Bảo lưu kết quả học tập được bảo lâu

Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08, sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

- Được điều động vào lực lượng vũ trang;

- Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia để tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;

- Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài và có chứng nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền;

- Vì lý do cá nhân khác nhưng đã học tối thiểu 01 học kỳ và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc kỷ luật.

Lưu ý:

- Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân sẽ được tính vào thời gian học chính thức.

- Điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập được quy định cụ thể tại quy chế của cơ sở đào tạo.

Sinh viên được bảo lưu kết quả học tập khi nào? [Ảnh minh họa]
 

Thủ tục xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập của sinh viên đại học sẽ do nhà trường tự quy định. 

Để thuận tiện nhất, sinh viên nên đến phòng quản lý đào tạo để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể trước, sau đó mới chuẩn bị hồ sơ bảo lưu kết quả học tập theo hướng dẫn và nộp cho cán bộ quản lý.

Thông thường, để xin nghỉ học tạm thời vầ bảo lưu kết quả học tập, sinh viên phải chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Đơn xin nghỉ học tạm thời;

- Biên lai nộp học phí [đối với sinh viên học 01 học kỳ] hoặc xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính trong thời gian học tập tại trường;

- Các giấy tờ minh chứng lý do xin nghỉ như: Giấy xác nhận bệnh viện, Giấy điều động vào lực lượng vũ trang...

Chuẩn bị xong hồ sơ xin bảo lưu kết quả học tập, sinh viên đợi nhà trường xem xét và ra quyết định bảo lưu.
 

3. Điều kiện để sinh viên chuyển ngành, chuyển trường 

Việc chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học được quy định tại Điều 16 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08 như sau:

Điều kiện chuyển ngành, nơi học trong cùng một trường

Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác hoặc một phân hiệu khác hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện sau:

- Không đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc cuối khóa;

- Không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập hoàn thành khóa học;

- Sinh viên đạt đủ điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính hoặc phân hiệu trong cùng khóa tuyển sinh;

- Cơ sở đào tạo, trụ sở chính hoặc phân hiệu có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng và chưa vượt quá năng lực đào tạo với chương trình, ngành đào tạo đó ;

- Được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu [nơi chuyển đi và chuyến đến] và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.

Điều kiện chuyển trường

Sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:

- Không đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập hoàn thành khóa học;

- Sinh viên đạt đủ điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;

- Nơi chuyển đến có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục;

- Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.

Ngoài ra, sinh viên còn được xem xét chuyển từ đào tạo chính quy sang hình thức đào tạo vừa làm vừa học hoặc đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo nếu còn đủ thời gian học tập theo quy định đối với hình thức chuyển đến.

Điều kiện, thủ tục chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo hoặc chuyển hình thức học sẽ do cơ sở đào tạo quy định.

Nếu có thắc mắc về điều kiện bảo lưu kết quả học tập, điều kiện chuyển trường, chuyển ngành của sinh viên đại học, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Sinh viên thi rớt, học lại: Khi nào bị hạ bằng?

04 trường hợp sinh viên được bảo lưu kết quả học tập

Theo đó, sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

[1] Được điều động vào lực lượng vũ trang;

[2] Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế; [Nội dung mới bổ sung]

[3] Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;

[4] Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.

- Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.

Cụ thể, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.

- Sinh viên xin thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật. Những sinh viên này muốn quay trở lại học phải dự tuyển đầu vào như những thí sinh khác.

- Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét nghỉ học tạm thời, tiếp nhận trở lại học và cho thôi học; việc bảo lưu và công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên xin thôi học.

Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/5/2021.

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Hỏi: Em muốn bảo lưu kết quả học tập cần những điều kiện gì? Thời gian bảo lưu tối đa cho phép là bao lâu? Sau khi hết thời gian bảo lưu, thủ tục nhập học lại là gì?

Trả lời:

1] Điều kiện bảo lưu kết quả học tập:

Ngoài 2 lý do bảo lưu kết quả học tập do thi hành nghĩa vụ quân sự và sức khoẻ, sinh viên bảo lưu kết quả học tập vì lý do khác, phải thoả 2 điều kiện sau:

-Phải học ít nhất 01 học kỳ tại trường.

Bạn đang xem: Bảo lưu kết quả học tập được bao lâu

-Đạt điểm trung bình tích lũy từ 5,0 trở lên.

