Báo cáo ngành xây dựng năm 2022

{{news.Source}} - {{news.Date | date:'dd/MM/yyyy hh:mm:ss'}}

Bộ Xây dựng khẳng định, trong quý IV, ngành Xây dựng có đà tăng trưởng và phục hồi mạnh mẽ.

Theo báo cáo tổng kết năm 2021 và định hướng năm 2022, Bộ Xây dựng nhìn nhận đợt dịch COVID-19 lần thứ tư đã tác động tiêu cực đến ngành Bất động sản. Hầu hết dự án trên cả nước đều phải dừng xây dựng, thi công vì giãn cách xã hội và đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị.

Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 10, các địa phương dần gỡ bỏ các biện pháp hạn chế, ngành xây dựng cũng ghi nhận sự phục hồi khi giá trị tăng thêm trong quý cuối năm dự kiến tăng 33% so với quý III.

Trong đó, hoạt động xây dựng chuyên dụng ước tăng 51%, xây dựng công trình kỹ thuật dận dụng ước tăng 39%, xây dựng nhà ở các loại ước tăng 25%. Có sự tăng trưởng khá trong quý IV, nhưng do ảnh hưởng các tháng đầu năm nên nhìn chung giá trị tăng thêm ngành xây dựng năm 2021 dự kiến chỉ tương đương so với năm 2020.

Chỉ số giá xây dựng trong năm 2021 ước tăng 3,65% so với năm trước. Trong đó, tác động chính là do sự tăng giá của các vật liệu xây dựng đầu vào như giá thép xây dựng tăng mạnh 30-40%; giá nhựa đường tăng 9-10%; giá xi măng tăng 3-5%...

Bộ Xây dựng cho biết đã có văn bản chỉ đạo thường xuyên theo dõi, kịp thời cập nhập và điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp.

Từ đó, Bộ đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, nhất là từ tăng giá thép để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu thi công. Hiện Bộ Xây dựng đang tiếp tục tổng hợp thông tin báo cáo Thủ tướng, đề xuất giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng.

Tính hình sản xuất kinh doanh của 7 tổng cộng trực thuộc Bộ Xây dựng nhìn chung đều bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch. Doanh thu ước đạt 55.950 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ và chỉ bằng 94% so kế hoạch năm. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 3.793 tỉ đồng, bằng 99% so với cùng kỳ và đủ hoàn thành kế hoạch năm.

Tổng giá trị đầu tư [công ty mẹ] ước đạt 5.498 tỉ đồng, tương đương 82% so kế hoạch năm 2021, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2020.

Về công tác giải ngân đầu tư công, Bộ Xây dựng được hoạch định vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm nay là 671 tỷ đồng và đã hoàn thành giao chi tiết, thông báo kế hoạch đến từng chủ đầu tư.

Giá trị lũy kế giải ngân vốn công đã được phân bổ đến ngày 20/11 trong đợt đầu đạt mức 162,6 tỷ/317,5 tỉ đồng, tương đương tỉ lệ 64,2%. Đợt 2 [được Thủ tướng giao ngày 15/9] đã tiến hành giải ngân 12,7 tỉ/418 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 3,04%.

Bước sang năm 2022, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xây dựng đạt khoảng 4,96-5,56%. Tỉ lệ đô thị hóa toàn quốc vào mức 41,5-42%.

Diện tích nhà ở bình quân cả nước phấn đấu đạt 25,5 m2/người. Tỉ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên 94%.

Về công tác cổ phần hóa, Bộ cho biết sẽ đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp tại 2 tổng công ty là VICEM và HUD. Bộ sẽ thẩm định nội dung phương án sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 đối với LILAMA và COMA87.

Đồng thời, Bộ cũng tiếp tục thực hiện thoái vốn theo lộ trình giai đoạn 2021-2023 tại Tổng công ty Sông Hồng và Tổng công ty Viglacera; chuyển giao quyền đại diện tại Tổng công ty Xây dựng Hà Nội sang SCIC.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, ngành Xây dựng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ để nâng cao về hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung thực hiện 3 khâu đột phá.

Thứ nhất là hoàn hiện thể chế pháp luật về xây dựng để tăng cường công tác quản lý nhà nước đồng thời tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, phân cấp mạnh cho địa phương.

Cụ thể, tập trung lập hồ sơ đề xuất xây dựng một số luật mới bao gồm Luật quản lý phát triển đô thị, Luật cấp thoát nước, Luật quy hoạch đô thị và nông thôn; đề xuất các nội dung sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014...

Thứ hai là tập trung cho công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị. Trong đó nhanh chóng nghiên cứu và đề xuất Luật Quản lý phát triển đô thị, thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030; Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu.

