Tổ chức giao thông trong nhà máy công nghiệp

Công ty Hóa Chất Xây Dựng Phương Nam Add: 131 Nguyễn thái sơn, Phường 7, Quận Gò vấp, Tp.HCM Hotline: 0898 864 068 - Kts Hòa Tell: 028 35886184 TGĐ: Lê Hoàng Nam Phone: 0964 861 479

Email:

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Do yêu cầu của sản xuất, bên trong nhà xưởng cần phải tổ chức một mạng lưới giao thông vận chuyển để đưa nguyên vật liệu, bán thành phẩm vào các kho tàng, phân xưởng, đưa thành phẩm phế liệu ra ngoài. Trong nhà xưởng thường gặp các loại giao thông vận chuyển sau:

  • Vận chuyển bằng  đường sắt  [đường có ray]
  • Vận chuyển bằng  đường ô tô [đường không ray]
  • Vận chuyển bằng cần trục hay cẩu trục
  • Vận chuyển bằng băng chuyền các loại
  • Vận chuyển bằng đường ống

Việc lựa chọn loại phương tiện vận chuyển cần thiết, thường dựa vào dây chuyền công nghệ, quy mô sản xuất của nhà xưởng, khối lượng và kích thước hàng hóa, vấn đề hợp lý kinh tế v. v. .

Tổ chức hệ thống đường sắt trong nhà xưởng

Đố với những nhà xưởng có khối lượng vận chuyển lớn hơn 45.000 tấn/năm hoặc có nhiều hàng hóa cồng kềnh, hay những nhà xưởng được bố trí trong các khu công nghiệp có mạng lưới giao thông bằng đường sắt có thể tổ chức đường sắt để vận chuyển. Nếu tính toán hợp lý, vận chuyển bằng đường sắt có hiệu quả kinh tế cao hơn vận chuyển hàng ô tô.

Đường sắt ở nước ta có các loại kích thước : khổ đường rộng 1435, 1000, 750mm; khi dùng cho xe goong 600mm

Hiện nay ở nước ta phổ biến nhất là loại có khổ đường rộng 1000mm

Hệ thống đường sắt bên trong nhà xưởng được nối trực tiếp với hệ thống đường sắt quốc gia hoặc đường sắt khu công nghiệp.

Cách tổ chức đường nhánh vào nhà xưởng có thể theo ba kiểu sau, tùy thuộc đặc điểm khu đất và hệ thống đường sắt bên ngoài :

  • Kiểu cụt
  • Kiểu vòng
  • Kiểu xuyên qua

Ga điều hành được bố trí trong khu đất nhà xưởng [cho nhà xưởng lớn], hoặc bố trí bên ngoài [cho nhà xưởng nhỏ].

Giải pháp bố trí đường sắt trong nhà xưởng phụ thuộc vào quy mô, yêu cầu của dây chuyền công nghệ, đặc điểm hình dáng khu đất, các thông số kỹ thuật của tàu [loại toa tàu, đầu tàu…], khối lượng vận chuyển,…

Hiện nay có bốn giải pháp quy hoạch hệ thống đường sắt trong các nhà xưởng :

  • Hệ đường sắt cụt
  • Hệ đường sắt kiểu vòng
  • Hệ đường sắt kiểu xuyên qua
  • Hệ đường sắt kiểu kết hợp

Đường nhánh bên trong nhà xưởng có thể có một hoặc nhiều đường, có thể đi bên ngoài xưởng hoặc đi xuyên qua phân xưởng theo yêu cầu của công nghệ hoặc yêu cầu vận chuyển hàng hóa cả các phân xưởng trong nhà xưởng.

Khi thiết kế đường sắt trong nhà xưởng cần phải tuần theo các nguyên tắc và quy định sau:

Phải phù hợp cao nhất dây chuyển sản xuất chung toàn nhà xưởng, không cản trở cho mọi hoạt động sản xuất.

 Đảm bảo việc vận chuyển hợp lý nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm đếntrực tiếp các kho, bãi chứa hàng, các phân xưởng gia công, chế biến, hạn chế số lần trung chuyển.

Bảo đảm sự hợp tác mật thiết, nhịp nhàng và hạn chế nhiều nhất sự chồng chéo, cắt nhau giữa các loại phương tiện vận chuyển khác trong nhà xưởng.

Hạn chế tối đa diện tích đất dùng cho xây dựng hệ thống đường sắt, vì diện tích đất sử dụng để bố trí đường sắt nhà xưởng có thể làm tăng diện tích chung lên 30%.

Phải tuân theo các quy chuẩn thiết kế đường sắt ở nước ta, đồng thời phải có dự kiến trước khả năng hòa nhập vào công nghệ xây dựng và sử dụng đường sắt trên thế giới.

Tổ chức hệ thống đường không ray trong nhà xưởng [đường ô tô]

Giao thông vận chuyển bằng ô tô, hoặc bằng các loại xe bánh hơi là những phương tiện được sử dụng rộng rãi nhất trong các nhà xưởng lớn hoặc nhỏ kể cả các nhà xưởng có tổ chức hệ thống vận chuyển bằng đường sắt nhờ tính cơ động, linh hoạt của chúng.