Thời gian tạm dừng do bảo lưu kết quả học tập được tính vào tổng thời gian được học của sinh viên tại trường.

2] Thời gian bảo lưu tối đa:

-Đối với sinh viên ĐHCQ, thời gian bảo lưu kết quả học tập tối đa là 2 [hai] năm.

-Đối với sinh viên Liên thông ĐHCQ và Văn bằng 2 ĐHCQ, thời gian bảo lưu kết quả học tập tối đa là 1 [một] năm.

3] Thủ tục nhập học lại sau khi hết thời gian bảo lưu kết quả học tập:

Sau khi hết thời gian bảo lưu kết quả học tập, sinh viên làm thủ tục nhập học lại, cần có các hồ sơ sau:

-Bản photo quyết định bảo lưu kết quả học tập.

-Trường hợp bảo lưu kết quả học tập do sức khoẻ cần có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ theo học và do thi hành nghĩa vụ quân sự phải có bản sao quyết định xuất ngũ.

Hỏi: Sinh viên thuộc diện ngừng học và thôi học khi rơi vào trường hợp nào?

Trả lời:

1] Sinh viên thuộc diện ngừng học khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

-Có số tín chỉ tích lũy đến học kỳ thứ 3 dưới 30 tín chỉ và học kỳ thứ 7 dưới 70 tín chỉ.

Xem thêm:

-Có điểm trung bình tích lũy đạt dưới 5,0 khi xét xử lý học vụ sau khi kết thúc học kỳ thứ 3 và học kỳ thứ 7.

-Có kết quả đánh giá rèn luyện sinh viên theo năm học đạt loại kém.

-Vi phạm quy định và bị xỷ lý kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 1 [một] năm. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật: khi nộp đơn xin học lại, sinh viên phải làm bản kiểm điểm có xác nhận của địa phương nơi thường trú về việc chấp hành tốt các quy định tại địa phương trong thời gian bị kỷ luật.

2] Sinh viên thuộc diện thôi học khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

-Có điểm trung bình tích lũy đạt dưới 3,0 sau học kỳ thứ 3 và dưới 4,0 sau học kỳ thứ 7.

-Bị ngừng học 2 [hai] năm liên tiếp do kết quả học tập hoặc do kết quả đánh giá rèn luyện sinh viên.

-Vi phạm quy định và bị xỷ lý kỷ luật ở mức buộc thôi học.

Hỏi: Trường hợp sinh viên thuộc diện thôi học do không hoàn thành chương trình đào tạo có nhu cầu chuyển sang học tại theo hình thức Vừa làm vừa học [tại chức], em cần làm những thủ tục gì?

Trả lời:

Sinh viên thuộc diện này cần làm các thủ tục sau:

-Sau 2 [hai] ngày làm việc, sinh viên nhận lại đơn đã xác nhận tại phòng Quản lý đào tạo – Công tác sinh viên và làm hồ sơ nhập học theo quy định của phòng Quản lý đào tạo Tại chức [phòng A 0.10, số 59C Nguyễn Đình Chiểu, quận 3].

Ghi chú: sinh viên thuộc diện thôi học do vi phạm kỷ luật không được xét chuyển sang hình thức Vừa làm vừa học.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:17/12/2019

 Bảo lưu kết quả  Sinh viên

 Trường hợp gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì sinh viên theo học theo niên chế tín chỉ được bảo lưu kết quả học tập tối đa bao nhiêu học kỳ ạ? Mong sớm nhận phản hồi.

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • [ảnh minh họa]

  • Tại Khoản 1 Điều 15 Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT, có quy đinh về các trường học sinh viên được bảo lưu kết quả học tập như sau:

    a] Được điều động vào các lực lượng vũ trang;

    b] Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế;

    c] Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy chế này và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này.Và tại khoản 3 Điều 6 có quy định:

    Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với 2 học kỳ đối với các khóa học dưới 3 năm; 4 học kỳ đối với các khóa học từ 3 đến dưới 5 năm; 6 học kỳ đối với các khóa học từ 5 đến 6 năm.

    => Như vậy, thời gian bảo lưu kết quả học tập của sinh viên luật không có quy định cụ thể là bao lâu, nhưng cả thời gian bảo lưu và cả thời gian học của sinh viên phải đảm bảo theo quy định nêu trên.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.


Video liên quan

Chủ Đề