Cuối cùng là đẩy mạnh công tác quản lý phát triển nhà ở và thị trường bất động sản; nhất là tập trung phát triển nhà ở xã hội, nhà cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, tăng cường quản lý đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững.

Chi tiết là triển khai có hiệu quả chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 ngay sau khi được Chính phủ phê duyệt. Tập trung xây dựng chính sách, tháo gỡ khó khăn để phát triển nhà ở xã hội, phân khúc thu nhập thấp và trung bình; khắc phục việc mất cân đối cơ cấu sản phẩm nhà ở.

Đồng thời, bám sát Chương trình phục hồi nền kinh tế giai đoạn 2022-2023 để kịp thời đề xuất các giải pháp phù hợp, tăng cường hợp tác quốc tế và học hỏi kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội của các nước có bối cảnh tương đồng.

Theo dõi việc triển khai Nghị định của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ tại các địa phương để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. Mục tiêu phấn đấu năm 2022 khởi công một số dự án xây dựng lại chung cư cũ, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM.

Số người đang trực tuyến: 27

Tổng số lượng truy cập: 1059170

Bản quyền thuộc về

© Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu Khí [PSI]

Số giấy phép : 78/GP-TTĐT ngày 26/08/2008

[Xây dựng] - “Thắt chặt kỷ cương, kỷ luật công tác, có quyết tâm cao, quyết liệt trong công việc”, “Chủ động, sáng tạo trong tham mưu đề xuất, có tinh thần trách nhiệm cao, nâng cao đạo đức công vụ trong thực thi nhiệm vụ”, “Hoàn thành nhiệm vụ được phân công đúng tiến độ, có chất lượng” - Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đối với các đơn vị trực thuộc Ngành.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith tại Lễ khánh thành và bàn giao công trình Nhà Quốc hội Lào.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ, sự đoàn kết, nỗ lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, trong năm 2021, dù đại dịch Covid - 19 bùng phát trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, song ngành Xây dựng vẫn đạt kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.

Các đơn vị ký kết giao ước thi đua tại lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt với sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Công đoàn Xây dựng Việt Nam.

Dưới đây là một số thành quả của ngành Xây dựng trong năm 2021:

Chung tay phòng, chống dịch Covid - 19, tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân

Ngay từ đầu năm, Bộ đã ban hành Hướng dẫn xây dựng bệnh viện dã chiến phòng, chống dịch Covid -19 [tại Quyết định số 212/QĐ-BXD]. Hướng dẫn ngay lập tức được các địa phương ứng dụng hiệu quả trong triển khai xây dựng các bệnh viện dã chiến trên địa bàn, khi đợt bùng phát dịch Covid - 19 lần thứ tư diễn ra trên diện rộng. Đại diện các địa phương cho biết, Hướng dẫn có thể tham khảo và áp dụng cho các dịch bệnh truyền nhiễm khác [nếu có].

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng khẩn trương thành lập Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của Bộ, do Thứ trưởng Lê Quang Hùng là Tổ trưởng.

Tổ công tác đặc biệt tích cực hỗ trợ các địa phương có dịch bùng phát mạnh như TP.HCM, các tỉnh phía Nam, Hà Nội và một số địa phương khác trong nhiều nhiệm vụ, như kiểm tra, hướng dẫn xây dựng bệnh viện dã chiến, thiết lập các khu cách ly tập trung; duy trì hoạt động cung ứng tiện ích hạ tầng cho người dân trong vùng dịch [gồm dịch vụ cấp thoát nước, thu gom, xử lý rác thải, dịch vụ hỏa táng...]; đảm bảo duy trì hoạt động đầu tư xây dựng trong vùng dịch…

Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch Covid - 19 của Bộ Xây dựng tích cực hỗ trợ các địa phương có dịch bùng phát mạnh ở nhiều nhiệm vụ.

Trong năm, Bộ Xây dựng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương trong công tác phòng chống, dịch trên công trường xây dựng. Gần đây nhất, Bộ ban hành “Hướng dẫn tạm thời hoạt động thi công xây dựng đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid -19”.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV và thiết thực gỡ khó cho DN và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Bộ đã rà soát khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của pháp luật về dự án/gói thầu/công trình khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công và đề xuất một số giải pháp gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế…

Trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Xây dựng đã đề xuất gói hỗ trợ 15.000 tỷ đồng cho các đối tượng chính sách được vay ưu đãi để mua, thuê mua hoặc xây dựng, cải tạo sửa chữa nhà ở theo quy định; kiến nghị hỗ trợ cấp bù lãi suất cho chủ đầu tư phát triển NƠXH [gồm chủ đầu tư nhà ở cho công nhân KCN], chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại...

Bộ đề xuất giảm 50% mức thu, nộp lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế cơ sở, phí thẩm định thiết kế xây dựng, thẩm định dự toán xây dựng...

