Báo cáo của người đại diện phần vốn nhà nước

Ảnh minh họa

Nghị định này quy định đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người giữ chức danh, chức vụ và Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong đó, người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm theo 4 mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.

Việc đánh giá người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được thực hiện hàng năm sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; việc đánh giá người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện sau khi công bố báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp.

Điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước

Nghị định quy định cụ thể điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước gồm:

1- Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2- Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3- Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

4- Tuổi bổ nhiệm:

Phải đủ tuổi [tính theo tháng] để công tác trọn một nhiệm kỳ của chức danh quản lý, tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định nêu trên.

5- Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

6- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

7- Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.

Về thời hạn giữ chức vụ, thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ trở lên thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.

Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.

Chí Kiên


           Hiện nay, UBND thành phố Đà Nẵng làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại 03 công ty cổ phần, trong đó có 01 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước [SCIC].

          Căn cứ Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và các văn bản quy định hiện hành; nhằm tăng cường trách nhiệm của người đại diện và quản lý chặt chẽ phần vốn nhà nước, ngày 14/11/2016, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 7871/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động của người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu.

          Quy chế này quy định chế độ hoạt động của người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; mối quan hệ giữa người đại diện và UBND thành phố trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cổ đông đối với phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, trong đó làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và không quá 50% vốn điều lệ về báo cáo xin ý kiến UBND thành phố và triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ do UBND thành phố giao.

          Theo Quy chế thì thẩm quyền của UBND thành phố quyết định về số lượng, thành phần, cơ cấu người đại diện tại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động, đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp có phần vốn nhà nước. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ thời hạn ủy quyền đối với từng người đại diện. Trường hợp ủy quyền cho từ hai người đại diện trở lên thì UBND thành phố xác định cụ thể số vốn ủy quyền cho mỗi người đại diện và giao cho một người đại diện chịu trách nhiệm phụ trách chung để lập kế hoạch công tác, phân công, phối hợp công việc của các người đại diện trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Người đại diện không được giao, ủy quyền lại cho người khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được UBND thành phố ủy quyền, cho ý kiến, trừ trường hợp đã được UBND thành phố chấp thuận.

          Quy chế đã quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của người đại diện trong việc thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn:

          - Báo cáo xin ý kiến UBND thành phố trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, họp Hội đồng quản trị.

          - Xây dựng chương trình công tác, đề xuất kế hoạch và biện pháp hoạt động.

          - Xây dựng quy chế hoạt động của người đại diện

          - Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tình trạng thua lỗ, không đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

          - Yêu cầu doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn nhà nước đã đầu tư.

          - Được hưởng tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng và các quyền lợi khác do công ty cổ phần chi trả theo quy định của pháp luật.

Ngoài chế độ thông tin định kỳ, người đại diện có trách nhiệm, nghĩa vụ báo cáo đầy đủ, kịp thời cho Sở Tài chính, UBND thành phố những thông tin bất thường có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp trong vòng 05 ngày kể từ khi xảy ra các sự kiện hoặc người đại diện có được các thông tin bất thường của doanh nghiệp [tạm ngừng kinh doanh; có kết luận kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế, cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước và các tranh chấp về tài sản, vốn, đất đai, lao động; các tranh chấp hoặc tổn thất lớn về tài sản; các nội dung bất thường khác...].

Để đảm bảo tính hiệu quả và kịp thời khi tham mưu cho UBND thành phố trong việc quản lý hoạt động của người đại diện, Quy chế cũng đã nêu rõ trách nhiệm, thời hạn của các cơ quan chuyên môn trong việc tiếp nhận, phối hợp xử lý các văn bản, báo cáo của người đại diện.

          Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 14/11/2016.

Nguồn: Lê Thảo Nguyên [Phòng Tài chính Doanh nghiệp]

Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

1. Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

2. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

3. Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật;

4. Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của vị trí, chức danh được cử làm người đại diện;

5. Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật;

6. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em một, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp;

7. Tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 47. Cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp

1. Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lựa chọn, cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp. Việc cử người đại diện phải thực hiện bằng văn bản, trong đó quy định quyền, trách nhiệm của người đại diện.

2. Thời hạn cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp được xác định không quá nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

3. Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tham gia làm người đại diện tại một doanh nghiệp.

4. Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có thể tham gia làm người đại diện phần vốn nhà nước tại không quá ba doanh nghiệp, số lượng người đại diện không chuyên trách tại một doanh nghiệp không quá 30% số lượng thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp không chuyên trách có thể tham gia làm người đại diện tại một hoặc một số doanh nghiệp theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp.

Điều 48. Quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước

1. Báo cáo, xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

a] Ngành, nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh;

b] Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc;

c] Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp;

d] Tổ chức lại, giải thể, phá sản;

đ] Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.

2. Báo cáo kịp thời về việc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác.

3. Định kỳ hằng quý, hằng năm và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện phần vốn nhà nước tổng hợp, báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và kiến nghị giải pháp.

4. Yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nộp vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty.

5. Không được tiếp tục làm người đại diện khi thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn của người đại diện.

6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm gây tổn thất vốn nhà nước.

7. Thực hiện quyền, trách nhiệm khác quy định tại điều lệ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 49. Quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn của doanh nghiệp

1. Báo cáo, xin ý kiến doanh nghiệp đã cử người đại diện trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

a] Ngành, nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh;

b] Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc;

c] Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp;

d] Tổ chức lại, giải thể, phá sản;

đ] Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.

2. Báo cáo kịp thời về việc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác.

3. Định kỳ hằng quý, hằng năm và đột xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và kiến nghị giải pháp.

4. Không được tiếp tục làm người đại diện khi thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn của người đại diện.

5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm gây tổn thất vốn của doanh nghiệp.

6. Thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 50. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp

1. Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được hưởng tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng và quyền lợi khác do công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chi trả.

2. Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp không chuyên trách tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được hưởng tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác như sau:

a] Thù lao do công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chi trả;

b] Tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng và quyền lợi khác do cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chi trả.

Video liên quan

Chủ Đề