Các phương tiện sử dụng hệ thống đường không ray trong nhà xưởng bao gồm: ô tô vận tải có hoặc không có rơ mooc với sức tải 2.5÷60 tấn, các loại xe chạy điện có trọng tải 1÷2 tấn.

Các loại xe nâng hàng, các loại cần trục bánh hơi, các loại xe đẩy tay,… Các loại xe kể trên được sử dụng để vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa vào ra nhà xưởng, trong nội bộ nhà xưởng hoặc giữa các phân xưởng với nhau.

Đường không ray [đường ô tô] trong nhà xưởng thường chia làm ba loại:

Đường chính [là trục tổ hợp chính của nhà xưởng] thường có chiều rộng chung lớn, có lưu lượng người và các phương tiện vận chuyển qua lại lớn, có thể có từ hai làn xe trở lên, được xây dựng kiểu đường một hoặc đường đôi;

 Đường giữa các phân xưởng với chức năng chỉ phục vụ đi lại và vận chuyển nội bộ giữa các xưởng, chiều rộng chung phụ thuộc vào lưu lượng của các phương tiện sử dụng, thông thường là đường một;

Đường phục vụ cứu hỏa được sử dụng cho các nhà xưởng hay có nguy cơ cháy nổ, chúng thường được xây dựng kết hợp với hệ thống đường chung của nhà xưởng.

Khi thiết kế đường ô tô trong các nhà xưởng công nghiệp cần chú ý bảo đảm các yêu cầu sau:

Phục vụ tốt nhất và hợp lý nhất cho dây chuyền công nghệ toàn nhà máy, tức là phải bố trí, sắp xếp đúng với yêu cầu công nghệ nhà xưởng;

Ngắn gọn, không cắt nhau, không trùng lập lộn xộn với hệ thống đường sắt. Tốt nhất nên bố trí các đường không ray song song với các trục ngang dọc của các phân xưởng, song song với đường sắt v. v. .

 Dễ dàng tiếp cận với các phân xưởng, kho tàng trong nhà xưởng.

 Phù hợp với các tiêu chuẩn, quy phạm về thiết kế tổng mặt bằng các nhà xưởng và xây dựng đường ô tô.

Mạng lưới đường ô tô trong nhà xưởng có thể quy hoạch theo ba kiểu:

  • Kiểu cụt : có chung một cổng vào ra, đường cụt cho các nhà xưởng nhỏ
  • Kiểu đường vòng : có một cổng vào ra cho các nhà xưởng vừa và nhỏ
  • Kiểu xuyên qua : có cổng vào ra riêng biệt, thường được sử dụng cho các nhà xưởng lớn và vừa.

Chiều rộng đường là khoảng cách giữa hai chỉ giới xây dựng tùy thuộc chiều rộng lòng đường, cách tổ chức đường đi bộ, trồng cây xanh, giải pháp bố trí đường ống kỹ thuật,… mà có thể xê dịch 10÷40m hoặc lớn hơn, nhưng không thể nhỏ hơn khoảng cách an toàn phòng hỏa, thông gió và chiếu sáng tự nhiên được quy định.

Khi nhà xưởng quá rộng, để giảm thời gian đi lại của công nhân, tùy theo điều kiện cụ thể, dọc theo hai bên tuyến đường chính hoặc phụ trong nhà xưởng cần tổ chức đường cho người đi bộ.

  • Nếu một tuyến thì chiều rộng không được nhỏ hơn 1.5m
  • Nếu hai tuyến cùng chiểu thì chiều rộng đó là 2.5m
  • Khi có hai tuyến ngược chiều : 3.75m

Khoảng cách từ mép đường đến công trình, đường sắt, hàng rào phải lấy theo quy định của TCVN 4514 88 và TCVN 4604 88 [về thiết kế nhà xưởng công nghiệp và cụm công nghiệp].

Tổ chức các phương tiện vận chuyển khác trong nhà xưởng

Ngoài các loại trên, trong thực tế còn dùng cẩu trục, băng chuyền, các loại đường ống khí, nén, thủy lực,… để vận chuyển các vật nặng, cồng kềnh, khối cục nhỏ, hạt nhỏ, hạt dạng bột hoặc chất lỏng,… Vì vậy, khi thiết kế nhà xưởng công nghiệp, người thiết kế cần phải nghiên cứu, sắp xếp bố trí chúng sao cho có thể phù hợp cao nhất các yêu cầu và quy định của giải pháp công nghệ và thiết bị.

Shun Deng – Đơn vi tư vấn thiết kế & xây dựng công trình công nghiệp dân dụng với hơn 10 năm kinh nghiệm. Cùng dàn đội ngũ thiết kế, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho quý khách những công trình mang tính thời đại, vững chắc cùng hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng nhà xưởng công nghiệp thì hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi để tận hưởng những dịch vụ chất lượng nhất.

CÔNG TY TNHH SHUNDENG TECHNOLOGY

Địa chỉ : Số 20 Vsip II, đường số 1, KCN VSIP II, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

Hotline : 0979012177 [Mrs. Thắm] – 0919797750 [Mr. WANG]

Email :

Video liên quan

Chủ Đề