Tại lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt với chủ đề “Ngành Xây dựng đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, ngày 10/9/2021, một lần nữa, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị chỉ đạo các đơn vị: Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác; đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…

Duy trì tốc độ tăng trưởng

Năm 2021, Ngành Xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng. Hầu hết các chỉ tiêu quản lý Ngành đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, so với năm 2020, giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng là 0,2 - 0,5%; diện tích nhà ở bình quân cả nước ước đạt 25 m2/người; tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc năm 2021 ước đạt 40,5%; tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung ước đạt 92%, tăng 2%; tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm còn 17,2%, giảm 0,8%; tỷ lệ tổng lượng nước thải được thu gom và xử lý 15%, tăng 1%...

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá kết quả tích cực ngành Xây dựng đạt: “Ngành Xây dựng - một trong những ngành sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của nền kinh tế, đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước trong năm 2021”.

Hoàn thiện thể chế chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính

Xác định hoàn thiện thể chế, chính sách là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược của Ngành, ngay từ đầu năm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị tập trung, đầu tư các nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn hiện thể chế.

Bộ đã trình và được Chính phủ ban hành 8 Nghị định; trình và được Thủ tướng Chính phủ ban hành 7 Quyết định và 1 Chỉ thị; Bộ ban hành theo thẩm quyền 15 thông tư liên quan tới các lĩnh vực như quy hoạch, quản lý phát triển đô thị, chất lượng công trình, VLXD…

Thông qua đó, Bộ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ các khó khăn, bất cập trong thực tiễn, góp phần khơi thông nguồn lực phát triển cho các ngành và địa phương; tạo sự chủ động cho người quyết định đầu tư, chủ đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng…

Với tinh thần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong công tác cải cách hành chính, Bộ chú trọng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở đó, mạnh dạn cắt giảm, bãi bỏ, đơn giản hóa nhiều quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Điển hình, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Bộ đã bãi bỏ 3 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện [tương ứng với 16 điều kiện đầu tư kinh doanh]; cắt giảm, đơn giản hóa 59/172 điều kiện đầu tư kinh doanh đối với 9 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện [đạt 34,3%] trong lĩnh vực hoạt động xây dựng, VLXD; cắt giảm, đơn giản hóa 14 thủ tục hành chính…

Mới đây nhất, ngày 22/11/2021, theo tờ trình của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ trong năm 2021 và năm 2022. Theo đó, Bộ Xây dựng tiếp tục sửa đổi, bổ sung 6 Nghị định để cắt giảm, đơn giản hóa 1 điều kiện đầu tư kinh doanh, 41 thủ tục hành chính… Phương án này khi thực hiện thành công sẽ tạo ra các hỗ trợ thực chất nhất cho DN, tạo sự đột phá trong nâng cao chỉ số cấp phép xây dựng của Ngành năm 2021 - 2022.

Quản lý quy hoạch, kiến trúc, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật hiệu quả

Năm 2021, công tác quản lý quy hoạch - kiến trúc và quản lý phát triển đô thị, quản lý hạ tầng kỹ thuật tiếp tục được Bộ Xây dựng thực hiện hiệu quả. Bộ Xây dựng đã góp ý có chất lượng cho nhiều quy hoạch ngành quốc gia, nhiệm vụ các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành có liên quan.

Bộ đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030; phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu, xây dựng, trình Bộ Chính trị Đề án Đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là Đề án có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nền tảng, cơ sở để phát triển đô thị bền vững trong thời gian tới.

Về quy hoạch xây dựng, Bộ đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 7 nhiệm vụ, 3 đồ án và 6 nội dung quy hoạch; tổ chức thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ 5 nhiệm vụ và 3 đồ án quy hoạch; tham gia ý kiến thẩm định theo yêu cầu của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương liên quan đến lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc. Về quy hoạch xây dựng nông thôn, Bộ tổng kết Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017 - 2020.

Về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, Bộ đã thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đồ án Điều chỉnh cục bộ quy hoạch cấp nước vùng ĐBSCL; Điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội; Thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM, quy hoạch xử lý chất thải rắn TP.HCM…

Bộ đồng thời tham gia ý kiến cho nhiều đồ án quy hoạch khác như quy hoạch mạng lưới đường bộ; quy hoạch mạng lưới đường sắt; quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; quy hoạch tổng hợp lưu vực sông…

Trong công tác quản lý phát triển đô thị, Bộ tập trung chỉ đạo triển khai nhiều chiến lược, chương trình, kế hoạch quan trọng như Chiến lược phát triển đô thị quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030; Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030…

Quản lý đầu tư xây dựng - chuyển biến quan trọng

Năm 2021, chỉ số giá xây dựng tăng 4,34% so với cùng kỳ năm 2020. Một trong những nguyên nhân là do giá thép xây dựng tăng 30 - 40%. Trước diễn biến phức tạp của thị trường VLXD, Bộ chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành theo dõi, bám sát giá VLXD, đặc biệt là giá thép xây dựng, kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp; các cơ quan liên quan đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 và biến động giá VLXD kịp thời đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn.

