Báo cao thực hiện chính sách cử tuyển

QUY ĐỊNH RÕ VỀ CHÍNH SÁCH CỬ TUYỂN KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG KHÔNG BỐ TRÍ ĐƯỢC VIỆC LÀM SAU CỬ TUYỂN

25/02/2019 16:43

Nghe báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Giáo dục [sửa đổi] tại phiên họp thứ 31, thảo luận về một trong những nội dung trọng tâm lấy ý kiến là chính sách cử tuyển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cần tiếp tục có chính sách cử tuyển nhưng cần tăng cường quản lý, quy định chặt chẽ khắc phục tình trạng sinh viên cử tuyển về không bố trí được việc làm.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoPhùng Xuân Nhạ báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Giáo dục [sửa đổi]

Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Giáo dục [sửa đổi], Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoPhùng Xuân Nhạ cho biết, về chính sách cử tuyển có 3 nhóm ý kiến. Một là, đa số các ý kiến nhất trí với quy định tại Điều 84 của dự thảo Luật nhằm thu hẹp đối tượng cử tuyển để khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành. Hai là, một số ý kiến đề nghị dự thảo Luật cần mở rộng đối tượng cử tuyển gồm học sinh các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ba là, cũng có một số ý kiến cho rằng, không đồng ý quy định về chế độ cử tuyển. Trên cơ sở đó, Chính phủ đồng ý với đa số ý kiến của Nhân dân như nhóm ý kiến thứ nhất.

Báo cáo ý kiến của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng về kết quả lấy ý kiến Nhân dân tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình cho biết:về cơ bản, Thường trực Ủy ban nhất trí với quan điểm của Nhân dân và sự tiếp thu của Chính phủ về việc bổ sung đối tượng cử tuyển đối với học sinh các dân tộc thiểu số rất ít người; học sinh dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; điều chỉnh từ phân công sang ưu tiên tuyển dụng để phù hợp với quy định của Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức và nhấn mạnh việc bảo đảm chất lượng đầu ra sau đào tạo, để chính sách được thực hiện đúng mục tiêu, có hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của từng địa bàn, địa phương. Tuy nhiên, Chính phủ cần có những quy định chặt chẽ, phân công phân cấp rõ trách nhiệm để chính sách cử tuyển được triển khai thực hiện bảo đảm đúng đối tượng, hiệu quả.

Thảo luận về nội dung này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng cần quy định theo hướng thu hẹp phạm vi đối tượng và địa bàn, còn cụ thể thì do Chính phủ quy định.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằngsinh viên cử tuyển cần có chế độ tuyển dụng đặc thù

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến bày tỏ chưa đồng tình với ý kiến đề xuất điều chỉnh từ phân công ưu tiên tuyển dụng để phù hợp với quy định của Luật Cán bộ, công chức, viên chức nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra và thực hiện được mục tiêu. Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, đối với sinh viên cử tuyển đề nghị có chế độ tuyển dụng đặc thù. Các địa phương bố trí cử đi thì về phải bố trí, chứ không phải ưu tiên, gắn với việc đã cử tuyển thì khi sinh viên tốt nghiệp địa phương phải có trách nhiệm bố trí công việc. Có như vậy mới thực hiện được chính sách này. Bởi thực tế hiện nay, sinh viên cử tuyển mới 40% bố trí được việc làm, còn lại chưa tìm được việc làm.

Trước ý kiến một số nơi băn khoăn nếu thu hẹp phạm vi cử tuyển thì liệu sau này có cán bộ dân tộc thiểu số ở các nơi đặc biệt khó khăn không, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu rõ, điều này không ảnh hưởng vì học sinh dân tộc thiểu số và học sinh những địa bàn đặc biệt khó khăn có chính sách bán trú, nội trú, vào dự bị đại học, khi thi đại học được cộng điểm ưu tiên. Ngoài ra, chính sách cử tuyển là không cần biết điểm, cử đinên giờ chính sách cao nhất của cử tuyển là thu hẹp phạm vi đối tượng và địa bàn, Chính phủ quy định cụ thể và gắn với việc đã đào tạo tốt nghiệp trung học, đại học ra là học sinh cử tuyển là phải bố trí về địa phương đó, như thế thực hiện đúng tinh thần đổi mới trong chế độ cử tuyển này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị nếu quy định thu hẹp đối tượng cử tuyển thì cần làm rõ thu hẹp như thế nào

