Bảng kê hóa đơn giá trị gia tăng năm 2024

Hiện nay, Luật Quản lý thuế 2019 và Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 cũng như các văn bản liên quan không có định nghĩa thế nào là bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.

Tuy nhiên, bản kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào có thể được hiểu là bảng dành cho người nộp thuế để kê khai thông tin hàng hóa, dịch vụ mua vào trong thời kỳ tính thuế để làm căn cứ lập tờ khai thuế giá trị gia tăng. Người nộp thuế cần phải kê khai đầy đủ các tiêu chí trong bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.

Bảng kê hóa đơn giá trị gia tăng năm 2024

Mẫu Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào trong hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng? (Hình từ internet)

Mẫu Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào trong hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa xuất khẩu là mẫu nào?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định như sau:

Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng
...
2. Các tài liệu có liên quan theo trường hợp hoàn thuế, cụ thể như sau:
...
b) Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:
b.1) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế;
b.2) Danh sách tờ khai hải quan đã thông quan theo mẫu số 01-2/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan theo quy định về pháp luật hải quan.
...

Theo đó, mẫu Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào trong hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng là mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC:

Bảng kê hóa đơn giá trị gia tăng năm 2024

Tải về Mẫu Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào trong hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng

Lưu ý: Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào trong hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng cần cung cấp các thông tin sau:

(1) Thông tin về hoá đơn, chứng từ nộp thuế gồm: mẫu số, ký hiệu, số, ngày, tháng, năm.

(2) Tên người bán;

(3) Mã số thuế người bán;

(4) Tên hàng hóa, dịch vụ;

(5) Đơn vị tính;

(6) Số lượng;

(7) Đơn giá Giá trị HHDV mua vào chưa có thuế GTGT Thuế suất (%);

(8) Tiền thuế GTGT.

Hàng hóa xuất khẩu được hoàn thuế giá trị gia tăng trong trường hợp nào?

Các trường hợp hoàn thuế được nêu tại khoản 2 Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 và khoản 3 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016 quy định như sau:

Các trường hợp hoàn thuế
...
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.
3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
4. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
5. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo được quy định như sau:
...

Theo đó, cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan.

Lưu ý: Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.

Thuế giá trị gia tăng 8 áp dụng khi nào?

Cụ thể ngày 29/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV. Đáng chú ý theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã đồng ý giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) (tức xuống 8%) từ 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024.

Ai là người chịu thuế giá trị gia tăng?

Theo quy định, đối tượng chịu thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ chịu thuế GTGT ở VN, không phân biệt ngành nghề hay hình thức tổ chức kinh doanh. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa.

Thuế giá trị gia tăng bao nhiêu phần trăm?

Theo Bộ Tài chính, Luật thuế GTGT hiện hành quy định 02 mức thuế suất thuế GTGT 5% và 10% (không kể mức 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; đối tượng không chịu thuế GTGT). Số thuế phải nộp = số thuế GTGT đầu ra - số thuế GTGT đầu vào.

Khi nào phải nộp thuế giá trị gia tăng?

Quy định tại Điều 44, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có nêu: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng sẽ được áp dụng vào ngày thứ 20 của tháng liền kề sau với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.”