Bộ thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình xây dựng, nhất là các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường của các chủ thể trong các khâu khảo sát, thiết kế, thi công..., góp phần hạn chế thất thoát lãng phí, kịp thời ngăn ngừa các rủi ro về chất lượng và an toàn công trình.

Kiểm soát chặt thị trường BĐS

Nhận định thị trường BĐS tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngay từ đầu năm, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chủ động theo dõi, bám sát diễn biến thị trường, kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng.

Bộ đề xuất với Chính phủ và chủ động thực hiện cải cách thủ tục đầu tư, tháo bỏ rào cản, vướng mắc, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển… Điển hình, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Đề xuất với Chính phủ gói tín dụng thực hiện chính sách NƠXH trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Mới đây nhất, Bộ đã trình và được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [tại Quyết định 2161/QĐ-TTg, ngày 24/12/2021 được phê duyệt]. Chiến lược đề ra các nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhà ở như hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch, phát triển quỹ đất; nâng cao năng lực phát triển nhà ở theo dự án; phát triển thị trường BĐS…

Bộ trưởng đến thăm nhà ở công nhân.

Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện chương trình phát triển nhà ở trọng điểm như Chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; Chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn; Chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt; Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL giai đoạn 2018 - 2025; Phát triển NƠXH dành cho công nhân KCN và người thu nhập thấp tại khu vực đô thị...

Vật liệu xây dựng tăng trưởng

Cũng trong năm 2021, Bộ Xây dựng tập trung triển khai các chiến lược, Đề án, chương trình phát triển VLXD, nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, như Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án An ninh kinh tế trong lĩnh vực VLXD; Đề án nghiên cứu phát triển VLXD phục vụ các công trình ven biển và hải đảo đến 2025; Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong các công trình xây dựng…

Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030; ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 04/2021/TT-BXD hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản VLXD... Theo thống kê, sản xuất xi măng tiếp tục đứng đầu ASEAN và nằm trong Top 10 của thế giới. Tổng sản lượng xi măng tiêu thụ ước đạt khoảng 105,6 triệu tấn, tăng 2%. Kính xây dựng 186 triệu m2, tăng 24% so với cùng kỳ. Sứ vệ sinh khoảng 16 triệu sản phẩm, tăng khoảng 7%...

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Bộ Xây dựng đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động, sáng tạo, hiệu quả trong tổ chức thực hiện, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhưng phải chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí.

Hiệu quả nhất là giải ngân vốn đầu tư công tại Dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội Lào. Công trình có tổng vốn đầu tư xây dựng gần 112 triệu USD, do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư, là quà tặng có giá trị cao nhất mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào.

Sau 38 tháng thi công, ngày 08/8/2021, công trình chính thức được nghiệm thu hoàn thành và bàn giao cho đơn vị sử dụng là Quốc hội Lào.

Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhận định: Nhà Quốc hội Lào là tòa nhà 4 “nhất”: “Hiện đại nhất, hài hòa bản sắc dân tộc nhất, vững chắc nhất, đầu tư lớn nhất". Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận định: Nhà Quốc hội Lào sẽ luôn là một biểu tượng bền vững của tình cảm đoàn kết đặc biệt, gắn bó keo sơn giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước.

Bên cạnh các thành quả nổi bật nói trên, trong năm 2021, Bộ Xây dựng cũng thực hiện đúng tiến độ, chất lượng tốt một số nhiệm vụ khác như quản lý DN Nhà nước, tái cơ cấu, cổ phần hóa DN; phát triển khoa học công nghệ; hợp tác hội nhập quốc tế; Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số; thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng…

Với những nỗ lực nói trên, ngành Xây dựng đã và đang thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Năm 2021, tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu đô thị so với diện tích đất xây dựng tại các đô thị trên cả nước đạt khoảng 53%. Trong đó, tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu đô thị tại 2 đô thị đặc biệt là TP Hà Nội, TP.HCM và 19 đô thị loại I đạt khoảng 80 - 90%; tại các đô thị loại II, III, IV đạt khoảng 40 - 50%.

Tại các thành phố, thị xã, thị trấn trong cả nước, tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%; quy hoạch phân khu đạt khoảng 78%; quy hoạch chi tiết đạt khoảng 39% so với diện tích đất xây dựng đô thị.

Tỷ lệ số xã có quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cả nước đạt khoảng 100%.

Link gốc:

Video liên quan

Chủ Đề