Cùng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng phải có chính sách cử tuyển, tuy nhiên, nếu quy định là thu hẹp đối tượng cử tuyển thì phải làm rõ thu hẹp như thế nào; đồng thời lưu ý đối với những khu vực đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn phải có chính sách cử tuyển và quy định về cử tuyển lần này phải rõ, học xong về phải được phân công công tác tránh tình trạng về bố trí công việc rất khó khăn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng cần có chính sách cử tuyển nhưng phải kèm theo những điều kiện cụ thể vào trong luật. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, lâu nay chúng ta thực hiện chính sách cử tuyển không thực hiện theo đúng mục đích đề ra từ đầu là do chúng ta chưa có tiêu chuẩn, chưa có điều kiện, chưa quy định trách nhiệm của từng cấp, từng ngành. Do đó, lần này quy định cử tuyển nhưng khoanh lại đối với vùng cao, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phải có trách nhiệm sau khi học về phải làm tại đó.

Làm rõ vấn đề này trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, tới đây Luật quy định định hướng, sau này quy định rất rõ trách nhiệm của các trường sư phạm, quản thật chặt đầu vào và có định hướng đặt hàng với một số lượng để cơ bản đáp ứng được nhu cầu về biên chế giáo viên trường công và nhu cầu giáo viên trường tư thục để có số lượng đào tạo phù hợp. Luật sẽ quy định hướng, sau này sẽ điều hành để đảm bảo không thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Cùng với đó, Chính phủ tới đây sẽ tăng cường quản lý việc thực hiện chính sách cử tuyển như các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu.

Bảo Yến

Các địa phương trong tỉnh đã sắp xếp, bố trí việc làm cho 32 sinh viên sau khi tốt nghiệp bảo đảm phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Theo đồng chí Nguyễn Thái Nam, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, từ thực tế tại địa phương cho thấy, cử tuyển là một chính sách đúng đắn, thể hiện sự quan tâm thiết thực của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS. Qua đó, tạo điều kiện cho học sinh các DTTS có thể học đại học, cao đẳng... và trở về phục vụ quê hương, góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS.

Cũng như tỉnh Thái Nguyên, thời gian qua, nhìn chung các địa phương trên cả nước đã thực hiện khá hiệu quả chính sách cử tuyển.Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT], tính đến nay, 53/53 DTTS đều đã có học sinh, sinh viên cử tuyển. Một số DTTS trước đây rất khó khăn về nguồn tuyển sinh cử tuyển như dân tộc Co, Mảng, Rơ Măm, Cơ Lao, Giẻ Triêng, Cống, Pà Thẻn, Lô Lô, La Hủ, Brâu, Lự, nay đã có người học cử tuyển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách cử tuyển cũng còn không ít vướng mắc, bất cập. Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy rằng, bất cập lớn nhất trong triển khai chính sách cử tuyển theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP và Nghị định số 49/2015/NĐ-CP là việc cử tuyển còn dàn trải, chưa tập trung vào những địa bàn, dân tộc thực sự khó khăn, cần ưu tiên; học sinh người dân tộc Kinh ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn cũng thuộc đối tượng được cử tuyển, từ đó gây khó khăn cho công tác bố trí, sắp xếp việc làm sau khi sinh viên cử tuyển tốt nghiệp, hiệu quả của chính sách vì thế chưa thực sự rõ nét. Bên cạnh đó, chất lượng đầu vào của học sinh cử tuyển còn thấp do chất lượng giáo dục phổ thông ở các địa bàn khó khăn còn hạn chế và quy định về tiêu chuẩn để được đi học cử tuyển cũng còn thấp...

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lê Thị Thanh Nhàn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc [Bộ GD&ĐT] cho biết, nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cử tuyển, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 8-12-2020 quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên DTTS, có hiệu lực thi hành từ ngày 23-1-2021. Nghị định này có những quy định chặt chẽ nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập nói trên. Cụ thể, nghị định đã thu hẹp đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển, tránh tình trạng cử tuyển tràn lan khi quy định đối tượng cử tuyển chỉ gồm “người DTTS rất ít người; người DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS”. Về tiêu chuẩn hạnh kiểm, học lực, nghị định nêu rõ: Với người học được cử tuyển vào cao đẳng, xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học THPT đạt loại tốt, xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên; với người học được cử tuyển vào trung cấp, xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học cuối đạt loại khá trở lên, xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên. Riêng người học được cử tuyển vào đại học phải xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học THPT đạt loại tốt; xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên. Các tiêu chuẩn này nhìn chung đã được nâng cao hơn so với quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP...

Triển khai thực hiện tốt Nghị định số 141/2020/NĐ-CP sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách cử tuyển. Ngoài ra, để hạn chế bất cập, nhiều ý kiến cho rằng cần gắn trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chính sách cử tuyển.

PHƯƠNG HIỀN

Video liên quan

Chủ Đề