang hồ đồn như thế) và các ngôn ngữ khác của đất nước này. Rom dành cho thị trường Châu Âu (EU hoặc EEA) bắt đầu xuất hiện cùng với sự ra mắt của Mi 9. Mình đang thiếu thông tin về rom này, hy vọng các bạn sẽ đóng góp thêm để mình hoàn chỉnh bài
    Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024

Recovery hay Fastboot: Chúng là gì và Làm sao để sử dụng?

ROM Recovery vs ROM Fastboot - Sự khác nhau

ROM phục hồi (Recovery) có dạng tệp .zip trong khi ROM Fastboot có dạng .tgz. Cả hai đều được sử dụng để flash và sẽ đạt được hiệu quả tương tự khi mang lại một bản ROM đầy đủ cho điện thoại, nhưng sử dụng hai cách khác nhau để flash nó. ROM phục hồi thường được sử dụng để flash ROM hiện tại bạn đang sử dụng hoặc flash tệp cập nhật mà không có nhiều phiền phức và ít có nguy cơ mất dữ liệu. ROM Fastboot thêm khả năng flash vào ROM cũ nhưng đòi hỏi người dùng phải tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện vì có thể biến máy thành cục gạch chặn giấy cao cấp.

Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024

Sự khác nhau giữa Rom Fastboot và Rom Recovery.

Bạn có thể biết được phiên bản Android qua tên của ROM.

hoặc trong Giới thiệu điện thoại

Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024

  • Flash với ROM Recovery

Recovery ROM có thể được sử dụng để flash thông qua hai cách. Một là thông qua ứng dụng Updater (các bạn có thể thấy trong phần Cập nhật điện thoại) và hai là thông qua bất kỳ ứng dụng phục hồi tùy chỉnh nào khác (ví dụ như TWRP). Việc hạ cấp bằng phương pháp này sẽ không hoạt động, vì hệ thống phát hiện tệp ROM đã tải xuống cũ hơn tệp ROM đã cài đặt. Tuy nhiên chuyển rom qua lại giữa rom Stable mới nhất và Beta mới nhất có thể sử dụng qua Updater trong một số trường hợp.

- Flash thông qua ứng dụng Updater: Tiến trình này khá đơn giản, các bạn đưa rom vào bất kỳ thư mục nào trên máy, vào Cập nhật điện thoại, chọn Chọn gói cập nhật (nếu máy nào không thấy dòng chữ này thì hãy chạm 10 lần vào logo 10). Sau đó đi đến nơi chưa rom, chọn rom và để máy tự thực hiện.

Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024

>>

- Flash thông qua bộ Khôi phục tùy chỉnh (TWRP)

Lưu ý một số thiết bị đã bị khóa bộ tải khởi động (lock bootloader), vì vậy bạn sẽ phải mở khóa bộ nạp khởi động (unlock bootloader) trước khi cài đặt TWRP. Bạn có thể boot vào chế độ này bằng cách tắt máy, nhấn giữ nút nguồn và tăng âm. Sau đó thực hiện các thao tác trên giao diện của TWRP. Mỗi máy có bộ TWRP khác nhau vì vậy khi làm cách này, các bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi làm.

  • Flash với ROM Fastboot

Flash với ROM Fastboot chỉ có thể hoạt động với PC được cài đặt với bất kỳ công cụ nào cho phép flash Fastboot, bao gồm Mi Flash Tool hoặc Mi PC Suite (flash bằng Mi PC Suite là lệnh flash_all tự động, vì vậy hãy cẩn thận nếu bạn không muốn để cài đặt sạch). Khởi động điện thoại của bạn sang chế độ Fastboot (Nhấn nút Nguồn dài + nút tăng Âm lượng) và kết nối nó với PC. Tệp ROM Fastboot chứa ba tệp tập lệnh Fastboot khác nhau, bằng hai ngôn ngữ, một trong .bat cho Windows và một trong .sh cho Linux.

Bản rom a và g khác nhau thế nào năm 2024

- flash_all sẽ xóa sạch điện thoại trước khi flash ROM mới vào nó. Tất cả dữ liệu người dùng, bao gồm các tệp cá nhân, thư mục và ứng dụng của bạn sẽ bị xóa. Tập lệnh này thường được sử dụng khi người dùng đang quay lại ROM cũ (lưu ý lỗi anti-roolback) hoặc muốn sử dụng máy như mới.

- flash_all_except_storage sẽ xóa tất cả các ứng dụng và dữ liệu người dùng khỏi điện thoại của bạn nhưng không để các tệp trong bộ nhớ trong của bạn bị ảnh hưởng. Tập lệnh này thường được sử dụng khi người dùng muốn quay lại ROM cũ hơn hoặc khi bạn muốn xóa tất cả các ứng dụng mà không ảnh hưởng đến các tệp cá nhân của bạn..

- flash_all_lock sẽ xóa sạch điện thoại như lệnh đầu tiên kèm theo đó sẽ khóa bộ khởi động (lock bootloader) lại. Hiện nay, khi flash rom Fastboot tuyệt đối không chọn lệnh này nếu bạn chưa tìm hiểu kỹ.

Bài viết này mình tham khảo nhiều nơi kết hợp kinh nghiệm cá nhân, có một số nội dung mình vẫn chưa có đủ thông tin nên chắc chắn cũng chưa chính xác lắm. Hy vọng chia sẻ được cho những bạn chưa biết và nhận thêm được nhiều góp ý của các bạn có kinh nghiệm khác để hoàn chỉnh bài viết hơn.